TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA THÀNH PHỐ HÀ TĨNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai ở thành phố hà tĩnh, tỉnh hà tĩnh (Trang 59)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA THÀNH PHỐ HÀ TĨNH

3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất Bng 3.7. Hiện trạng sử dụng đất thành phố Hà Tĩnh năm 2016( tính đến 31/12/2016) STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 5654,96 100,00

1 Đất nông nghiệp NNP 2803,38 49,57

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 2429,91 42,97

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 2064,84 36,51

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 1872,92 33,12

1.1.1.2 Đất trồng cây hằng năm khác HNK 191,92 3,39

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 365,07 6,46

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 72,12 1,28

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 298,22 5,27

1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 3,13 0,06

2 Đất phi nông nghiệp PNN 2680,13 47,39

2.1 Đất ở OTC 825,97 14,61

2.1.1 Đất ở đô thị ODT 517,27 9,15

2.1.2 Đất ở nông thôn ONT 308,70 5,46

2.2 Đất chuyên dùng CDG 1333,91 23,59

2.2.1 Đất trụ sở CQ, công trình sự nghiệp CTS 212,40 3,76

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 16,60 0,29

2.2.3 Đất an ninh CAN 13,05 0,23

2.2.4 Đất sản xuất kinh doanh phi NN CSK 76,94 1,36 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 1014,92 17,95

2.3 Đất tôn giáo tín ngưỡng TTN 26,53 0,95

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 64,36 1,14

2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên SMN 429,36 7,59

2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,00 0,00

3 Đất chưa sử dụng CSD 171,45 3,03

Theo số liệu ở bảng 3.7 cho thấy tổng diện tích tự nhiên trên địa bàn thành phố

Hà tĩnh năm 2016 là 5654,96 ha. diện tích đất nông nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ cao 49,57%

trong tổng diện tích đất tự nhiên. Với tiềm năng của một trung tâm kinh tế, chính trị văn hóa của tỉnh Hà Tĩnh đang trên đà phát triển, trong những năm gần đây, quá trình

đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp và thay vào đó là

những khu đô thị, khu công nghiệp và dịch vụ.

- Trong đó:

+ Đất nông nghiệp: 2803,38 ha; chiếm 49,57%;

+ Đất phi nông nghiệp: 2680,13 ha; chiếm 47,39%;

+ Đất chưa sử dụng: 171,45 ha; chiếm 3,03%; - Cơ cấu diện tích theo đối tượng sử dụng như sau:

+ Hộ gia đình, cá nhân sử 3073,93 ha chiếm 54,36% tổng diện tích tự nhiên. + UBND cấp xã phường sử dụng 1527,06 ha chiếm 27% tổng diện tích tự nhiên. + Tổ chức kinh tế (TKT).

Tổng diện tích đất hiện tại tổ chức kinh tế đang sử dụng là: 97.67 ha, chiếm

1.73 % so với tổng diện tích đất tự nhiên.

+ Cơ quan, đơn vị của nhà nước (TCN).

Tổng diện tích đất hiện tại cơ quan đơn vị của nhà nước đang sử dụng là: 480.92 ha, chiếm 8.50 % so với tổng diện tích đất tự nhiên.

+ Tổ chức sự nghiệp công lập (TSN).

Tổng diện tích đất hiện tại tổ chức sự nghiệp công lập đang sử dụng là: 130.72 ha, chiếm 2.31 % so với tổng diện tích đất tự nhiên.

+ Tổ chức khác (TKH)

Tổng diện tích đất hiện tại Tổ chức khác đang sử dụng là: 1.89 ha, chiếm 0.03

% so với tổng diện tích đất tự nhiên.

+ Cộng đồng dân cư và Tổ chức khác sử dụng 307.29 ha, chiếm 5.43 % so với

tổng diện tích đất tự nhiên

+ Cộng đồngdân cư và tổ chức tôn giáo sử dụng 26.53 ha, chiếm 0,47 % so với

tổng diện tích đất tự nhiên.

Theo số liệu thống kê đất đai, đến 31/12/2016, tổng diện tích đất tự nhiên thành phố Hà Tĩnh là 5.654,96 ha, phân bổ trên địa bàn 16 phường, xã. Trong đó: đất nông

nghiệp 2.842,68 ha (chiếm 50,3%); đất phi nông nghiệp 2.639,06 ha (chiếm 46,7%); đất chưa sử dụng 173,23 ha (chiếm 3,0%). Đơn vị có diện tích lớn nhất là phường

Thạch Linh (625,95 ha), Đơn vị có diện tích nhỏ nhất là phường Bắc Hà (90,06 ha).

Bình quân diện tích tự nhiên trên đầu người của thành phố là 0,05 ha/người.

- Hiện trạng sử dụng đất phân theo đơn vị hành chính ở bảng 3.4, thì diện tích tự

nhiên của các phường xã có sự chênh lệch lớn về diện tích. xã có diện tích lớn nhất là xã

Thạch Hạ có diện tích 797,21 ha chiếm 14,10 % diện tích tự nhiên và đơn vị có diện tích

nhỏ nhất là phường Bắc Hà có diện tích 90,05 ha chiếm 1,59% diện tích tự nhiên của

thành phố; Bình quân diện tích tự nhiên trên đầu người của thành phố là 0,05 ha/người.

Bng 3.8. Hiện trạng sử dụng đất thành phố Hà tĩnh phân theo đơn vị hành chính

Đơn vị hành chính Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Toàn thành phố 5654.96 100.00 1 P. Trần Phú 106.17 1.88 2 P. Nam Hà 109.37 1.93 3 P. Bắc Hà 90.05 1.59 4 P. Nguyễn Du 235.30 4.16 5 P. Tân Giang 97.34 1.72 6 P. Đại Nài 428.43 7.57 7 P. Hà Huy Tập 204.71 3.62 8 X. Thạch Trung 614.62 10.87 9 P. Thạch Quý 339.48 6.00 10 P. Thạch Linh 625.95 11.07 11 P. Văn Yên 260.16 4.60 12 X. Thạch Hạ 797.21 14.10 13 X. Thạch Môn 552.89 9.78 14 X. Thạch Đồng 339.71 6.00 15 X. Thạch Hưng 467.04 8.26 16 X. Thạch Bình 386.51 6.83

3.2.2. Biến động sử dụng đất đất đai sử dụng đất giai đoạn 2012 đến 2016

Biến động các loại đấtgiai đoạn 2012 – 2016

Bng 3.9. Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng giai đoạn 2012-2016

Thứ tự Mục đích sử dụng Diện tích năm 2016 So với năm 2012 Diện tích năm 2012 Tăng (+) giảm (-) Tổng diện tích 5654.96 5662,92 -7,96 1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 2803.38 3080,6 -277,32 1,1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 2429.91 2736,19 -306,28 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 2064.84 2230,11 -165,27 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 1872.92 2009,35 -136,43 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 191.92 220,76 -28,84 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 365.07 506,08 -141,01 1,2 Đất lâm nghiệp LNP 72.12 65,11 7,01 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 0.06 0,06 0,00 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 72.06 65,05 7,01 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 0,00 1,3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 298.22 279,3 19,92 1,4 Đất làm muối LMU 0,00 1,5 Đất nông nghiệp khác NKH 3.13 3,13

2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 2680.13 2206,63 473,50

2,1 Đất ở OCT 825.97 526,93 299,04 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 308.70 169,21 139,49

Thứ tự Mục đích sử dụng Diện tích năm 2016 So với năm 2012 Diện tích năm 2012 Tăng (+) giảm (-)

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 517.27 357,72 159,55 2,2 Đất chuyên dùng CDG 1333.91 1212,09 121,82 2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 34.61 34,4 0,21 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 16.60 10,39 6,21 2.2.3 Đất an ninh CAN 13.05 10,37 2,68

2.2.4 Đất xây dựng công trình

sự nghiệp DSN 177.79 161,94 15,85

2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi

nông nghiệp CSK 76.94 54,12 22,82

2.2.6 Đất sử dụng vào mục đích

công cộng CCC 1014.92 940,87 74,05

2,3 Đất cơ sở tôn giáo TON 11.17 6,28 4,89

2,4 Đất cơ sởtín ngưỡng TIN 15.36 9,64 5,72

2,5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa,

nhà tang lễ, nhà hỏa táng NTD 64.36 68,19 -3,83 2,6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 249.65 295,25 -45,60 2,7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 179.71 88,23 91,48 2,8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,02 -0,02

Biểu đồ 3.3: Biến động diện tích đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng năm 2016 so với năm 2012

Năm 2012 tổng diện tích tự nhiên thành phố Hà Tĩnh là 5.662.92 ha, năm 2016 là 5654,96 ha, giảm 7,96 ha ( thể hiện ở bảng 3.5). Nguyên nhânbiến động giảm diện tích tự nhiên là do kiểm kê đất đai năm 2014 với kiểm kê đất đai năm 2012 có sự khác biệt về phương pháp thực hiện kiểm kê đất đai. Bộ số liệu kết quả kiểm kê đất đai năm 2012 được kế thừa từ các kỳ kiểm kê đất đai trước (không có biến động về tổng

diện tích tự nhiên nếu không có sự điều chỉnh chủ quan), số liệu cuối kỳ kiểm kê được

tổng hợp trên cơ sở số liệu kết quả kiểm kê đất đai kỳ trước kết hợp với biến động

trong kỳ kiểm kê tiếp theo. Bộ số liệu kiểm kê đất đai năm 2014 được trích xuất từ bản đồ điều tra kết quả kiểm kê đất đai (bản đồ cấp xã được sử dụng từ bản đồ địa chính đã được cơ quan có thẩm quyển phê duyệt). Vì vậy giữa 2 kỳ kiểm kê sẽ có sự sai lệch về số liệu (sai số khác).

Đất nông nghiệp năm 2016 là 2803,38 ha chiếm 49,57% tổng diện tích tự nhiên, giảm so với năm 2012 là 3080,6 ha; Đất phi nông nghiệp năm 2016 là 2680,13 ha chiếm 47,39% diện tích đất tự nhiên tăng so với năm 2012 là 2206,63 ha; Đất chưa sử

dụng năm 2016 là 171,45 ha chiếm 3,03% diện tích tự nhiên giảm so với năm 2012 là 375,69 ha.

Giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016 thành phố Hà Tĩnh đã đạt những thành

quả nhất định. Quá trình sử dụng đất hợp lý và hiệu quả đáp ứng được yêu cầu phát

triển kinh tế - xã hội, phát triển chỉnh trang khu dân cư phù hợp với quy hoạch phát

Nhìn chung, biến động sử dụng đất trên địa bàn thành phố trong giai đoạn 2012 - 2016 là phù hợp với tình hình, xu thế phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, trong đó nhóm đất phi nông nghiệp tăng lên, giảm đất chưa sử dụng. Tuy nhiên, sự biến động về

các chỉ tiêu tăng chưa phản ánh đúng bản chất quá trình tăng lên về diện tích các loại đất, đặc biệt là đất nông nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu là do thay đổi các tiêu thức thống kê, kiểm kê đất đai, bóc tách diện tích đất nông nghiệp nằm trong đất khu dân cư về đất nông

nghiệp, đồng thời một phần diện tích đất nông nghiệp được duyệt sẽ chuyển mục đích sử

dụng sang đất phi nông nghiệp nhưng chưa triển khai thực hiện.

Trong những năm qua việc cải tạo đất chưa sử dụng đưa vào sản xuất nông nghiệp,

phát triển lâm nghiệp và xây dựng đô thị... đã đạt được những kết quả đáng kể, góp phần

mở rộng diện tích đất đưa vào sử dụng, cũng như bảo vệ môi trường. Việc chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp (đặc biệt là đất trồng lúa ở các khu vực vùng ven nội thành) sang đáp ứng cho các mục đích phát triển cơ sở hạ tầng như: giao thông, thuỷ lợi,

phát triển khu dân cư... cũng như xây dựng các công trình kinh tế đều được cân nhắc kỹ lưỡng, phù hợp với quy hoạch đã được duyệt, đáp ứng các quy luật phát triển của Thành phố, trên nguyên tắc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả, tránh lãng phí.

Đất phi nông nghiệp tăng trong những năm qua tập trung chủ yếu vào các loại đất như đất chuyên dùng và đất ở nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng, xây

dựng các khu dân cư, các công trình dân sinh kinh tế. Điều này hoàn toàn phù hợp với

quy luật phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời cũng phần nào phản ánh quá trình phát triển đi lên của thành phố. Trong các loại đất phi nông nghiệp, đất chuyên dùng tăng

mạnh, tập trung chủ yếu vào các loại đất sản xuất kinh doanh, đất an ninh và đất có

mục đích công cộng cho thấy cơ sở hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật

của Thành phố đã được các cấp, ngành quan tâm đầu tư.

3.2.3 Tình hình quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố

3.2.3.1. Về ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng và tổ chức thực hiện

Sau khi Luật đất đai năm 2003 được ban hành và các văn bản dưới luật đã được

phổ biến đến tận cán bộ và nhân dân trên địa bàn thành phố, công tác quản lý và sử

dụng đất đai trong những năm qua luôn được quan tâm đúng mức, có sự chuyển biến

tích cực. Phòng Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng và trình UBND thành phố ban

hành nhiều văn bản về quản lý đất đai trên địa bàn; ban hành quy trình “Một cửa liên thông” để giải quyết thủ tục hành chính về cấp GCN QSD đất trên địa bàn; Nhìn

chung, công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai

và tổ chức thực hiện các văn bản đó trong những năm qua đã được thành phố tổ chức triển khai thực hiện tốt làm cơ sở cho việc thực hiện quản lý, sử dụng đất đai chặt chẽ,

các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng hợp lý, ổn định, phát huy tiềm năng đất đai một cách hợp lý, hiệu quả sử dụng đất ngày càng cao hơn.

Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 22/1/2014 của Thủ tướng Chính phủ,

UBND thành phố đã ban hành kế hoạch cụ thể và nhiều văn bản chỉ đạo triển khai thi

hành Luật Đất đai năm 2013 (hiệu lực thi hành 01/7/2014) trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh; chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND các phường, xã triển khai tốt các văn bản chỉ đạo của Sở Tài nguyên và Môi trường và các ngành cấp trên. Trong

năm 2015, Phòng Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu UBND thành phố ban hành 320 quyết định, 56 công văn để triển khai thực hiện các nội dung quản lý nhà nước

thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường; kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo nhằm đẩy nhanh tiến độ giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; xây dựng quy

trình một cửa liên thông giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến cấp GCN QSĐ trên địa bàn thành phố.

3.2.3.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính

Việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập

bản đồ hành chính được thực hiện trên cơ sở kết quả hoạch định lại ranh giới theo chỉ

thị 364/ CT ngày 06/11/1991 của Thủ Tướng Chính phủ. Ranh giới giữa thành phố Hà Tĩnh và các huyện giáp ranh được xác định bằng yếu tố địa vật cố định hoặc mốc giới và được chuyển vẽ lên bản đồ.

Hồ sơ địa giới hành chính được hoàn thiện trên cơ sở bản đồ địa hình; xác định địa giới hành chính các phường, xã trên địa bàn thành phố; ranh giới hành chính cơ

bản ổn định, việc xảy ra tranh chấp chỉ là cục bộ.

3.2.3.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

- Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính: 16/16 phường, xã, đã hoàn thành công tác đo đạc lập bản đồ địa chính chính quy.

- Công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất:

công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thực hiện theo quy định của pháp luật

về đất đai, theo định kỳ 5 năm 1 lần trên phạm vi toàn thành phố. Thực hiện kiểm kê đất đai năm 2010 và năm 2015 thành phố Hà Tĩnh đã lập được hệ thống bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện năm 2010 và năm 2014; lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã năm 2010 và năm 2014.

- Công tác lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất: Năm 2009 thành phố đã xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2009 -

2015) cấp huyện.

- Công tác điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất được thực hiện định kỳ.

3.2.3.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2009- 2015) thành phố Hà Tĩnh đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 4318/QĐ- UBND ngày 31/12/2009 của UBND tỉnh Hà Tĩnh. Trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt, UBND thành phố đã chỉ đạo các ban, ngành chức năng tổ chức tuyên truyền

giáo dục pháp luật về đất đai; công bố công khai quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020,

kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2009-2015) đến từng phường, xã để mọi tổ chức, cá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai ở thành phố hà tĩnh, tỉnh hà tĩnh (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)