Cổ phiếu quỹ

Một phần của tài liệu Pháp luật về tạo lập vốn chủ sở hữu của công ty cổ phần (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 62 - 66)

Như đã phân tích ở trên, cổ phiếu quỹ là cổ phiếu của chính công ty phát hành, sau đó được chính công ty mua lại từ nguồn vốn của chính mình. Khoản 3 Điều 3

của Nghị định 155/2020/NĐ-CP: “Cổ phiếu quỹ là cổ phiếu đã phát hành bởi công

ty cổ phần và được mua lại bởi công ty đó”. Đây được xem là cổ phiếu chung của

tất cả các cổ đông trong CTCP. Cổ phiếu quỹ, do vậy, sẽ có các đặc điểm sau: (1) cổ phiếu quỹ là cổ phiếu đã bán và được chính CTCP mua lại. Chủ thể bán là các nhà đầu tư sở hữu cổ phần của công ty; (2) cổ phiếu quỹ không phải là một loại chứng khoáng mới của CTCP. Về nguyên tắc, CTCP có thể mua cổ phần phổ thông hoặc cổ phần ưu đãi làm cổ phiếu quỹ. Cổ phiếu quỹ thuộc sở hữu chung của công ty và được loại trừ không chia cổ tức cho cổ phiếu quỹ (cổ tức bằng tiền mặt và cổ tức bằng cổ phiếu) (3) việc CTCP mua lại cổ phiếu của mình làm cổ phiếu quỹ không phải là hành vi kinh doanh. Bởi lẽ, nếu CTCP kinh doanh trên chính cổ phiếu của mình thì sẽ tạo ra một môi trường đầu tư không bình đẳng, vì tổ chức phát hành sẽ cạnh tranh với các nhà đầu tư để kiếm lời trong điều kiện hoàn toàn không bình đẳng về thông tin và cả tiềm lực tài chính, trái với nguyên tắc minh bạch và công bằng; đồng thời, sẽ làm sai lệch mục đích và định hướng của CTCP là thu hút và huy động vốn cho sản xuất, kinh doanh. Chính vì vậy, ngay tại khoản 3 phần I của Thông tư 19/2003/TT-BTC đã quy định rằng các hoạt động mua, bán cổ phiếu quỹ để huy động vốn đều không phải là hoạt động kinh doanh tài chính của CTCP. Các khoản chênh lệch tăng do mua, bán cổ phiếu quỹ lớn hơn so với mệnh giá phải được hạch toán vào tài khoản thặng dư vốn, không hạch toán vào thu nhập tài chính của doanh nghiệp. Không tính thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng đối với

các khoản thặng dư này. “Cổ phiếu quỹ được xem là công cụ để cấu trúc lại vốn của

công ty, không phải là một tài sản/ thu nhập của công ty”22.

Trước đây, Luật Doanh nghiệp 2005 có quy định về việc CTCP mua lại cổ phần theo quyết định của cổ đông hoặc theo quyết định của công ty, đồng thời quy định điều kiện thanh toán và xử lý các cổ phần mua lại. Theo đó, Điều 90, Điều 91 và Điều 92 của Luật Doanh nghiệp 2005 vẫn chỉ có quy định rằng cổ phiếu quỹ được mua được coi là cổ phần thu về và thuộc số cổ phần được quyền chào bán,

22Lê Vũ Nam, “Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi): Quy định về mua lại cổ phần cần tạo cơ sở

pháp lý cho hoạt động giao dịch cổ phiếu quỹ”,

không quy định về trách nhiệm giảm vốn điều lệ của công ty. Tương đồng với Luật Doanh nghiệp 2005, Điều 30 Luật Chứng khoán 2006 cũng có quy định về việc mua lại cổ phần của công ty đại chúng. Cụ thể, công ty đại chúng có cổ phiếu niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán khi mua lại cổ phiếu của chính mình phải thực hiện theo quy định tại các Điều 90, 91 và 92 của Luật doanh nghiệp. Tương tự, Thông tư số 19/2003/TT-BTC cũng có những quy định khá chi tiết về cổ phiếu quỹ. Theo quy định tại tiết d khoản 1 phần III của Thông tư 19/2003/TT-BTC, công ty có thể chọn lựa thực hiện giảm vốn hay không giảm vốn điều lệ đều được, nó tùy thuộc vào quyết định của ĐHĐCĐ và pháp luật trong giai đoạn này.

Tuy nhiên, đến khi Luật Doanh nghiệp 2014 thay thế Luật Doanh nghiệp 2005, Điều 129, Điều 130 quy định về việc mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông hoặc theo quyết định của công ty tương tự như Luật Doanh nghiệp 2005. Sự khác biệt nằm ở quy định về điều kiện thanh toán và xử lý các cổ phần được mua lại tại Điều 131 của Luật Doanh nghiệp 2014. Nếu như Luật Doanh nghiệp 2005 quy định số cổ phần mua lại là số cổ phần thu về và được quyền chào bán, thì Điều 131 Luật Doanh nghiệp 2014 coi đây là cổ phần chưa bán và công ty phải làm thủ tục điều chỉnh giảm vốn điều lệ tương ứng với tổng giá trị mệnh giá các cổ phần được công ty mua lại trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán mua lại cổ phần, trừ trường hợp pháp luật chứng khoán có quy định khác. Tại thời điểm Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực, Luật Chứng khoán 2006 vẫn còn hiệu lực và do có quy định khác nhau giữa Luật Doanh nghiệp và Luật Chứng khoán nên từ đó đến nay quy định này chưa áp dụng với công ty đại chúng. Quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 được xây dựng để phù hợp với các CTCP trong đó có rất nhiều công ty không phải công ty đại chúng và không niêm yết. Để phù hợp với thị trường chứng khoán, công ty niêm yết, công ty đại chúng, Luật Doanh nghiệp 2014 đã trao

quyền: “trừ trường hợp pháp luật chứng khoán quy định khác” nhưng khi sửa đổi

Luật Chứng khoán 2006, “cơ quan soạn thảo đã đưa quy định bắt buộc giảm vốn

nghiệp và Luật Chứng khoán, tránh xung đột quy định giữa công ty đại chúng và

công ty chưa đại chúng”23. Điều 36 của Luật Chứng khoán 2019 quy định về việc

công ty đại chúng mua lại cổ phiếu quỹ của chính mình khá chi tiết từ điều kiện để mua lại cổ phiếu, trường hợp không được mua lại, đến một số các quy định cụ thể về các trường hợp mua lại,... Tuy nhiên, cơ chế xử lý cổ phần mua lại tương tự như Luật Doanh nghiệp 2014, khoản 5 Điều này quy định công ty phải coi đây là số cổ phần chưa bán và phải làm thủ tục giảm vốn điều lệ tương ứng với tổng giá trị tính theo mệnh giá số cổ phiếu được công ty mua lại trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán mua lại cổ phiếu. Khoản 4 Điều 310 (Điều khoản chuyển tiếp) của Nghị định 155/2020/NĐ-CP có quy định xử lý riêng đối với cổ phiếu quỹ của doanh nghiệp đã mua trước thời điểm Luật Chứng khoán 2020 có hiệu lực (ngày 01/01/2021), theo đó, doanh nghiệp được bán cổ phiếu quỹ, dùng cổ phiếu quỹ làm cổ phiếu thưởng theo quy định tại Luật Chứng khoán 2006 và các văn bản quy định chi tiết thi hành các văn bản trên. Tuy nhiên, các công ty trên không được mua lại cổ phiếu của chính mình cho đến khi hoàn thành việc xử lý số cổ phiếu quỹ đã mua trước đó trừ trường hợp mua lại cổ phiếu của người lao động theo quy chế phát hành cổ phiếu cho người lao động của công ty, mua lại cổ phiếu lẻ theo phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật Chứng khoán 2020. Về pháp luật doanh nghiệp, kế thừa Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Doanh nghiệp 2020 (tại Điều 134) cũng tiếp tục quy định về trách nhiệm thực hiện thủ tục điều chỉnh giảm vốn điều lệ tương ứng khi công ty mua lại cổ phiếu quỹ.

Xét đến pháp luật kế toán, cho đến hiện tại, các quy định của pháp luật kế toán doanh nghiệp liên quan đến cổ phiếu quỹ vẫn được áp dụng theo quy định tại Điều 73 của Thông tư 200/2014/TT-BTC và Điều 54 Thông tư 133/3016/TT-BTC. Theo đó, Điều 73 của Thông tư 200/2014/TT-BTC cũng có quy định về định nghĩa của cổ phiếu quỹ, đó là cổ phiếu do công ty phát hành và được mua lại bởi chính công ty

23 Quỳnh Lê, “Mua cổ phiếu quỹ không còn dễ”, https://tinnhanhchungkhoan.vn/mua-co-phieu-quy-khong- con-de-post255110.html, truy cập ngày 15/7/2021.

phát hành, nhưng nó không bị huỷ bỏ và sẽ được tái phát hành trở lại trong khoảng thời gian theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Ngoài ra, hai Thông tư quy định thêm nguyên tắc kế toán và kết cấu, phương pháp kế toán của cổ phiếu quỹ. Có thể cách quy định này hướng đến điều chỉnh kế toán cho các công ty đại chúng theo pháp luật chứng khoán. Tuy nhiên, hiện tại, khi Luật Chứng khoán 2019 đã chính thức có hiệu lực thì các quy định này đã trở nên không còn phù hợp và cần được thay thế.

Một phần của tài liệu Pháp luật về tạo lập vốn chủ sở hữu của công ty cổ phần (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 62 - 66)