3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TI ỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
3.6.1. Kiểm tra, đánh giá khả năng kháng khuẩn của dịch chiết
Trên thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng, việc định tính, định lượng thành phần có trong dịch chiết rất nhiều. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định, dịch chiết lá
đinh lăng có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn.
Năm 2009, M.Obayed Ullah và cộng sự đã thử nghiệm khả năng kháng khuẩn,
kháng nấm của dịch chiết Saponin triterpen từ rau má trên 16 chủng khác nhau bao
gồm: Bacillus cereus, Bacillus megaterium, Escherichia coli, Pseudomonas
aeruginosa, Candida albicans, Aspergillus niger… để đánh giá hiệu quả kháng khuẩn
của saponin về sụ phát triển của các vi khuẩn gram âm và dương. Kết quả cho thấy
dịch đều có khả năng kháng 16 loài trên ở nồng độ từ 300 – 5000 µg/ml.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của dịch
Bảng 3.7. Kết quả thử kháng khuẩn của dịch chiết trên vi khuẩn E. Coli, Salmonella
và B. Cereus nuôi cấy trên môi trường LB
Chủng vi sinh vật kiểm định Đường kính vòng kháng khuẩn
(ΔD, mm)
E. coli 18,45 ± 0,12
Salmonella 22,46 ± 0,07
B. Cereus 16,21 ± 0,12
Ghi chú: Kết quả thể hiện giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn
Hình 3.14. Vòng kháng khuẩn của dịch
chiết đối với các chuẩn vi khuẩn
a)E. Coli
b)Samonella
c)B. Cereus
Sau khi chúng tôi tiến hành thử kháng khuẩn trên môi trường LB với ba chủng vi khuẩn E. coli, Salmonella, B. Cereus. Chúng tôi nhận thấy, cả ba chủng đều xuất hiện vòng kháng khuẩn. Chứng tỏ thành phần trong chế phẩm vẫn giữđược hoạt tính sinh học ban đầu của nó. Kết quả cho chủng Salmonella có đường kính vòng kháng
a) b)
lớn nhất sau đó là đường kính vòng kháng khuẩn cho chủng E. Coli cuối cùng là vòng kháng cho chủng B. Cereus.
Nghiên cứu của Đái Thị Xuân Trang và cs. (2015) về khả năng kháng khuẩn của dịch cây hà thủ ô trắng đối với chuẩn E. Coli đường kính vòng kháng khuẩn tại nồng độ 8 µg/ml có vòng kháng khuẩn là 10,3 mm nhỏhơn dịch chiết thu được. Tuy nhiên tại nồng độ 16 µg/ml thì đường kính vòng kháng khuẩn là 25,3 mm thì lớn hơn.
So sánh với kết quả nghiên cứu của M.Obayed Ullah và cộng sự thử khảnăng
kháng E.Coli của dịch saponin cho kết quả vòng kháng khuẩn là 14mm thì dịch saponin của chúng tôi cho kết quả kháng khuẩn cao hơn, mở ra triển vọng khả năng ứng dụng có tính khả thi cao.
Tương tự, trong nghiên cứu về khảnăng kháng của dịch chiết củ cải trắng đối
với B.Cereus thì đường kính vòng kháng khuẩn là 16 mm tại nồng độ 1600 µg/ml
[34]. Đối chiếu với kết quả của chúng tôi thu được thì đường kính vòng kháng khuẩn của chúng tôi lớn hơn.