3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TI ỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
3.1.2. Khảo sát hàm lượng saponin tại các vị trí khác nhau của đinh lăng
Bước đầu chúng tôi sử dụng phương pháp khối lượng để xác định hàm lượng
saponin tại các vị trí khác nhau của cây. Kết quả thu được như sau:
Hình 3.2. Dịch chiết thu được từ rễ, thân, lá đinh lăng
Bảng 3.2. Kết quảphân tích hàm lượng saponin tại các vị trí khác nhau của cây
Vị trí Hàm lượng saponin
(%)
Lá 6,13 ± 0,31
Thân 0,79 ± 0,05
Rễ 1,42 ± 0,01
Ghi chú: Kết quả thể hiện giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn
Kết quảđịnh lượng saponin theo phương pháp cân cho thấy, lá cây là phần giàu hợp chất này nhất. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Trung tâm Sâm dược liệu miền Nam năm 1984 và 1988 [6]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Thảo và cs. (2011) cũng cho thấy, hàm lượng saponin của lá là 1,5% cao hơn rất nhiều so với rễ
(0,063%). Trong giai đoạn năm 2000-2007, Nguyễn Thị Thu Hương và cs. cũng đã tập trung nghiên cứu dược lý của lá đinh lăng, kết quảthu được cao lá đinh lăng có hoạt tính chống oxy hóa cao hơn cao rễ đinh lăng [6]. Vì vậy, trong nội dung đề tài này chúng tôi chọn lá đinh lăng làm nguyên liệu để khảo sát và đề xuất quy trình tách chiết hợp chất saponin.
Mặc dù mang hàm lượng hoạt chất sinh học rất có giá trị, nhưng hiện nay lá
đinh lăng đang được sử dụng một cách lãng phí. Loại cây này chủ yếu được trồng để
lấy củ. Vì vậy, khai thác được nguồn nguyên liệu này sẽ là một lợi thế rất lớn trong chi phí sản xuất, đồng thời nâng cao giá trị sử dụng cho loại dược liệu quý này.