3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.4.8. Giải pháp về nâng cao năng lực quản lý đất đai
Để tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, về hoạt động của thị trường bất động sản, đòi hỏi công tác quản lý đất đai phải đồng bộ hiệu quả, toàn diện,
thống nhất từ thành phố đến xã, phường để đảm bảo việc sử dụng quỹ đất đạt hiệu quả
cao nhất. Vì vậy, trong thời gian tới, cần tập trung hoàn thiện công tác tổ chức và cán bộ làm công tác quản lý đất đai. Cụ thể là:
- Về xác định rõ chức năng, nhiệm vụ trong quản lý đất đai:
+ Rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai thuộc thẩm quyền quản lý của UBND thành phố. Phân định rõ hơn chức năng,
nhiệm vụ của từng đơn vị theo hướng không chồng chéo giữa các cơ quan với nhau.
Cần chú trọng việc nâng cao trách nhiệm và quyền hạn giải quyết cho cấp phường, xã.
+ Qui định rõ chế độ, trách nhiệm của từng tổ chức và ngườiđứng đầu tổ chức
trong công việc và trong quan hệ với các chủ sử dụng đất như hộ gia đình, cá nhân, các doanh nghiệp và các tổ chức khác để việc thực hiện các thủ tục hành chính được thực
hiện nhanh gọn, đúng thời gian quy định.
- Về tổ chức bộ máy:
+ Đối với cấp thành phố: Cần rà soát, bố trí hợp lý cán bộ làm công tác quản lý đất đai ở Phòng Tài nguyên và Môi trường có đủ trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức để thực hiện có hiệu quả việc quản lý nhà nước về đất đai, giá đất, thẩm định phương án bồi thường, giải quyết các thủ tục hành chính khác về đất đai được kịp thời,
nhanh gọn, hạn chế tình trạng đi lại nhiều lần của tổ chức, công dân; đồng thời phải có
kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức làm công tác quản lý đất đai đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa
bàn thành phố.
+ Đối với cấp phường, xã: Công chức Địa chính cấp xã là những người am hiểu
sâu các vấn đề quản lý và sử dụng đất đai cũng như tâm tư nguyện vọng của người sử
dụng đất; các trường hợp lấn, chiếm đất đai, vi phạm pháp luật đất đai và các vụ việc
tranh chấp, khiếu nại về đất đai và là những người đầu tiên xử lý các vấn đề phát sinh
trong quá trình quản lý và sử dụng đất. Tuy nhiên, hiện nay đội ngũ cán bộ này còn quá mỏng, đào tạo không đúng chuyên ngành, trình độ năng lực còn hạn chế. Vì vậy,
trong thời gian tới, cần đánh giá, rà soát lại đội ngũ cán bộ Địa chính cấp cơ sở để có
kế hoạch đào tạo chuyên môn nghiệp vụ giúp họ có đủ khả năng giải quyết các vấn đề
phức tạp ở cơ sở, tham mưu cho chính quyền cấp cơ sở thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý đất đai. Chú trọng thực hiện trẻ hóa đội ngũ cán bộ để đảm bảo sự năng động, kịp thời hơn trong quản lý đất đai và nắm bắt các vấn đề khoa học, kỹ thuật hiện đại về quản lý
và bảo vệ đấtđai. Muốn thực hiện được nội dung này, cần có kế hoạch thu hút, tuyển
dụng đội ngũ cử nhân, kỹ sư theo đúng chuyên ngành về địa phương công tác, đây là
một giải pháp quan trọng để các địa phương có cán bộ làm công tác quản lý đất đai có đủ trình độ, năng lực tham mưu giải quyết kịp thời các vụ việc phức tạp trong công tác
quản lý đất đai.
- Về cơ sở vật chất và trang thiết bị làm việc:
Tập trung đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị làm việc cho cán bộ làm công tác quản lý đất đai cấp thành phố và cấp phường, xã; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong quản lý đất đai tiến tới hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai,
nhằm phục vụ tốt hơn trong công tác quản lý nhà nước về đất đai và kịp thời cung cấp các thông tin liên quan đến từng thửa đất trong giao dịch của thị trường bất động sản.