Định giá tài sản góp vốn

Một phần của tài liệu Pháp luật về tạo lập vốn chủ sở hữu của công ty cổ phần (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 34 - 37)

Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định các vấn đề cơ bản của định giá tài sản góp vốn. Khoản 1 Điều này quy định rằng: “Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá định giá và được thể hiện thành Đồng Việt

hợp nhận vốn góp bằng tài sản phải phản ánh tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu theo giá đánh giá lại của tài sản được các bên góp vốn chấp nhận.

Việc định giá tài sản góp vốn phải được thực hiện khi cổ đông góp vốn, trừ trường hợp tài sản này là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc vàng. Các

tài sản này phải được định giá và thể hiện thành Đồng Việt Nam. “Việc định giá tài

sản góp vốn ở hai thời điểm thành lập doanh nghiệp và khi doanh nghiệp đang hoạt động chỉ khác nhau ở thẩm quyền định giá còn trách nhiệm và chu trình định giá là hoàn toàn giống nhau. Những người có thẩm quyền có thể sẽ trực tiếp tiến hành hoặc thuê những công ty kiểm toán hay các tổ chức kinh tế có chức năng định giá tài sản”7.

Tại thời điểm thành lập công ty, việc định giá có thể do cổ đông sáng lập (theo nguyên tắc đồng thuận) hoặc tổ chức thẩm định giá định giá. Tuy nhiên, nếu do tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số cổ đông sáng lập chấp thuận.

Quy định này đặt ra trách nhiệm lớn đối cổ đông sáng lập bởi họ là chủ thể được luật pháp trao quyền có chấp nhận hay không chấp nhận giá trị được định giá của tài sản góp vốn. Khi không có sự tham gia của tổ chức định giá tài sản, các cổ đông sẽ tự mình định ra giá trị của tài sản góp vốn. Và tài sản chỉ được thông qua trở thành tài sản góp vốn vào công ty khi toàn bộ cổ đông sáng lập đồng ý, nhất trí

với giá trị được định ra của tài sản này. “Nguyên tắc “nhất trí” sẽ hạn chế đến mức

thấp nhất những tranh chấp có thể xảy về giá trị tài sản góp vốn (căn cứ để phân chia lợi nhuận cũng như nghĩa vụ đối với doanh nghiệp) giữa các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc trong trường hợp có xảy ra tranh chấp thì căn cứ vào kết quả định giá đã được nhất trí, cơ quan tài phán có cơ sở để đưa ra quyết định xử lý vụ

tranh chấp một cách nhanh chóng, công bằng, hợp lý”8.

7 Lê Minh Thái, “Hoàn thiện pháp luật về góp vốn bằng nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam”,

https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/tai-chinh-doanh-nghiep/hoan-thien-phap-luat-ve-gop-von- bang-nhan-hieu-hang-hoa-tai-viet-nam-127849.html, truy cập ngày 15/7/2021.

8 Ngô Thị Phương Thảo và Đỗ Thị Mai Thư, “Những vấn đề lý luận về chủ thể định giá tài sản góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014”, https://tailieu.vn/doc/nhung-van-de-ly-luan- ve-chu-the-dinh-gia-tai-san-gop-von-vao-doanh-nghiep-theo-quy-dinh-cua-luat-doa-2036495.html, truy cập ngày 15/7/2021.

Còn trong trường hợp có sự tham gia của tổ chức định giá tài sản, thì tỉ lệ chấp thuận cần thiết để trở thành tài sản góp vốn là 50% cổ đông sáng lập sau khi tổ chức định ra công bố giá trị tài sản. Điều này đảm bảo nguyên tắc trung thực và minh bạch trong việc định giá tài sản. Trong trường hợp nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế của tài sản, cổ đông sáng lập là chủ thể sẽ phải chịu trách nhiệm liên đới trong việc góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá và chịu trách nhiệm với thiệt hại phát sinh. Quy định này giúp các cổ đông nhận biết được rõ trách nhiệm của mình để định giá chính xác, tránh tình trạng định giá ảo. Tuy nhiên, theo tác giả, cách sắp xếp từ ngữ trong quy định về trách nhiệm khi định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế chưa rõ ràng. Cụ thể, đoạn 2 khoản 2 Điều 36

Luật Doanh nghiệp 2020 quy định rằng: “Trường hợp tài sản góp vốn được định giá

cao hơn so với giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao

hơn giá trị thực tế”. Như thế, sẽ có hai cách hiểu có thể xảy ra. Một là, trong mọi

trường hợp định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì cổ đông sáng lập đều phải liên đới góp thêm số chênh lệch; còn trách nhiệm đối với thiệt hại thì chỉ phát sinh khi việc định giá tài sản cao hơn giá trị thực tế được thực hiện là do lỗi cố ý. Hai là, cả trách nhiệm liên đới góp thêm số chênh lệch và trách nhiệm đối với thiệt hại phát sinh chỉ xảy ra khi cổ đông sáng lập cố ý định giá cao hơn giá trị thực tế của tài sản góp vốn. Nghĩa là nếu việc định giá cao là do lỗi vô ý, thì cổ đông sáng lập sẽ không phải chịu trách nhiệm. Tác giả đồng ý với cách hiểu thứ hai, bởi vì cổ đông có thể là những cá nhân không có chuyên môn trong việc định giá tài sản, hơn nữa, hình thái và loại tài sản góp vốn rất rộng, do đó, tình trạng định giá sai khác, chênh lệch so với giá trị thực luôn có khả năng xảy ra. Đây là lỗi vô ý, nếu từ nguyên nhân này mà các cổ đông sáng lập phải chịu trách nhiệm khi không thể chứng minh được yếu tố “vô ý” của họ, thì vô

hình chung sẽ gây ra áp lực lớn cho các chủ thể liên quan khi tiến hành định giá tài sản góp vốn. Đồng thời, việc xác định thế nào là cố ý định giá tài sản cao hơn giá trị thật của tài sản thì Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn lại cũng không nêu rõ.

Đối với trường hợp góp vốn vào CTCP trong quá trình hoạt động, quyền chấp thuận đối với giá trị tài sản góp vốn được trao cho HĐQT và người góp vốn thỏa thuận với nhau hoặc tổ chức thẩm định giá định giá (và sau đó thì người góp vốn và HĐQT xem xét chấp thuận).

Tương tự các phân tích ở trên đối với thời điểm lúc thành lập công ty, đối với tình huống tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế, chủ thể có quyền chấp thuận giá trị tài sản vào trước đó (người góp vốn và thành viên HĐQT) sẽ liên đới chịu trách nhiệm góp thêm số chênh lệch và chịu trách nhiệm đối với thiệt hại phát sinh do việc cố ý định giá tài sản cao hơn đó.

Một phần của tài liệu Pháp luật về tạo lập vốn chủ sở hữu của công ty cổ phần (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 34 - 37)