Kiến nghị hoàn thiện pháp luật

Một phần của tài liệu Pháp luật về tạo lập vốn chủ sở hữu của công ty cổ phần (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 91 - 98)

Về vấn đề định giá tài sản góp vốn, Luật Doanh nghiệp 2020 cần bổ sung quy

định hoặc có quy định hướng dẫn để làm rõ vấn đề cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị theo hướng đưa ra các dấu hiệu để xác định như thế nào là cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị của tài sản góp vốn tại thời điểm góp vốn.

Về trách nhiệm liên đới khi định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế

của tài sản tại thời điểm góp vốn, Luật Doanh nghiệp 2020 nên bổ sung các căn cứ

xác định mức độ chịu trách nhiệm cụ thể mà các cổ đông sáng lập, các thành viên HĐQT, người góp vốn phải gánh chịu khi định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm góp vốn theo hướng: (1) Trường hợp tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp được cố ý định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các cổ đông sáng lập đã chấp thuận kết quả định giá cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời, liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế. Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác, tỷ lệ góp thêm, tỷ lệ trách nhiệm vật chất đối với thiệt hại gây ra cho công ty mà các thành viên, các cổ đông sáng lập đã chấp thuận nói trên phải chịu được xác định tương ứng với tỉ lệ phần trăm vốn góp của các thành viên, các cổ đông sáng lập được ghi trong Điều lệ của công ty. (2) Trường hợp tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động (do các cổ đông hiện hữu góp thêm vốn hoặc do công ty tiếp nhận vốn góp từ cổ đông mới) được cố ý định giá cao hơn so với giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, thành viên HĐQT đã chấp thuận kết quả định giá này cùng liên đới góp thêm bằng số

chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế. Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác, tỷ lệ góp thêm và tỷ lệ trách nhiệm vật chất đối với thiệt hại gây ra cho công ty mà các thành viên HĐQT, người góp vốn nói trên phải chịu là bằng nhau (do không phải thành viên HĐQT nào cũng bắt buộc phải là cổ đông của công ty, sở hữu cổ phần trong công ty nên không thể xác định trên tỉ lệ phần trăm vốn góp).

Về việc hạch toán tài sản vô hình, cần phải có quy định rõ ràng và cụ thể hơn

nữa để các doanh nghiệp có thể có căn cứ áp dụng, tránh việc lúng túng không biết quy định nào sẽ áp dụng cho trường hợp của mình cũng như tránh đặt ra gánh nặng cho các cơ quan nhà nước, đồng thời cũng tránh việc lạm quyền, lạm dụng sự không rõ ràng của pháp luật để đưa ra các quy định trái với các nguyên tắc chuẩn mực của hệ thống pháp luật. Luật Doanh nghiệp ghi rõ là được phép góp vốn bằng tài sản mang tính chất là sở hữu trí tuệ, nghĩa là pháp luật thừa nhận điều này nên chúng ta cần có hành lang pháp lý để doanh nghiệp có thể hạch toán được tài sản và được công nhận.

Về việc phát hành cổ phần cho cổ đông hiện hữu theo pháp luật doanh nghiệp,

tác giả đưa ra đề xuất nên quay lại quy định tại phiên bản chào bán cổ phần riêng lẻ theo Luật Doanh nghiệp 2014, khi mà việc chào bán cổ phần riêng lẻ được tách biệt hoàn toàn khỏi việc chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu, CTCP có thể phát hành cổ phần mới cho các nhà đầu tư là bên thứ ba mà không cần phải có được sự từ bỏ hoặc tuân thủ quyền ưu tiên mua của các cổ đông hiện hữu.

Đối với phương thức chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu, tác giả cho rằng

nên sửa đổi khoản 3 Điều 124 Luật Doanh nghiệp 2020 theo hướng chỉ quy định HĐQT có quyền bán số cổ phần được quyền chào bán còn lại cho cổ đông của công ty khi cổ đông hoặc người nhận chuyển quyền ưu tiên mua không đăng ký mua hết (không bán cho người khác) với giá bán không được thấp hơn với giá bán dành cho

Ngoài ra, cần xây dựng và bổ sung cơ chế kiểm tra và giám sát tiến độ góp vốn, chế độ báo cáo tiến độ góp vốn chủ sở hữu của CTCP và hoàn thiện quy định pháp luật về chế độ lập và công khai báo cáo tài chính cũng như xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan không thực hiện đúng các quy định này.

KẾT LUẬN

Pháp luật đóng vai trò quyết định đến hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và CTCP nói riêng. Hệ thống pháp luật đa dạng, phức tạp và không phải lúc nào cũng có sự đồng bộ, thống nhất, rõ ràng đối với các chế định điều chỉnh doanh nghiệp, từ lúc doanh nghiệp thành lập đến khi hoạt động, phát triển. Thông qua việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về tạo lập vốn chủ sở hữu của CTCP, tác giả mong muốn có thể góp phần hệ thống hóa và làm rõ hơn các quy định này về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Qua đó, góp phần vào quá trình nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện những quy định này thống nhất và cụ thể hơn, tạo điều kiện cho CTCP, cổ đông và nhà đầu tư có đủ cơ sở pháp lý, hiểu biết và vận dụng đúng đắn các quy định liên quan, đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông công ty, tạo niềm tin cho khách hàng cũng như đảm bảo khả năng thanh toán và tạo ra lợi nhuận tối ưu.

Với tinh thần đó, luận văn này đã phân tích và làm rõ các khía cạnh và quy định của pháp luật điều chỉnh vốn chủ sở hữu và tạo lập vốn chủ sở hữu của CTCP, trong mối tương quan giữa các chủ thể là cổ đông, công ty, chủ nợ, cơ quan quản lý; nhằm hiểu tường tận hơn bản chất quy định, tìm ra các điểm bất cập, hạn chế và từ đó đưa ra các khuyến nghị, đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến tạo lập vốn chủ sở hữu của CTCP.

Do trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế, người viết hy vọng nhận được những ý kiến phản biện và góp ý quý báu để luận văn được hoàn thiện và tạo ra ý nghĩa thiết thực trong việc xây dựng các quy định pháp luật về tạo lập vốn chủ sở hữu của CTCP.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Văn bản quy phạm pháp luật:

1. Luật Doanh nghiệp (Luật số 68/2014/QH13) ngày 26/11/2014.

2. Luật Doanh nghiệp (Luật số 59/2020/QH14) ngày 17/6/2020.

3. Luật Chứng khoán (Luật số 70/2006/QH11) ngày 29/6/2006.

4. Luật Chứng khoán (Luật số 62/2010/QH12) ngày 24/11/2010.

5. Luật Chứng khoán (Luật số 54/2019/QH14) ngày 26/11/2019.

6. Bộ luật Dân sự (Luật số 91/2015/QH13) ngày 24/11/2015.

7. Luật Đầu tư (Luật số 61/2020/QH14) ngày 17/6/2020.

8. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Luật số 80/2015/QH13) ngày 22/6/2015.

9. Nghị định số 126/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/11/2017 về chuyển

doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành CTCP.

10. Nghị định số 50/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/6/2016 về xử phạt vi

phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

11. Nghị định số 209/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/12/2013 quy định chi

tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng.

12. Nghị định số 155/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/12/2020 quy định chi

tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.

13. Nghị định 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ ngày 04/01/2021 về đăng ký

doanh nghiệp.

14. Nghị định 78/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/09/2015 về đăng ký

doanh nghiệp.

15. Nghị định 91/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/10/2015 về đầu tư vốn

nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.

16. Thông tư số 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 22/12/2014 về hướng

dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.

17. Thông tư 133/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 26/8/2016 hướng dẫn

chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa.

18. Thông tư số 09/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 29/01/2015 hướng dẫn

giao dịch tài chính của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 222/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/12/2013 về thanh toán bằng tiền mặt.

19. Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 31/12/2013 hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng.

20. Thông tư 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 25/4/2013 hướng dẫn chế

độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.

21. Thông tư số 19/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 20/3/2003 hướng dẫn

điều chỉnh tăng, giảm vốn điều lệ và quản lý cổ phiếu quỹ trong CTCP.

22. Thông tư số 03/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 26/2/2016 hướng dẫn

một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp.

B. Tài liệu tham khảo

23.Bùi Tuấn Anh (2015), Pháp luật về vốn chủ sở hữu trong công ty cổ phần ở

Việt Nam, Luật văn thạc sĩ, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

24.Nguyễn Trung Dương, Tô Hồng Dung, “Điểm mới của Luật Doanh nghiệp

2020 về chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết”, Hội thảo Những điểm

mới của Luật Doanh nghiệp 2020 tại ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh tháng 9/2020.

25.Phạm Quang Trung (Chủ biên) (2012), Giáo trình Quản trị Tài chính doanh

nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.

26.Phan Thị Cúc, Nguyễn Trung Trực, Từ Thị Hoàng Lan, Đỗ Hà Vinh (2009),

Tài chính doanh nghiệp (tập 3), Nhà xuất bản Tài chính.

27.Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật Thương mại Việt Nam,

Nhà xuất bản Tư pháp.

28.Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2016), Giáo trình Pháp luật về chủ

thể kinh doanh (tái bản lần 1, có sửa đổi bổ sung), Nhà xuất bản Hồng Đức.

29.Từ Thanh Thảo (2011), Những vấn đề pháp lý về vốn điều lệ công ty cổ phần,

Luật văn thạc sĩ, ĐH Luật TP.HCM.

Tài liệu từ internet

30.Bạch Dương, “Vốn điều lệ Ngân hàng Quân đội lên 16.312 tỷ đồng sau sáp

nhập”, https://vnexpress.net/von-dieu-le-ngan-hang-quan-doi-len-16-312-ty-

dong-sau-sap-nhap-3291334.html, truy cập ngày 15/7/2021.

31.Đỗ Mến, “Cận cảnh chiêu góp vốn ảo tại Công ty Đầu tư và Du lịch An

Phát”, https://tinnhanhchungkhoan.vn/can-canh-chieu-gop-von-ao-tai-cong-

32.Hà Lâm, “Chuyển đổi nợ thành vốn góp trong doanh nghiệp- lợi nhiều vẫn tiềm ẩn không ít rủi ro”, http://kinhtedothi.vn/chuyen-doi-no-thanh-von-gop-

trong-doanh-nghiep-loi-nhieu-van-tiem-an-khong-it-rui-ro-404364.html, truy

cập ngày 15/7/2021.

33.Hồng Phúc, “Bibica (BBC) phát hành cổ phiếu, sáp nhập với Công ty phân

phối hàng tiêu dùng PAN”, https://tinnhanhchungkhoan.vn/bibica-bbc-phat-

hanh-co-phieu-sap-nhap-voi-cong-ty-phan-phoi-hang-tieu-dung-pan-

post273349.html, truy cập ngày 15/7/2021.

34.Hữu Đạo, “Chào bán cổ phần, “kẻ chỉ” cho hai đối tượng”,

https://tinnhanhchungkhoan.vn/chao-ban-co-phan-ke-chi-cho-hai-doi-tuong-

post94437.html, truy cập ngày 15/7/2021.

35.Kim Giang, “Không phải cứ mua cổ phiếu quỹ là cứu giá”,

https://saigondautu.com.vn/chung-khoan/khong-phai-cu-mua-co-phieu-quy-

la-cuu-gia-63795.html, truy cập ngày 15/7/2021.

36.Lê Minh Thái, “Hoàn thiện pháp luật về góp vốn bằng nhãn hiệu hàng hóa tại

Việt Nam”, https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/tai-chinh-doanh-

nghiep/hoan-thien-phap-luat-ve-gop-von-bang-nhan-hieu-hang-hoa-tai-viet-

nam-127849.html, truy cập ngày 15/7/2021.

37.Lê Vũ Nam, “Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi): Quy định về mua lại cổ

phần cần tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động giao dịch cổ phiếu quỹ”, http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=208221, truy cập ngày 21/6/2021.

38.Mai Chi (Dân Trí), “Vực dậy "ông trùm" ngành gỗ: Cú "bắt tay" bất ngờ của

đại gia Mai Hữu Tín và bầu Thắng”, http://www.truyenhinhthanhhoa.vn/kinh-

te/201810/vuc-day-ong-trum-nganh-go-cu-bat-tay-bat-ngo-cua-dai-gia-mai-

huu-tin-va-bau-thang-8155295/, truy cập ngày 15/7/2021.

39.Minh Long, Hoàng Quân, “Trò "ảo thuật" góp vốn của nữ Giám đốc Dự án

Đồi 79 Mùa xuân”, https://anninhthudo.vn/tro-ao-thuat-gop-von-cua-nu-

giam-doc-du-an-doi-79-mua-xuan-post319586.antd, truy cập ngày 15/7/2021.

40.Ngô Thị Phương Thảo và Đỗ Thị Mai Thư, “Những vấn đề lý luận về chủ thể

định giá tài sản góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh

nghiệp năm 2014”, https://tailieu.vn/doc/nhung-van-de-ly-luan-ve-chu-the-

dinh-gia-tai-san-gop-von-vao-doanh-nghiep-theo-quy-dinh-cua-luat-doa-

41.Nguyễn Việt Tùng, “Mệnh giá cổ phiếu: Đã đến lúc phải thay đổi”, https://tinnhanhchungkhoan.vn/menh-gia-co-phieu-da-den-luc-phai-thay-doi-

post224537.html, truy cập ngày 15/7/2021.

42.Nguyễn Thanh Tùng, “Những hạn chế, bất cập về thành lập, góp vốn vào

doanh nghiệp trong LDN 2014”, https://hocluat.vn/nhung-han-che-bat-cap-

ve-thanh-lap-gop-von-vao-doanh-nghiep-trong-ldn-2014/, truy cập ngày

15/7/2021.

43.Phạm Thanh Hữu, “Công ty Veil Infrastructure Limited và Công ty cổ phần

xây dựng giao thông Đức Hạnh tranh chấp hợp đồng vay chuyển đổi nợ thành

vốn góp”, https://danluat.thuvienphapluat.vn/cong-ty-veil-infrastructure-

limited-va-cong-ty-co-phan-xay-dung-giao-thong-duc-ha-93400.aspx, truy

cập ngày 15/7/2021.

44.Quỳnh Lê, “Mua cổ phiếu quỹ không còn dễ”,

https://tinnhanhchungkhoan.vn/mua-co-phieu-quy-khong-con-de-

post255110.html, truy cập ngày 15/7/2021.

45.Thảo Nguyên, “Sở KH-ĐT TPHCM báo cáo Bộ Công an về một 8X đăng ký

vốn điều lệ cho 2 doanh nghiệp lên tới 525 nghìn tỉ đồng”, https://cafebiz.vn/so-kh-dt-tphcm-bao-cao-bo-cong-an-ve-mot-8x-dang-ky- von-dieu-le-cho-2-doanh-nghiep-len-toi-525-nghin-ti-dong-

20210601105724506.chn, truy cập ngày 15/7/2021.

46.Thúy Nguyễn, “Dự án Đồi 79 Mùa Xuân: án nặng cho cựu Giám đốc”,

https://baodauthau.vn/du-an-doi-79-mua-xuan-an-nang-cho-cuu-giam-doc-

post39560.html, truy cập ngày 15/7/2021.

47.Trương Quốc Hưng và Lê Đức Hiền, “Hoàn thiện pháp luật về góp vốn kinh

doanh bằng giá trị nhãn hiệu”, https://luatsubinhduong.vn/tin-phap-luat/142-

hoan-thi-n-phap-lu-t-v-gop-v-n-kinh-doanh-b-ng-gia-tr-nhan-hi-u.html, truy

cập ngày 15/7/2021.

48.Tuệ Lâm, ““Lỗ hổng” pháp luật giúp cổ đông làm giàu thông qua việc “thâu

tóm” cổ phần”, https://phaply.net.vn/lo-hong-phap-luat-giup-co-dong-lam-

giau-thong-qua-viec-thau-tom-co-phan-a163563.html, truy cập ngày

15/7/2021.

49.Công văn số 3628/TCT-CS ngày 5 tháng 9 năm 2007 của Tổng cục thuế về

việc Thuế TNDN đối với Khoản thu nhập được chia từ thặng dư vốn cổ phần

bằng cổ phiếu, https://vanbanphapluat.com/cong-van-so-3628-tct-cs-ve-viec-

thue-tndn-doi-voi-khoan-thu-nhap-duoc-chia-tu-thang-du-von-co-phan-bang-

Một phần của tài liệu Pháp luật về tạo lập vốn chủ sở hữu của công ty cổ phần (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 91 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)