Kết quả khảo sát ảnh hưởng của phương pháp chiết đến khả năng tách chiết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy trình tách chiết saponin từ đinh lăng (polyscias fruticosa (l ) harms) và ứng dụng trong sản xuất đồ uống (Trang 52 - 53)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TI ỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.3.1. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của phương pháp chiết đến khả năng tách chiết

Hình 3.4. Đồ thị biểu diễn mối quan hệ của phương pháp chiết đến khảnăng

tách chiết

(Các chữ cái khác nhau thể hiện sự sai khác với mức ý nghĩa 0,05)

Phương pháp chiết là yếu tố đầu tiên được các nhà đầu tư quan tâm trong sản xuất. Kết quả từ đồ thị hình 3.4, chúng tôi thấy phương pháp chiết là yếu tố có ảnh

hưởng rất lớn đến khảnăng trích ly saponin. Khi chiết ở nhiệt độ thường, kết quả mật

độ quang thấp nhất. Kết quả này hoàn toàn phù hợp vì trong phương pháp này khả năng tiếp xúc của nguyên liệu và dung môi ít, nhiệt độ thấp cũng không tạo ra các chuyển động vật lý của cấu tửtrong dung môi. Phương pháp chiết siêu âm được chúng tôi dự đoán là một phương pháp hiệu quả. Tuy nhiên, kết quả thí nghiệm cho thấy, hiệu quả tách chiết của phương pháp này lại khá thấp. Điều này có thể lý giải như sau:

mặc dù đây là phương pháp hiện đại và khảnăng tách cấu tử rất tốt. Tuy nhiên, sau khi

tách được hợp chất saponin ra khỏi nguyên liệu, chính sóng siêu âm lại là tác nhân phá vỡ cấu trúc phân tử saponin. Kết quả cuối cùng thu được hàm lượng saponin trong dịch chiết khá thấp.

Với phương pháp chiết sohlex, dung môi không tiếp xúc trực tiếp với nguyên liệu có thể là nguyên nhân dẫn đến việc hiệu quả tách chiết chưa cao. Với phương

pháp chiết cách thủy, khi nhiệt độ tăng, vận tốc chuyển động của các cấu tử cũng tăng

lên, tạo nên khảnăng tiếp xúc giữa dung môi và nguyên liệu, nên hiệu quả tách chiết của phương pháp này tương đối tốt.

Cuối cùng là phương pháp khuấy gia nhiệt. Khuấy trộn kết hợp với nhiệt độ cao là yếu tố thuận lợi để nguyên liệu có thể tiếp xúc với dung môi nhiều nhất. Đó là lí do

dịch chiết thu được từphương pháp này có mật độ quang cao nhất (0,967) và có sự sai khác về mặt thống kê so với các phương pháp còn lại. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Đỗ Thị Thanh Huyền (2008), khi tác giả tiến hành nghiên cứu trích ly saponin từ rau má.

Chúng tôi chọn phương pháp chiết là phương pháp khuấy để khảo sát các thí nghiệm tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy trình tách chiết saponin từ đinh lăng (polyscias fruticosa (l ) harms) và ứng dụng trong sản xuất đồ uống (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)