Chênh lệch đánh giá lại tài sản: Theo quy định tại Điều 68 của Thông tư 200/2014/TT-BTC thì tài sản được đánh giá lại chủ yếu sẽ là tài sản cố định, bất động sản đầu tư, một số trường hợp có thể và cần thiết đánh giá lại vật tư, công cụ, dụng cụ, thành phẩm, hàng hóa, sản phẩm dở dang,… Tài khoản 412 được dùng để phản ánh số chênh lệch do đánh giá lại tài sản hiện có và tình hình xử lý số chênh lệch đó ở doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc phản ánh vào tài khoản này các chênh lệch đánh giá lại tài sản chỉ được thực hiện trong các trường hợp: khi có quyết định của Nhà nước về đánh giá lại tài sản; khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật; không phản ánh trong trường hợp đưa tài sản đi góp vốn đầu tư vào đơn vị khác, thay đổi hình thức sở hữu. Giá trị tài sản được xác định lại trên cơ sở bảng giá Nhà nước quy định, Hội đồng định giá tài sản hoặc cơ quan thẩm định giá chuyên nghiệp xác định.
Chênh lệch tỷ giá hối đoái: Điều 69 của Thông tư 200/2014/TT-BTC đã quy
định chi tiết về việc ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái trong các giao dịch thực tế để áp dụng vào tỷ giá trong kế toán. Chênh lệch tỷ giá được ghi nhận trong vốn chủ sở hữu ở tài khoản 413, được ghi Nợ khi lỗ tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ; lỗ tỷ giá trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thực hiện dự án, công trình trọng điểm quốc gia gắn với nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh, quốc phòng hoặc kết chuyển lãi tỷ giá vào doanh thu hoạt động tài chính; và được ghi Có khi có các trường hợp ngược lại. Tài khoản 413 sẽ phản ánh Phản ánh số chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lãi, lỗ tỷ giá) cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh, kể cả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản hoặc phản ánh số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ trong giai đoạn trước hoạt động (chỉ áp dụng cho doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thực hiện dự án, công trình trọng điểm quốc gia gắn với nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh, quốc phòng).
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: Việc ghi nhận lợi nhuận sau thuế chưa phân phối được thực hiện theo Điều 74 của Thông tư 200/2014/TT-BTC, vào tài khoản 412. Tài khoản này dùng để phản ánh kết quả kinh doanh (lãi, lỗ) sau thuế thu nhập doanh nghiệp và tình hình phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ của doanh nghiệp. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được phản ánh tại đây và sau đó sẽ được phân chia lợi nhuận cho doanh nghiệp bằng các cách thức như trích lập các quỹ, bổ sung vốn đầu tư của chủ sở hữu, chia cổ tức, lợi nhuận cho các cổ đông, các nhà đầu tư.
(i) Việc trả cổ tức, lợi nhuận được chia cho các cổ đông có thể được thực hiện bằng tiền mặt sẽ ghi Nợ TK 421, có TK 338, TK 111, 112.
(ii) Trường hợp công ty trả cổ tức bằng cổ phiếu phát hành thêm cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối thì được ghi Nợ TK 412, Có TK 4111 và Có TK 4112 – thặng dư vốn cổ phần nếu có sự chênh lệch giữ giá phát hành cao
hơn mệnh giá). Phần lợi nhuận này hay còn được gọi là lợi nhuận tái đầu tư. “Khi
công ty để lại một phần lợi nhuận trong năm cho tái đầu tư, tức là không dùng số lợi nhuận đó để chia lãi cổ phiếu. Các cổ đông không được nhận số tiền lãi cố phiếu nhưng bù lại, họ có quyền sở hữu số vốn cổ phần tăng lên của công ty… Khi giải quyết vấn đề cổ tức và tái đầu tư, chính sách phương pháp cổ tức của CTCP phải lưu ý đến một số yếu tố có liên quan như: tổng số lợi nhuận ròng trong kỳ; mức chia lãi trên cổ phiếu của các năm trước; sự xếp hàng cổ phiếu trên thị trường và tính ổn định của thị giá cổ phiếu của công ty, tâm lý và đánh giá của công chúng
về cổ phiếu đó; hiệu quả của việc tái đầu tư26”.
(iii) Khi công ty trích lập các quỹ từ kết quả hoạt động kinh doanh (phần lợi nhuận để lại của doanh nghiệp): sẽ ghi Nợ TK 412 và ghi Có vào các TK quỹ liên quan.
Bên cạnh đó, sau khi trích chia lợi nhuận sau thuế chưa phân phối mà số lợi nhuận vẫn còn đến kỳ này thì đến kế toán tiến hành phân loại lợi nhuận sau thuế
26 Phạm Quang Trung (Chủ biên) (2012), Giáo trình Quản trị Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, trang 98.
chưa phân phối lũy kế đến cuối trước (TK 421a) và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối kỳ này (TK 421b) và thực hiện kết chuyển lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay sang lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước vào đầu năm tài chính theo quy định của pháp luật kế toán.
Ngoài ra, vốn chủ sở hữu cũng cần kể đến các khoản viện trợ không hoàn lại, các khoản nhận được khác được cơ quan có thẩm quyền cho phép ghi tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu (điểm b khoản 1 Điều 67 Thông tư 200/2014/TT-BTC).
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Pháp luật hiện nay về tạo lập vốn chủ sở hữu CTCP ở Việt Nam đã được quy định tương đối cụ thể và thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật về các vấn đề liên quan. Đây là những quy định có ý nghĩa quan trọng để tạo điều kiện cho CTCP có thể tạo lập được nguồn vốn chủ sở hữu để thực hiện được các hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các nhà đầu tư cũng như bảo đảm an toàn nguồn vốn, hạn chế rủi ro trong các giao dịch thương mại.
Tuy nhiên, dựa trên các phân tích ở trên, cũng còn khá nhiều các điểm hạn chế tạo nên các rủi ro pháp lý từ việc thiếu quy định, thiếu đồng bộ và tập trung của các quy định, do đó, chưa tạo được hành lang pháp lý an toàn cho hoạt động của CTCP.
CHƯƠNG 3.
THỰC TRẠNG VIỆC TẠO LẬP VỐN CHỦ SỞ HỮU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT