Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành chính

Một phần của tài liệu Đổi mới việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính của UBND quận từ thực tiễn quận gò vấp thành phố hồ chí minh (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 46 - 49)

Luật 2005 và điều 32, điều 33 NĐ136 quy định thẩm quyền giải quyết tố cáo như sau:

+ Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà người bị tố cáo thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết;

+ Tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người thuộc cơ quan nào thì người đứng đầu cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết;

40

+ Tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nào thì người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết;

+ Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết. Tố cáo hành vi phạm tội do các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

Từ những quy định trên cho thấy UBND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp xã, Trưởng phòng, Phó trưởng phòng, Trưởng ban, Phó Trưởng ban thuộc UBND cấp huyện và những người khác do mình bổ nhiệm và quản lý trực tiếp. Theo đó, Chánh Thanh tra cấp huyện có thẩm quyền:

+ Xác minh, kết luận nội dung tố cáo, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND cấp huyện khi được giao;

+ Xem xét, kết luận nội dung tố cáo mà Chủ tịch UBND cấp xã đã giải quyết nhưng có vi phạm pháp luật; trong trường hợp kết luận việc giải quyết có vi phạm pháp luật thì kiến nghị người đã giải quyết xem xét, giải quyết lại (điều 34 NĐ136). Theo các quy định của pháp luật hiện hành, UBND quận, huyện là một cấp giải quyết KNTC hành chính của công dân. Khác với phòng, ban thuộc UBND quận, huyện hoặc UBND cấp xã chỉ là cấp giải quyết KNTC hành chính một lần (lần đầu), UBND huyện là cấp giải quyết KNTC hành chính hai lần (lần đầu và lần hai). Đặc biệt đối với các khiếu nại về lĩnh vực quản lý đất đai, các khiếu nại liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư thì UBND quận là cấp giải quyết khiếu nại lần đầu.

* * *

Bản chất nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Xuất phát từ quan điểm đó, ngay từ khi mới thành lập nhà nước luôn quan tâm đến việc bảo đảm quyền dân chủ của công dân qua việc xây dựng và hoàn thiện các chế định pháp luật về KNTC. Thật vậy, với những nội dung mà tác giả đã đề cập trong chương 1 cho thấy từ giai đoạn đầu chỉ là một sắc lệnh quy định những điều đơn giản về quyền KNTC và trách nhiệm giải quyết, dần dần hoàn thiện thành Luật KNTC.

41

Theo đó, các quyền KNTC của công dân ngày càng được mở rộng và trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước ngày càng được nâng cao về thẩm quyền, trình tự giải quyết. Với ý nghĩa đó, các chế định về KNTC được xem như là một kênh phản biện của công dân góp phần xây dựng nhà nước ngày càng hoàn thiện “trên cơ sở tôn trọng quyền con người, quyền công dân, thực hiện công bằng xã hội” [41, 15] là phù hợp với quá trình phát triển của xã hội.

42

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu Đổi mới việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính của UBND quận từ thực tiễn quận gò vấp thành phố hồ chí minh (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 46 - 49)