Một số đề xuất về giải pháp hoàn thiện

Một phần của tài liệu Đổi mới việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính của UBND quận từ thực tiễn quận gò vấp thành phố hồ chí minh (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 69 - 83)

515 Dự thảo văn bản trả

2.6.2. Một số đề xuất về giải pháp hoàn thiện

Từ thực tiễn công tác giải quyết KNTC tại quận Gò Vấp và từ những nguyên nhân đã được phân tích nêu trên, có thể đưa ra một số đề xuất về các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giải quyết KNTC hành chính của công dân như sau:

2.6.2.1. Giải pháp về pháp luật

1) Cần có sự thống nhất các quy định của Luật 2005 với các quy định liên quan của Luật Đất đai

Như phần trên đã nêu, việc giải quyết KNTC còn nhiều thiếu sót, trong đó một phần quan trọng do sự bất cập của pháp luật. Với vai trò điều chỉnh các quan hệ xã hội, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật là rất cần thiết và là nhu cầu khách quan trong giai đọan hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật phải đồng bộ, chặt chẽ giúp cho các cơ quan nhà nước và công dân dễ áp dụng.

Vì vậy, theo tôi, để khắc phục những mâu thuẩn giữa Luật 2005 với pháp luật về đất đai thì nên điều chỉnh pháp luật về đất đai cho phù hợp với Luật 2005. Cụ thể như sau:

Về thẩm quyền giải quyết khiếu nại

Nên quy định cho rõ điều 162 NĐ181 như sau: Hành vi hành chính trong quản lý đất đai bị khiếu nại là hành vi của CBCC nhà nước có thẩm quyền ký các quyết định trên. Như vậy sẽ phù hợp với thẩm quyền được quy định tại điều 20 Luật 2005 là Chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, và giúp cho các cơ quan nhà nước khi áp dụng giải quyết không gặp khó khăn.

63

2) Cần điều chỉnh một số quy định của Luật 2005 cho phù hợp với thực tế a) Về thẩm quyền giải quyết khiếu nại

Theo Luật 2005, thẩm quyền giải quyết khiếu nại được giao cho người đứng đầu cơ quan hành chính giải quyết đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý. Nhưng tại điều 59 Luật này quy định: “Tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết”.

Hơn nữa, NĐ136 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật 2005 quy định người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên có thẩm quyền giải quyết tố cáo kể cả đối với cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức cấp dưới.

Việc ban hành quyết định hành chính, hành vi hành chính của người đứng đầu cơ quan nhà nước chính là thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao. Khi có căn cứ cho rằng những quyết định hành chính, hành vi hành chính đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức thì công dân có quyền khiếu nại. Điều này đồng nghĩa với hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ tại điều 59 Luật 2005 nhưng thẩm quyền giải quyết lại khác nhau. Nếu giao cho người đứng đầu cơ quan nhà nước giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của chính mình dễ dẫn đến tình trạng thiếu khách quan. Vì vậy, theo tôi nên áp dụng thẩm quyền giải quyết khiếu nại tương tự như giải quyết tố cáo để giảm bớt một cấp giải quyết khiếu nại, đảm bảo tính khách quan và người bị khiếu nại cũng sẽ tin tưởng hơn vào các quyết định giải quyết khiếu nại của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

b) Về thời hạn giải quyết khiếu nại

Điều 36 Luật 2005 quy định: “Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết”. Với quy định này, nhiều vụ việc khiếu nại kéo dài quá thời gian luật định do nhiều nguyên nhân khách quan như vụ việc phức tạp đòi hỏi xác minh từ nhiều cấp, nhiều ngành hoặc do sự không thống nhất quan điểm giữa các cơ quan hữu quan…Trong khi đó, một vụ kiện hành chính theo khoản 2 điều 37 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính quy định: “Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày

64

thụ lý vụ án, thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên toà phải ra một trong các quyết định sau:

- Đưa vụ án ra xét xử;

- Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án; - Đình chỉ việc giải quyết vụ án;

Đối với các vụ án phức tạp, thời hạn nói trên không quá 90 ngày”.

Khoản 3 điều 37 quy định: “Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trong trường hợp có lý do chính đáng, thời hạn đó không quá 30 ngày”.

Như vậy, thời hạn giải quyết một vụ án hành chính bình thường là 80 ngày (đối với cấp sơ thẩm), trong trường hợp phức tạp thì thời hạn trên là 120 ngày, quá dài so với thời hạn giải quyết khiếu nại là 30 ngày đối với vụ việc bình thường và 45 ngày đối với vụ việc phức tạp. Trong khi đó, quyết định giải quyết khiếu nại và bản án của Tòa án có giá trị thi hành ngang nhau.

Theo tôi, cần sửa đổi Luật 2005 theo hướng tăng thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 45 ngày và thời hạn giải quyết lần hai không quá 60 ngày (đối với vụ việc bình thường) hoặc 30 ngày nhưng không kể thời gian giám định, đo vẽ kể từ ngày thụ lý để giải quyết. Quy định như vậy vừa đảm bảo tính khả thi trong áp dụng pháp luật, vừa góp phần tăng chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại của các cơ quan nhà nước.

c) Về các biện pháp chế tài

Để giữ nghiêm kỷ cương pháp luật, nghiêm trị những cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về KNTC, lợi dụng quyền KNTC để KNTC sai sự thật, gây rối, hoặc đối với những tổ chức, cá nhân không thực hiện nghiêm túc các quyết định giải quyết khiếu nại. Hiện nay luật vẫn còn quy định chung chung nên rất khó thực hiện như cơ quan nào có thẩm quyền xử phạt, khung xử phạt như thế nào?

Do vậy, cần phải quy định cụ thể cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật trong các trường hợp: Đối với những CBCC vi phạm pháp luật về KNTC; Đối với những trường hợp người khiếu nại lợi dụng quyền dân chủ về KNTC để vu khống, gây rối; Đối với những người không chấp hành các quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật ... Chính phủ cần ban hành Nghị định xử phạt vi phạm hành

65

chính trong lĩnh vực KNTC để cơ quan nhà nước có cơ sở xử lý đối với các trường hợp nêu trên.

d) Về giải quyết đơn tố cáo

Mục đích của quy định không xem xét, giải quyết những tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ là nhằm ngăn chặn những đơn thư vu khống, gây mất uy tín, danh dự CBCC nhà nước. Việc thực hiện quyền KNTC nhất là quyền tố cáo chính là một hình thức biểu hiện nền dân chủ, là điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Thực hiện quyền tố cáo chẳng những bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, lợi ích của nhà nước và của cộng đồng mà còn góp phần sửa chữa các sai phạm, khuyết điểm trong họat động của các cơ quan nhà nước, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi tiêu cực tham nhũng làm cho bộ máy nhà nước họat động ngày càng có hiệu quả hơn, để Nhà nước ta thực sự là của dân, do dân và vì dân. Trong giai đoạn hiện nay còn nhiều công dân sợ bị trù dập nên mặc dù phát hiện nhiều CBCC có những hành vi vi phạm pháp luật nhưng còn ngại đứng đơn tố cáo hoặc người tố cáo là CBCC chịu sự quản lý của người bị tố cáo, do đó vẫn còn tình trạng đơn tố cáo giấu tên. Qua thực tiễn giải quyết đơn của quận Gò Vấp, nhận thấy để thật sự dân chủ, để bảo đảm sự giám sát của công dân đối với cơ quan nhà nước, CBCC thì Luật 2005 nên quy định xem xét giải quyết đơn tố cáo giấu tên có vụ việc cụ thể, nội dung rõ ràng.

3) Sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật về đất đai để hạn chế khiếu nại trong lĩnh vực này

Nhằm nâng cao ý thức pháp luật của công dân, UBND thành phố cho phép người dân chịu trách nhiệm trong lời khai của mình khi lập thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử hữu nhà ở và quyền sử dụng đất. Tuy nhiên chưa có văn bản nào quy định phải xử lý đối với hành vi gian dối của công dân trong lĩnh vực này mà chỉ thu hồi, điều chỉnh giấy chứng nhận đồng thời xử lý CBCC thiếu trách nhiệm trong công tác kiểm tra. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai (NĐ182), trong đó quy định xử phạt hành vi làm sai lệch các giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất (điều 11, điều 21 NĐ182) nhưng không quy định xử phạt đối với hành vi gian dối trong việc khai trình khi làm thủ tục liên quan đến quyền sử dụng đất. Thiết nghĩ, nên bổ sung vào Nghị định các biện pháp chế tài đối với hành vi này khi hậu quả pháp lý

66

chưa đến mức phải xử lý hình sự để hạn chế các sai phạm cũng như khiếu nại trong lĩnh vực này.

Các quy định về giá đất, về chính sách bồi thường khi thu hồi đất cũng cần điều chỉnh cho phù hợp. Thực tế cho thấy, khi tiến hành thu hồi đất, giải phóng mặt bằng trong các dự án, việc bồi thường, đền bù thiệt hại luôn là vấn đề nóng và gặp nhiều khó khăn. Số lượng đơn khiếu nại về giá đất luôn chiếm số đông và phần lớn các quyết định giải quyết đều phải thực hiện bằng cách cưỡng chế để giải tỏa mặt bằng. Rất nhiều dự án do không giải quyết tốt công tác bồi thường nên bị ngưng trong một thời gian dài ví dụ như dự án Trường Đại học dân lập Văn Lang tại quận Gò Vấp được giao đất từ năm 1998 nhưng đến nay vẫn chưa triển khai dự án xây dựng trường vì các hộ có đất bị thu hồi liên tục khiếu nại. Lý do khiếu nại của công dân là hợp lý, việc Nhà nước quy định áp giá bồi thường chỉ nên áp dụng đối với các công trình công cộng, phúc lợi xã hội, còn đối với những dự án thực hiện chủ trương xã hội hóa như Trường Đại học dân lập Văn Lang thì Nhà nước chỉ nên hỗ trợ thông qua việc giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc miễn, giảm thuế… chứ không thể hỗ trợ bằng cách để công dân có đất chịu thiệt. Hiện nay, chính sách bồi thường về giá trị đất đã có nhiều thay đổi tại điều 42 Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất quy định: “trường hợp người được giao đất, được thuê đất hoặc tổ chức phát triển quỹ đất thỏa thuận được với người bị thu hồi đất về mức bồi thường, hỗ trợ thì thực hiện theo sự thỏa thuận đó”. Nội dung này đã được thay thế bằng điều 41 Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai như sau: “UBND các cấp trong phạm vi chức năng được giao, có trách nhiệm sau đây: Chỉ đạo việc cung cấp các văn bản về chính sách, pháp luật, các hồ sơ về thửa đất có liên quan đến việc thỏa thuận. Chủ trì việc tiến hành thỏa thuận giữa nhà đầu tư và người sử dụng đất nếu có đề nghị của một hoặc các bên có liên quan. Chỉ đạo việc thực hiện các thủ tục về chuyển nhượng, thuê đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. UBND các cấp và các cơ quan nhà nước không được ra quyết định thu hồi đất hoặc thực hiện các biện pháp không phù hợp với quy định của pháp luật để can thiệp vào việc thỏa thuận giữa nhà đầu tư và người sử dụng đất trong

67

trường hợp đất không thuộc diện thu hồi”. Thiết nghĩ, điều này nên được quy định cả đối với các dự án thực hiện chủ trương xã hội hóa, nghĩa là Nhà nước chỉ đóng vai trò trọng tài giữa chủ đầu tư và người sử dụng đất để họ tự thỏa thuận về giá đất, phương thức bồi thường, mức hỗ trợ… từ đó đảm bảo tốt hơn quyền lợi cho người bị thu hồi, góp phần hạn chế khiếu nại trong các dự án.

2.6.2.2. Đề xuất giải pháp về thực tiễn

Trong những năm tới, quận Gò Vấp sẽ đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa. Bên cạnh các dự án phục vụ lợi ích công cộng đã và đang triển khai, quận đang chuẩn bị các dự án lớn khác. Theo báo cáo số 464/BC-BBT ngày 10/09/2007 của Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận Gò Vấp về tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm gồm ba dự án chuẩn bị triển khai: Đường nối dài Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài, dự án nâng cấp mở rộng đường Phạm Văn Bạch và dự án Cải thiện ô nhiễm kênh Tham Lương, Bến Cát, Rạch Nước Lên, trong đó dự án Đường nối dài Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài là dự án có quy mô lớn. Các hộ dân chịu ảnh hưởng từ ba dự án này so với các dự án những năm trước đây rất lớn (2700 hộ trong đó có 1473 hộ giải tỏa trắng). Ngòai ra, phải giải quyết những tồn đọng từ việc sai phạm của 124 dự án phân lô xây dựng nhà ở lẻ trên địa bàn quận [2]. Theo kinh nghiệm công tác của bản thân, tôi có thể dự báo trong thời gian tới lượng đơn KNTC của công dân sẽ tăng gấp nhiều lần so với trước đây, nếu giải quyết không tốt sẽ tạo thành điểm nóng. Điều này đòi hỏi phải có sự chỉ đạo tập trung của Đảng và sự phối hợp đồng bộ của cả hệ thống chính trị mới có thể ổn định được an ninh trật tự, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Từ những nhận định trên, sau đây tác giả xin đề xuất một số giải pháp để thực hiện. Các giải pháp này mang tính chung, tác giả sẽ không đi vào phân tích cụ thể:

Một là: Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác giải quyết KNTC

Quận ủy Gò Vấp cần có nghị quyết chuyên đề về công tác giải quyết KNTC, chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể từ quận đến phường có sự phối hợp chặt chẽ để vận động công dân chấp hành chính sách pháp luật. Ngoài ra, phải chỉ đạo tập trung giải quyết những KNTC của công dân từ cơ sở, đúng pháp luật, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ KNTC và các điểm nóng phát sinh trên địa bàn.

68

Tuyên truyền, giáo dục pháp luật là một công tác rất quan trọng trong quản lý nhà nước, nhằm đạt được mục đích nâng cao và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, hạn chế KNTC, góp phần ổn định chính trị xã hội.

Đối với CBCC nói chung phải giáo dục thấm nhuần ý thức thực hiện đúng quy định của Pháp lệnh CBCC ban hành năm 1998. Tại điều 2 quy định: “CBCC là công

Một phần của tài liệu Đổi mới việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính của UBND quận từ thực tiễn quận gò vấp thành phố hồ chí minh (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 69 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)