CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm
2.3.3.1. Khảo sát hàm lượng saponin của các bộ phận của cây đinh lăng
Các bộ phận của cây đinh lăng được rửa sạch, xử lý rồi đem đi xác định hàm lượng saponin toàn phần theo phương pháp cân Namba. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần, lấy kết quả trung bình.
Dựa vào kết quả phân tích, lựa chọn được bộ phận nguyên liệu thích hợp để sử dụng cho quá trình nghiên cứu tiếp theo.
2.3.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ sấy và nhiệt độ sấy đến chất lượng nguyên liệu
Hình 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm khảo sát chế độ sấy
>13%
Định lượng saponin Xác định
độ ẩm
Tiếp tục sấy
< 13%
Chọn chế độ sấy Rửa sạch,
để ráo
Sấy các phương pháp khác nhau
Sấy đối lưu 500C, 550C, 600C,
700C, 800C
Sấy chân không
500C, 550C, 600C Phơi tự nhiên Nguyên liệu
Xử lý sơ bộ
Nguyên liệu tươi sau khi được rửa sạch sẽ được đem đi sấy khô ở các chế độ sấy đối lưu, chân không và phơi tự nhiên. Đối với sấy đối lưu tiến hành sấy ở 500C, 550C, 600C, 700C, 800C và đối với sấy chân không thì ở 500C, 550C, 600C đến khi độ ẩm đạt dưới 13%. Nguyên liệu khô sẽ được nghiền nhỏ thành bột.
Lấy 5 g bột nguyên liệu đi phân tích hàm lượng saponin bằng phương pháp cân.
Dựa vào kết quả phân tích, lựa chọn được chế độ sấy, nhiệt độ sấy nguyên liệu.
2.3.3.3. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly dịch chiết
Hình 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly dịch chiết
Trích ly Bột nguyên liệu
Phương pháp chiết
Loại dung môi
Nhiệt độ
Thời gian
Trạng thái nguyên liệu Tỉ lệ nguyên
liệu/dung môi
Dịch chiết
Đo mật độ quang
Chọn thông số thích hợp
Sau khi tham khảo một số đề tài tách chiết saponin từ đinh lăng, từ cây sâm vũ diệp và rau má của các tác giả trước đây [5], [12], [17], chúng tôi đưa ra một số thông số trích ly và lần lượt khảo sát các yếu tố ảnh hưởng. Từ mật độ quang đo được, chúng tôi chọn ra thông số tối ưu nhất cho mỗi yếu tố khảo sát, và tiếp tục khảo sát yếu tố tiếp theo.
a. Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp chiết đến khả năng tách chiết Lấy 5g bột nguyên liệu đem đi trích ly bằng các phương pháp khác nhau như chiết cách thủy, chiết siêu âm gia nhiệt, chiết soxhlex, khuấy gia nhiệt và chiết ở nhiệt độ thường ở cùng điều kiện:
- Thời gian: 4 giờ
- Tỷ lệ nguyên liệu/ dung môi:1/8 - Nhiệt độ: 700C
- Nồng độ dung môi: Ethanol 40%
- Trạng thái nguyên liệu dạng bột
Dựa vào kết quả đo được, chọn phương pháp chiết phù hợp.
b. Nghiên cứu ảnh hưởng của dung môi chiết đến khả năng tách chiết
Tính chất của saponin là tan trong nước và cồn loãng, đồng thời tham khảo một số nghiên cứu trước đây, chúng tôi khảo sát khả năng tách chiết của nước, ethanol 30%, ethanol 40%, ethanol 50%. Thí nghiệm được bố trí như sau:
Lấy 5g bột dược liệu tiến hành trích ly saponin bằng các loại dung môi nêu trên trong cùng điều kiện sau:
- Sử dụng phương pháp chiết: dựa vào kết quả của thí nghiệm a - Thời gian: 4 giờ
- Tỷ lệ nguyên liệu/ dung môi:1/8 - Nhiệt độ: 700C
- Trạng thái nguyên liệu dạng bột
Từ kết quả phân tích chọn loại dung môi phù hợp với quá trình trích ly dịch chiết.
c. Nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ nguyên liệu và dung môi đến khả năng tách chiết
Lấy 5 g bột nguyên liệu đem đi trích ly ở cùng điều kiện
- Sử dụng phương pháp chiết: dựa vào kết quả của thí nghiệm a - Loại dung môi: dựa vào kết quả thí nghiệm b
- Nhiệt độ: 700C - Thời gian: 4 giờ
-Trạng thái nguyên liệu dạng bột.
Dựa vào kết quả đo được, chọn được tỷ lệ R/L phù hợp.
d. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ chiết đến khả năng tách chiết
Lấy 5 g bột nguyên liệu đem đi trích ly lần lượt ở nhiệt độ 400C, 500C, 600C, 700C ở cùng điều kiện:
- Sử dụng phương pháp chiết: dựa vào kết quả của thí nghiệm a - Loại dung môi: dựa vào kết quả thí nghiệm b
- Tỷ lệ nguyên liệu/ dung môi: dựa vào kết quả thí nghiệm c - Trạng thái nguyên liệu dạng bột.
- Thời gian: 4 giờ
Dựa vào kết quả đo được, chọn được nhiệt độ phù hợp.
e. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian chiết đến khả năng tách chiết
Lấy 5g bột nguyên liệu đem đi trích ly trong các khoảng thời gian lần lượt là 2 giờ, 2giờ30, 3giờ, 3giờ30, 4giờ, 4giờ30, 5giờ ở cùng điều kiện:
- Sử dụng phương pháp chiết: dựa vào kết quả của thí nghiệm a - Loại dung môi: dựa vào kết quả thí nghiệm b
- Nồng độ dung môi: dựa vào kết quả thí nghiệm c
- Tỷ lệ nguyên liệu/ dung môi: dựa vào kết quả thí nghiệm d - Trạng thái nguyên liệu dạng bột.
Dựa vào kết quả đo được, chọn được thời gian phù hợp.
f. Nghiên cứu ảnh hưởng của trạng thái nguyên liệu đến khả năng tách chiết Lấy 5g nguyên liệu ở các trạng thái: lá nguyên, cắt nhỏ và dạng bột đem đi trích ly ở cùng điều kiện
- Sử dụng phương pháp chiết: dựa vào kết quả của thí nghiệm a - Loại dung môi: dựa vào kết quả thí nghiệm b
- Tỷ lệ nguyên liệu/ dung môi: dựa vào kết quả thí nghiệm c - Nhiệt độ: dựa vào kết quả thí nghiệm d
- Thời gian chiết: dựa vào kết quả thí nghiệm e
Dựa vào kết quả đo được, chọn trạng thái nguyên liệu phù hợp.