3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TI ỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
3.12.2. Thuyết minh quy trình chế biến nước uống đinh lăng
Phối chế
Mục đích: phối trộn các nguyên liệu lại với nhau nhằm tạo hương vị, màu sắc
đặc trưng đồng thời tăng chất lượng cho sản phẩm. Tiến hành:
- Nước uống đinh lăng không đường: bổ sung một lượng dịch đinh lăng thích
hợp vào nước.
- Nước uống đinh lăng có đường: cho một lượng đường thích hợp dưới dạng
syrup 70% hòa tan vào trong nước, sau đó bổ sung acid citric,cuối cùng cho dịch đinh lăng vào và hòa tan đều cùng với nước.
- Nước đinh lăng có bổ sung đường kiêng isomalt: hòa tan một lượng thích hợp đường kiêng isomalt vào nước ấm, sau đó bổ sung acid citric và cuối cùng bổ sung
dịch đinh lăng cô đặc vào nước và khuấy đều.
Đồng hóa
Sau khi lọc, nước đinh lăng được đem đi đồng hóa ở áp suất 2000 Psi nhằm mục đích làm giảm kích thước của các phần tử, tạo cho sản phẩm đồng nhất về cấu trúc và mùi vị.
Gia nhiệt
Mục đích: nhằm tiêu diệt vi sinh vật, ức chếenzyme, đuổi bớt không khí trong dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình rót chai, hạn chế sự oxy hóa sản phẩm.
Tiến hành: dung dịch được đem đi gia nhiệt đến 80 - 850C trong khoảng 2 -3
phút sau đó tiến hành rót chai.
Rót chai, ghép nắp
Nhằm tạo cho sản phẩm cách ly hoàn toàn với môi trường bên ngoài. Tăng thời gian bảo quản, tăng giá trị cảm quan cho sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phân phối và tiêu dùng.
Tiến hành: chai thủy tinh được rửa sạch và đem đi thanh trùng, nắp rửa sạch, để
ráo. Dịch sau khi gia nhiệt được rót nhanh vào chai và đem đi đóng nắp càng nhanh càng tốt.
Thanh trùng, làm nguội
Mục đích: tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh và gây hư hỏng đến sản phẩm. Đây là
Tiến hành: sau khi ghép nắp cho vào nồi thanh trùng và tiến hành thanh trùng. Sau khi thanh trùng, làm nguội chai đến nhiệt độ 30 - 450C, chai được lau khô, bảo quản.
Dán nhãn
Mục đích: dán nhãn nhằm cung cấp thông tin cho người tiêu dùng.
Hình 3.29. Các sản phẩm nước uống thảo dược đinh lăng