Hiệu quả kinh tế của cây ném đối với nông hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình sản xuất cây ném trong tái cơ cấu cây trồng vùng cát ven biển phía bắc tỉnh thừa thiên huế (Trang 62 - 68)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.2.2. Hiệu quả kinh tế của cây ném đối với nông hộ

3.2.2.1. Chi phắ đầu tư cho hoạt động sản xuất ném thuần của nông hộ nghiên cứu

Ném là loại cây trồng có chi phắ sản xuất thấp, trong đó chi phắ đầu tư chủ yếu và chiếm tỷ lệ lớn là phân bón, giống, thuốc bảo vệ thực vật. Trong năm những năm qua hầu hết các hộ sản xuất đều sử dụng giống bản địa, ném củ sau khi thu hoạch chủ yếu được giữ lại để làm giống cho vụ mùa sau. Tuy nhiên, do địa hình đất chủ yếu là cát nên không có lượng nước cần thiết nên bà con thu hoạch sớm từ tháng 3 đến tháng 4. Đó là nguyên nhân gây thiếu giống cho những hộ thu hoạch muộn, nhưng phần lớn bà con mua giống ở những hộ trên địa bàn mình sinh sống.

Quá trình nghiên cứu cho thấy hoạt động sản xuất ném được đầu tư khá đơn giản về công chăm sóc và khâu kĩ thuật, nhìn chung phân bón đầu tư khá cao: về phân bón vô cơ từ 17-20 tạ/ha, còn phân hữu cơ chủ yếu là phân chuồng 140 Ờ 160 tạ/ha, thuốc diệt cỏ dùng khoảng 20-35 chai/ha tùy thuộc vào trồng ném xem hay trồng thuần. Bình quân mỗi nông hộ trồng ném phải bỏ ra tổng chi phắ là 127,76 triệu đồng/ha, trong đó chi phắ trung gian là 114,27 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, chi phắ phải bỏ ra trực tiếp chủ yếu là phân bón vô cơ và dịch vụ làm đất mỗi ha khoảng 20 -22 triệu đồng. Các khoảng chi khác được tắnh toán với nguồn chi lớn như giống nhưng đây là khoản chi gia đình tự lo nên phần chi này được coi là những khoản thu của hộ.

Tại xã Điền Môn, tại nhóm hộ nghèo thì mỗi nông hộ phải bỏ ra 126,92 triệu đồng tiền đầu tư cho mỗi ha sản xuất ném, trong đó chi phắ trung gian là 113,67 triệu đồng/ha. Chi phắ cao nhất là ném giống, mất khoảng 75,23 triệu đồng đầu tư cho mỗi ha ném, Phân chuồng đầu tư khoảng 14,09 triệu đồng/ha và phân NPK là 7,62 triệu đồng/ha, Tiền công lao động cho mỗi ha ném là 13,25 triệu đồng. Do vậy tổng chi phắ để đầu cho mỗi ha ném ở đây là 127,82 triệu đồng.

Tại nhóm hộ không nghèo ở xã Điền Môn thì có tổng chi phắ cho mỗi ha ném là 129,37 triệu đồng/ha, cao nhất trong các nhóm và chi phắ trung gian là 115,63 triệu đồng/ha. Với việc lựa chọn chất lượng giống kĩ càng cũng như nguồn đầu vào rõ ràng nên chi phắ mua giống bỏ ra cao hơn so với các nhóm còn lại từ 0,54 triệu đồng đến 1,48 triệu đồng/ha. Lượng phân chuồng và NPK để bón cho cây ném cũng cao hơn so với các nhóm còn lại nên chi phắ phải bỏ ra cho 2 loại này là 14,15 triệu đồng/ha với phân chuồng và 7,68 triệu đồng/ha phân NPK. Với việc chăm sóc tỉ mỉ và đều đặn nên số công lao động phải bỏ ra cũng nhiều hơn, do vậy chi phắ cho lao động là 13,74 triệu đồng/ha. Đây là nhóm bỏ ra chi phắ cho các nguồn đầu vào nhiều nhất.

Bảng 3.11. Tình hình đầu tư của các hộ sản xuất ném tại địa bàn nghiên cứu tắnh trên 1 ha sản xuất ném

ĐVT: Triệu đồng/ha

Địa điểm

Chi phắ

Xã Điền Môn Xã Quảng Lợi

BQC Hộ nghèo Hộ không nghèo Hộ nghèo Hộ không nghèo

1.Chi phắ trung gian (IC) 113,67 115,63 112,55 115,24 114,26

1.1 Ném giống 75,23 76,19 74,71 75,65 75,44 1.2 Làm đất 6,4 6,29 6,33 6,37 6,35 1.3 Lân 3,09 3,14 2,96 3,12 3,08 1.4 NPK 7,62 7,69 7,76 7,78 7,71 1.6 Đạm 1,73 1,78 1,64 1,85 1,76 1.5 Vôi 0,42 0,57 0,41 0,4 0,45 1.6. Thuốc BVTV 1,08 1,63 1,07 1,52 1,32 1.7. Rơm 4,01 4,19 3,94 4,13 4,07 1.8. Phân chuồng 14,09 14,15 13,73 14,42 14,09

2. Chi phắ cho lao động gia đình 13,25 13,74 13,38 13,58 13,49

3. Tổng chi phắ (TC) 126,92 129,37 125,93 128,82 127,76

Đối với nhóm hộ nghèo tại xã Quảng Lợi thì tổng chi phắ bỏ ra là thấp nhất trong các nhóm, tổng chi phắ để sản xuất 1 ha ném là 125,93 triệu đồng, trong đó chi phắ trung gian là 112,55 triệu đồng, xấp xỉ gần bằng số chi phắ phải bỏ ra sản xuất so với nhóm hộ nghèo xã Điền Môn. Việc lựa chọn giống không được chú trọng nhiều nên số tiền mua giống phải bỏ ra ở nhóm này là 74,71 triệu đồng/ha. Chi phắ cho phân chuồng; NPK; làm đất lần lượt là 13,73; 7,76 và 6,33 triệu đồng/ha. Chi phắ cho lao động là 13,38 triệu đồng/ha.

Đối với nhóm hộ không nghèo ở xã Quảng Lợi thì việc đầu tư cho mỗi ha sản xuất ném không có chênh lệch nhiều so với nhóm hộ không nghèo tại xã Điền Môn. Trung bình để đầu tư cho mỗi ha sản xuất ném thì nông hộ cần bỏ ra 128,82 triệu đồng, trong đó chi phắ trung gian là 115,24 triệu đồng/ha. Số tiền đầu tư về mua giống là nhiều nhất với 75,65 triệu đồng; phân chuồng là 14,42 triệu đồng; phân NPK là 7,78 triệu đồng/ha. Chi công lao động là 13,58 triệu đồng/ha/năm.

Hiện nay, đối với những nông hộ sản xuất ném nói riêng và các hộ sản xuất nông nghiệp nói chung tại các vùng nông thôn thì họ thường xuyên không tắnh công lao động gia đình, phân chuồng, rơm, hay làm đất vào quá trình hoạch toán kinh tế sản xuất do những loại đầu vào này thường được nông hộ xem là tận dụng, đặc biệt là đối với những hộ nghèo. Do vậy lợi nhuận mà họ tắnh thu về được thường cao hơn so với thực tế. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất nông nghiệp do lao động tham gia bao gồm nhiều loại thanh phần khác nhau như người ngoài độ tuổi lao động hay chưa tới độ tuổi lao động nên việc tắnh toán công lao động thường gặp nhiều khó khăn.

Việc sản xuất ném đầu tư phân bón như phân chuồng, lân, đạm, NPK, vôi,Ầ Ném dễ bị mắc bệnh mà hiện nay một số loại bệnh về ném chưa có thuốc chữa trị hiệu quả và người dân tốn rất nhiều công cho việc chăm sóc đặc biệt là nhổ cỏ, nên bà con ở đây sử dụng thuốc diệt cỏ cho ném. Nguồn cung cấp đầu vào cho hoạt động chăm sóc cây ném chủ yếu là các hợp tác xã đóng tại địa bàn, các cở sở kinh doanh, các cá thể ở địa phương và vùng lân cận (số lượng các cửa hàng bán lẻ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không nhiều từ 2-3 của hàng, rải rác ở các thôn của mỗi xã). Vì vậy việc cung ứng phân bón cho sản xuất ném của bà con khá thuận lợi. Bà con có thể mua chịu hoặc mua trả góp qua sổ nợ tại cửa hàng bán lẻ, hay thông qua sổ hợp đồng kinh tế tại 2 hợp tác xã này. Tuy nhiên, giá mua tại các cơ sở kinh doanh các thể cao hơn giá cả thị trường do nông hộ thường mua nợ và chỉ trả cho đến khi bán được ném.

Trung bình đầu tư cho mỗi ha sản xuất ném thì nông hộ cần phải bỏ ra khoảng 114,27 triệu đồng. Trong đó các chi phắ mà nông hộ có thể tự lo được như: đầu tư về giống là 75,45 triệu đồng, chiếm 59,05% tổng chi phắ; chi phắ đầu tư rơm để ủ là 4,07 triệu đồng/ha chiếm khoảng 3,19% tổng chi phắ; đầu tư phân chuồng chiếm khoảng 11,03% chi phắ trung gian với 14,09 triệu đồng/ha. Các chi phắ bắt buộc phải bỏ ra

như: đầu tư phân lân chiếm 2,41% tổng chi phắ với 3,08 triệu đồng/ha, chi phắ làm đất cũng chiếm tỉ lệ lớn với 5,97% chi phắ trung gian khi phải bỏ ra khoảng 6,4 triệu đồng cho mỗi ha sản xuất ném của nông hộ, phân NPK, đạm, vôi, thuốc BVTV mất khoảng 24,73 triệu đồng/ha chiếm 7,79% tổng chi phắ. Do vậy nếu hộ tận dụng, tự lo được giống thì đó là nguồn thu của gia đình.

Hoạt động sản xuất nông nghiệp thường mang tắnh thời vụ và thời gian làm việc thất thường, đặc biệt là đối với các hoạt động trồng trọt thì thời gian làm việc thường nặng vào khoảng 2-3 ngày cho mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây trồng. Ngoài ra, tại các vùng nông thôn thì nông hộ không chỉ tham gia duy nhất một hoạt động sản xuất mà tham gia vào nhiều hoạt động sản xuất nông nghiệp. Do vậy họ thường không tắnh tiền công lao động của nông hộ.

3.2.2.2. Giá trị gia tăng của hộ sản xuất ném thuần

Ném được trồng và thu hoạch vào 2 vụ có khoảng thời gian khác nhau, đối với ném lá thì được thu hoạch vào vụ Thu Đông, kéo dài khoảng 4 tháng (từ tháng 9- tháng 12); ném củ được thu hoạch ở vụ Đông Xuân và chỉ kéo dài 2 tháng (tháng 3- tháng 4). Đến thời điểm sắp thu hoạch, người thu gom sẽ tiến hành liên hệ với các nông hộ sản xuất ném nhằm nhanh chóng thỏa thuận giá bán với nông hộ để bao tiêu sản phẩm ném lá của từng hộ. Do vậy, nông hộ sản xuất ném thường sẽ thu hoạch ném lá theo yêu cầu của người thu gom, nhưng đảm bảo sản phẩm được bán hết, giải tỏa mối lo về sản phẩm khó tiêu thụ. Đây là hình thức mua bán chung diễn ra trên toàn xã rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, người sản xuất ném dễ bị ép giá và giá bán cũng thường thấp hơn so với giá trên thị trường.

Tại xã Điền Môn, nhóm hộ nghèo sau khi thu hoạch thì cứ mỗi ha ném đem lại cho người sản xuất ném tổng giá trị là 161,01 triệu đồng. Giá trị gia tăng của nông hộ nhận được là 47,34 triệu đồng/ha, lợi nhuận đạt được là 34,09 triệu đồng, tương đương cứ mỗi sào ném người sản xuất có lợi nhuận là 1,7 triệu đồng/sào. Cứ mỗi 1 đồng chi phắ bỏ ra thì người sản xuất ném thu về được 1,42 đồng, giá trị tăng thêm đạt được là 0,42 đồng. Việc sản xuất ném đem lại lợi nhuận cho người sản xuất ném bằng 0,3 lần so với tổng chi phắ bỏ ra để thực hiện hoạt động sản xuất ném.

Đối với nhóm hộ không nghèo tại xã Điền Môn thì mỗi vụ ném đem lại cho người sản xuất là 164,93 triệu đồng/ha. Với tổng chi phắ bỏ ra là 129,37 triệu đồng/ha thì người sản xuất nhận được lợi nhuận ròng là 35,46 triệu đồng/ha (cao nhất trong các nhóm nông hộ). Cứ mỗi 1 đồng chi phắ bỏ ra thì người sản xuất thu về được là 1,43 đồng, giá trị tăng thêm là 0,43 đồng. Việc sản xuất ném đem lại lợi nhuận cho người sản xuất bằng 0,31 lần so với tổng chi phắ bỏ ra.

Bảng 3.12. Hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất ném tại địa bàn nghiên cứu tắnh trên 1 ha sản xuất ném

Địa điểm

Hiệu quả kinh tế

Đơn vị tắnh

Xã Điền Môn Xã Quảng Lợi

BQC Hộ nghèo Hộ không nghèo Hộ nghèo Hộ không nghèo

1.Giá trị sản xuất (GO) Tr.đồng/ha 161,01 164,93 156,64 162,63 161,30

2.Tổng chi phắ (TC) Tr.đồng/ha 126,92 129,37 125,93 128,82 127,76

3. Giá trị gia tăng (VA) Tr.đồng/ha 47,34 49,30 44,09 47,39 47,03

4. Lợi nhuận thuần (Pr) Tr.đồng/ha 34,09 35,56 30,71 33,81 33,54

5. GO/IC Lần 1,42 1,43 1,39 1,41 1,41

6. VA/IC Lần 0,72 0,72 0,70 0,71 0,71

7. Lợi nhuận/TC Lần 0,30 0,31 0,27 0,29 0,29

Nhìn vào Bảng 3.12 trên, ta thấy được bình quân mỗi nông hộ sản xuất ném thu về được 161,3 triệu đồng/ha sản xuất ném. Giá trị gia tăng của mỗi hộ nhận được là 47,03 triệu đồng/ha ném và lợi nhuận là 33,54 triệu đồng/ha ném, tương đương lợi nhuận đạt được trên 1 sào ném là 1,68 triệu đồng. Trung bình người sản xuất ném tại vùng cát bỏ ra 1 đồng chi phắ sẽ thu về được 1,41 đồng, giá trị tăng thêm là 0,41 đồng. Lợi nhuận mà người sản xuất nhận bằng 0,29 lần so với tổng chi phắ bỏ ra để sản xuất ném. Cụ thể

Trong khi đó tại xã Quảng Lợi, thì nhóm hộ nghèo sau khi thu hoạch thì mỗi ha ném cho đem lại cho người sản xuất là 156,64 triệu đồng/ha (thấp nhất so trong các nhóm nông hộ). Giá trị gia tăng của nông hộ đạt được là 44,09 triệu đồng/ha và lợi nhuận là 30,71 triệu đồng/ha, tương đương với 1,54 triệu đồng tiền lợi nhuận đạt được/sào ném. Cứ mỗi 1 đồng chi phắ bỏ ra để sản xuất thì người sản xuất ném thu về được 1,39 đồng (thấp hơn từ 0,02 đến 0,04 đồng so với các nhóm nông hộ sản xuất ném khác) và giá trị tăng thêm nhận được là 0,39 đồng. Việc sản xuất ném đem lại lợi nhuận là 0,27 lần so với tổng chi phắ bỏ ra để sản xuất, thấp hơn so với các nhóm khác từ 0,02 đến 0,04 lần.

Tại nhóm hộ không nghèo tại xã Quảng Lợi thì sau khi thu hoạch mỗi nông hộ thu về được 162,63 triệu đồng, trong đó giá trị gia tăng nông hộ nhận được là 47,39 triệu đồng/ha và lợi nhuận ròng là 33,81 triệu đồng/ha, tương đương 1,69 triệu đồng/sào. Cứ mỗi 1 đồng chi phắ bỏ ra thì nông hộ thu về được 1,41 đồng, giá trị tăng thêm là 0,41 đồng. Việc sản xuất ném đem lại lợi nhuận cho người sản xuất bằng 0,3 lần so với tổng chi phắ bỏ ra.

Việc sản xuất ném tại xã Điền Môn có từ lâu, do vậy người sản xuất ném nơi đây có nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất ném hơn so với người sản xuất ném ở xã Quảng Lợi. Do vậy lợi nhuận, chi phắ bỏ ra cũng có sự khác biệt giữa 4 nhóm trên.

Qua quá trình tiến hành khảo sát và thu thập thông tin, chúng tôi nhận thấy rằng người sản xuất có nguồn thu cao hơn rất nhiều bởi vì một số chi phắ được hạch toán cả phần những vật liệu địa phương như rơm rạ, phân chuồng và đặc biệt là một chi phắ rất lớn cho giống. Tập quán canh tác của địa phương phần lớn là tự để giống, lao động gia đình tự lo bằng hình thức đổi công do vậy thu nhập thực rất cao, các khoản chi phắ thực phải bỏ ra gồm phân vộ cơ, thuốc BVTV tổng chi phắ này khoảng 22-24 triệu/ha. Do vậy, thu nhập của hộ gia đình cho 1 sào ném là từ 7-9 triệu/sào/vụ tùy theo giá bán mỗi năm, thậm chắ có hộ thu được 10 triệu/sào/vụ.

Trong quá trình sản xuất ném thì các nông hộ chỉ sử dụng các công cụ lao động như cuốc, rổ, mũ,...có giá trị tương đối thấp, ngoài ra các công cụ này còn phục vụ rất nhiều hoạt động nông nghiệp khác như sản xuất lúa, lạc, ngô, khoai....trong nhiều năm. Do vậy trong đề tài này, chúng tôi không tiến hành tắnh toán khấu hao tài sản cố định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình sản xuất cây ném trong tái cơ cấu cây trồng vùng cát ven biển phía bắc tỉnh thừa thiên huế (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)