515 Dự thảo văn bản trả
2.5.2. Những tích cực và hạn chế
2.5.2.1. Những nét tích cực
Công tác giải quyết tố cáo tại quận Gò Vấp cũng có một số nổi bật. Mặc dù Luật 2005 quy định không giải quyết các đơn thư tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ, chữ ký, nhưng trên thực tế số đơn tố cáo lọai này lại rất nhiều, vì vậy UBND quận Gò Vấp vẫn tiếp nhận, xác minh, giải quyết nếu nội dung đơn có nội dung, vụ việc cụ thể. Như cuối năm 2005, Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Gò Vấp liên tục nhận được các đơn tố cáo (không có họ tên, chữ ký của người tố cáo) về việc Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường 07 lạm dụng chức vụ tham ô chiếm đoạt công quỹ sử dụng cá nhân. Mặc dù, các đơn tố cáo không đề tên của người tố cáo, nhưng nội dung nêu cụ thể các nội dung sai phạm và tên các cá nhân có liên quan, vì vậy Bí thư quận ủy, Chủ tịch UBND quận chỉ đạo thành lập đoàn thanh tra để xác minh sự việc. Qua thanh tra phát hiện UBND phường 7 chi khống chứng từ 75.114.000 đồng
54
và thu, chi vi phạm pháp luật với số tiền 32.830.000 đồng [25]. Từ những sai phạm này, UBND quận đã ra quyết định xử lý kỷ luật đối với Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch, nguyên Chủ tịch, Phó chủ tịch, cán bộ thống kê và buộc thôi việc đối với nguyên kế toán của UBND phường 7 [26].
Việc giải quyết KNTC của UBND quận Gò Vấp thời gian qua đã giúp cho CBCC, các cơ quan hành chính nhà nước thấy được thiếu sót để đề ra nhiều biện pháp chấn chỉnh, khắc phục và kịp thời xử lý nghiêm minh các cá nhân sai phạm, góp phần duy trì, củng cố lòng tin của công dân đối với chính quyền.
2.5.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân 1) Những hạn chế
Bên cạnh những việc làm được, công tác giải quyết KNTC trên địa bàn quận Gò Vấp vẫn còn gặp những khó khăn và hạn chế sau:
a) Công tác tiếp dân thường xuyên chưa thực sự được coi trọng, mang tính hình thức, cán bộ tiếp dân chưa đánh giá hết tầm quan trọng trong công tác tiếp dân. Một số cơ quan, ban ngành bố trí cán bộ tiếp dân với mục đích chủ yếu là tiếp nhận đơn thư nên cán bộ tiếp dân không đủ khả năng để hướng dẫn, giải thích tận tình cho dân, gây mất thiện cảm với dân. Từ đó, người dân không tin tưởng cán bộ tiếp dân và xin gặp trực tiếp lãnh đạo quận, dẫn đến các buổi tiếp dân định kỳ của lãnh đạo HĐND - UBND quận luôn đông và không đủ thời gian để tiếp xúc.
b) Công tác xử lý đơn còn nhiều yếu kém. Cán bộ tiếp công dân của UBND quận không nắm chắc các quy định của pháp luật và không nghiên cứu kỹ nội dung đơn nên nhiều vụ việc cấp quận đã giải quyết, hoặc đã được xử lý nhưng vẫn đề xuất giao cơ quan tham mưu thụ lý, dẫn đến tình trạng cơ quan tham mưu phải xử lý đơn một lần nữa. Cán bộ tiếp nhận, xử lý đơn tại một số UBND phường và phòng ban cấp quận chưa phân biệt được đơn thư KNTC hay tranh chấp, không dựa vào nội dung đơn mà chỉ dựa vào tên của đơn thư để phân loại, dẫn đến việc hướng dẫn nhân dân đến cơ quan nhà nước không đúng thẩm quyền gây mất thời gian và tiền bạc của dân.
c) Công tác công khai các chính sách, chủ trương đối với các dự án và giải thích hướng dẫn cho công dân chưa thực hiện tốt, đơn giá bồi thường còn quá thấp so với thực tế, làm cho người dân có nhà, đất trong diện giải tỏa cảm thấy quyền lợi chưa được đảm bảo dẫn đến khiếu nại đông người, kéo dài gây mất trật tư ở địa
55
phương, đồng thời cản trở đến quá trình thực hiện dự án. Điển hình là khiếu nại về giá bồi thường của 22 hộ dân trong dự án đại học dân lập Văn Lang, các hộ dân không đồng ý với bản chiết tính giá trị đền bù, hỗ trợ thiệt hại vì đơn giá quá thấp so với thực tế. Đồng thời, những người dân này cho rằng dự án là công trình do một số cá nhân góp vốn đầu tư nên không thể áp dụng giá dành cho các công trình phúc lợi công cộng để bồi thường, số tiền bồi thường của chủ đầu tư phải gấp nhiều lần để đảm bảo đời sống cho công dân mà chủ đầu tư đã lấy đất phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của mình [27].
d) Ý thức chấp hành pháp luật của công dân trong quá trình lập thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất tại TPHCM chưa cao. Theo khoản 1 điều 10 Quyết định số 04/2003/QĐ-UB ngày 06/01/2003 của UBND Thành phố về việc ban hành “quy định về trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất” thì việc cấp giấy chứng nhận được thực hiện trên cơ sở công nhận theo hiện trạng sử dụng ổn định, căn cứ vào nội dung khai trình của chủ sở hữu. Theo đó, chủ sở hữu chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của nội dung khai trình và các chứng từ chứng minh về quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất, xác định ranh đất để được cấp giấy chứng nhận. Điều này cho phép người dân chỉ ranh đất khi xin cấp giấy chứng nhận, nhưng khi cấp giấy chứng nhận theo sự chỉ ranh của công dân không ít trường hợp chỉ ranh sai, phát sinh tranh chấp, khiếu nại về ranh đất, tường nhà, không gian, khoảng thông thoáng… dẫn đến phải thu hồi, sửa đổi giấy chứng nhận. Ví dụ, vụ ông Đinh Văn Thể và bà Tạ Thị Kim Cúc ở phường 10: Khi tiến hành lập thủ tục cấp giấy chứng nhận, ông Đinh Văn Thể khai trình phần diện tích lối đi chung thuộc sở hữu của ông. (phần diện tích đất này năm 1986 giữa ông Thể và bà Tạ Thị Kim Cúc đã xảy ra tranh chấp và được giải quyết đây là lối đi chung). Đến năm 2004, bà Cúc trổ cửa sang phần đất này xảy ra tranh chấp với ông Thể. Qua kiểm tra hồ sơ cấp giấy chứng nhận của ông Thể phát hiện có sự sai sót, UBND quận ban hành quyết định thu hồi giấy chứng nhận của ông. Ông Thể khiếu nại quyết định trên, UBND quận ban hành quyết định giải quyết khiếu nại bác đơn của ông. Ông Thể tiếp tục khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án nhân dân quận (TAND) Gò Vấp, TAND Quận giải quyết và có bản án công nhận quyết định của UBND quận. Hiện nay, ông Thể đang tiến hành cấp đổi giấy chứng nhận [1], [50].
56
e) Một số công dân do trình độ học vấn thấp, kiến thức pháp luật kém, dễ bị lôi kéo kích động, thường xuyên gửi đơn KNTC đến nhiều báo đài, nhiều cơ quan cấp trên hoặc đến gây rối, làm cản trở hoạt động của cơ quan nhà nước. Cụ thể như trường hợp của một số hộ dân trong dự án công viên văn hóa Gò Vấp khiếu nại việc thu hồi đất. Đây là những hộ sử dụng đất do nhà nước quản lý sau năm 1975, trong đó có 07 hộ nhận chuyển nhượng đất công (đất do nhà nước quản lý trực tiếp) trái phép và 03 hộ tự chiếm đất công nên không nằm trong diện được bồi thường mà chỉ hỗ trợ khó khăn. Tuy nhiên, những hộ này cho rằng đất họ sử dụng là đất khai hoang và sử dụng ổn định lâu dài. Mặc dù, các cấp, các ngành từ Phường đến Quận đã giải thích, thuyết phục nhiều lần nhưng những hộ dân này vẫn không chấp nhận và khiếu nại lên cấp trên. UBND thành phố đã có kết luận giải quyết, nhưng họ vẫn tiếp tục gửi đơn khiếu nại đến nhiều cơ quan báo đài, đến đại biểu HĐND, đại biểu Quốc hội… Các cơ quan này chuyển đơn về cho UBND quận và UBND quận phải trả lời nhiều lần gây mất thời gian [12].
2) Những nguyên nhân của hạn chế
Tình hình công tác giải quyết KNTC từ năm 1999 đến năm 2006 cho thấy việc giải quyết KNTC tại quận Gò Vấp đã đạt những kết quả nhất định, nhiều vụ việc khiếu nại kéo dài, đông người đã được giải quyết dứt điểm. Tuy nhiên, hiệu quả đạt được chưa thực sự đáp ứng được mong đợi của công dân. Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên một phần là do sự bất cập của cơ chế, chính sách pháp luật, một phần là do những thiếu sót của một bộ phận CBCC chưa thực thi hết trách nhiệm được giao.
a) Nguyên nhân về cơ chế, chính sách pháp luật
* Một số quy định pháp luật về KNTC còn bất hợp lý, mâu thuẫn, chồng chéo, cụ thể như giữa Luật 2005 và Luật Đất đai:
Về thẩm quyền giải quyết khiếu nại: Tại điều 162 NĐ181 quy định thẩm quyền của UBND cấp huyện giải quyết các quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực đất đai bị khiếu nại gồm:
+ Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
+ Quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; + Cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
57
+ Quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất;
+ Hành vi hành chính trong quản lý đất đai bị khiếu nại là hành vi của CBCC nhà nước khi giải quyết công việc thuộc phạm vi quy định tại các quyết định trên. Việc quy định hành vi hành chính trong quản lý đất đai bị khiếu nại là hành vi của CBCC nhà nước khi giải quyết công việc thuộc phạm vi quy định tại các quyết định trên là chưa rõ, do đó có thể hiểu là hành vi của tất cả CBCC từ nhân viên đến lãnh đạo các phòng, ban thuộc UBND quận có chức năng thực hiện công việc này, kể cả người có thẩm quyền ký các quyết định trên đều thuộc thẩm quyền giải quyết khiếu nại của UBND cấp huyện. Ví dụ như muốn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước tiên phải được UBND phường xác nhận, sau đó nộp hồ sơ tại UBND huyện, bộ phận tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thủ tục, nếu chưa đủ thì yêu cầu công dân bổ sung, nếu đủ thủ tục thì bộ phận này tiếp nhận, sau đó chuyển sang bộ phận nghiệp vụ thụ lý trình cho người có thẩm quyền ký, trong quá trình đó công dân có quyền khiếu nại hành vi hành chính của bất cứ CBCC nào trong bất cứ giai đọan nào khi có căn cứ cho rằng hành vi đó làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Trong khi theo điều 19 Luật 2005 quy định “Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã), thủ trưởng cơ quan thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp” Như vậy, ở đây có mâu thuẩn về thẩm quyền giải quyết khiếu nại: Theo Luật 2005 thì khiếu nại hành vi hành chính của CBCC của phòng, ban cấp huyện kể cả quyết định hành chính, hành vi hành chính của trưởng các phòng, ban thuộc thẩm quyền giải quyết của người đứng đầu các cơ quan này, trong khi theo điều 162 NĐ181 quy định khiếu nại hành vi hành chính của CBCC khi giải quyết các công việc trong lĩnh vực cấp các quyết định trên sẽ do UBND cấp huyện giải quyết. Vậy biết áp dụng như thế nào ?
Từ những mâu thuẫn nêu trên, có thể thấy Luật 2005 là luật hình thức, nhưng không đồng bộ với các luật chuyên ngành khác, dẫn đến sự thiếu nhất quán trong việc áp dụng pháp luật.
* Một số quy định của Luật 2005 và các văn bản liên quan chưa phù hợp, thiếu cụ thể, làm trở ngại đối với các cơ quan chức năng khi giải quyết KNTC:
58
Theo quy định của Luật 2005 thì việc giải quyết khiếu nại trước hết do người đã có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại giải quyết (giải quyết khiếu nại lần đầu), trường hợp không đồng ý, công dân có quyền khiếu nại lên cơ quan hành chính cấp trên trực tiếp hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án. Nếu cơ quan hành chính cấp trên trực tiếp đã giải quyết (giải quyết khiếu nại lần hai) nhưng công dân vẫn không đồng ý thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án. Quy định như vậy nhằm đề cao trách nhiệm của các cơ quan hành chính trong việc giải quyết khiếu nại của công dân, khắc phục, sửa chữa kịp thời những sai sót trong quản lý nhà nước. Tuy nhiên, theo cơ chế này, đối với giải quyết khiếu nại lần đầu, các cơ quan hành chính là bên bị khiếu nại đồng thời cũng là người giải quyết khiếu nại, do đó dễ dẫn đến tình trạng giải quyết thiếu khách quan.
Hơn nữa, tại điều 37 Luật 2005 quy định người giải quyết khiếu nại lần đầu phải gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết với mục đích bảo đảm tính công khai, dân chủ trong giải quyết, khắc phục tình trạng quan liêu, xử lý thông tin một chiều trong giải quyết khiếu nại. Từ những quy định trên cho thấy, trong cuộc họp đối thoại, người chủ trì cũng đồng thời là người bị khiếu nại. Vậy, liệu có đảm bảo được tính chất, mục đích của đối thoại hay không và vai trò của người giải quyết khiếu nại được thể hiện trong biên bản đối thoại như thế nào.
Quy định của Luật 2005 chưa khả thi về thời hạn giải quyết:
Theo khoản 1 điều 36 của Luật quy định: “Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết”.
Với quy định về thời hạn giải quyết như trên thì việc giải quyết khiếu nại của các cấp nói chung và tại quận Gò Vấp nói riêng chưa đúng luật định, thường là trễ hạn đối với các vụ việc khiếu nại thuộc lĩnh vực đất đai. Nguyên nhân chủ yếu do trong quá trình thẩm tra, xác minh cần phải yêu cầu cơ quan chức năng đo vẽ nhằm bảo đảm sự chính xác khi giải quyết và UBND quận tổ chức cuộc họp để nghe ý kiến các
59
ban, ngành trước khi kết luận. Tuy nhiên, đôi khi quan điểm, của các ban, ngành không thống nhất, do đó cuộc họp chưa thể kết luận hoặc có cùng quan điểm nhưng giải quyết không đúng thủ tục hoặc một số đơn khiếu nại phải xác minh thêm cho rõ. Quá trình giải quyết đơn còn phụ thuộc vào việc cung cấp hồ sơ, trả lời từ phía các cơ quan chuyên môn khác. Vì vậy, việc giải quyết các vụ việc kéo dài dẫn đến vi phạm thời hạn giải quyết.
Cũng tại khoản 2 điều 36 Luật 2005 quy định: “Trong trường hợp quy định tại khoản 1 điều này mà người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại không giải quyết thì phải bị xem xét xử lý kỷ luật. Người khiếu nại có quyền kiến nghị với cấp trên trực tiếp của người không giải quyết khiếu nại để xem xét xử lý kỷ luật người đó”. Nhưng thực tế trên địa bàn quận Gò Vấp thời gian vừa qua, chưa có công dân nào kiến nghị xem xét xử lý kỷ luật việc CBCC giải quyết đơn quá thời hạn và chưa có CBCC nào bị xử lý kỷ luật. Một mặt, do công dân không biết hoặc không chú ý đến quy định này; mặt khác, họ cho rằng việc vi phạm này chưa hẳn do lỗi chủ quan của người giải quyết khiếu nại.