minh châu Âu
Trước đây, hệ thống pháp luật EU đặt ra yêu cầu nghiêm ngặt về hình thức thể hiện của nhãn hiệu nên phạm vi bảo hộ chỉ giới hạn ở những nhãn hiệu được thể hiện ở dạng đồ họa và có thể nhìn thấy được. Trong Chỉ thị 89/104/EEC năm 1988 và Quy chế nhãn hiệu CMTR năm 1993, nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ phải thỏa mãn điều kiện như sau: “Nhãn hiệu là bất kỳ dấu hiệu nào có khả năng được biểu thị bằng đồ họa, đặc biệt là các từ ngữ bao gồm tên riêng,, bản thiết kế, chữ cái, chữ số, hình dạng hoặc bao bì của hàng hóa, miễn là các dấu hiệu đó có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của chủ thể kinh doanh này và chủ thể kinh doanh khác”. Do đó, những nhãn hiệu không đáp ứng yêu cầu biểu thị bằng đồ họa sẽ bị từ chối bảo hộ theo Điều 7 (1) (a) của Quy chế này. Nói cách khác, hình thức thể hiện của nhãn hiệu là điều kiện tiên quyết để các cơ quan thẩm định đánh giá một nhãn hiệu xem liệu nhãn hiệu đó có khả năng phân biệt sản phẩm của các nhà sản xuất khác nhau hay không.82 Một số quốc gia thành viên đã thực hiện Chỉ thị 89/104 EEC thành luật quốc gia của họ, ví dụ như Vương quốc Anh trong Đạo luật Thương hiệu năm 1994 và Đức trong Luật Markengesetzát (MarkenG) năm 1995.83
Tuy nhiên, vì nhãn hiệu mùi chỉ có thể cảm nhận được bằng khướu giác nên không thể biểu thị ở dạng đồ họa. Quy định này đã trở thành rào cản đối với nhãn hiệu mùi84 vì hầu hết các đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đều không thể đáp ứng
82 Marilena S (2014), tlđd (59), p.1. 83 Carsten S (2003), tlđd (30), p.1
84 WIPO Magazine “Smell, Sound and Taste – Getting a Sense of Non-Traditional Marks” truy cập trên http://www.wipo.int/wipo_magazine/en/2009/01/article_0003.html ngày 8 tháng 6 năm 2020.
được điều kiện này. Điển hình là các nhãn hiệu “mùi cỏ mới cắt” cho sản phẩm bóng tennis của Vennootschap85 hay “mùi hương quế pha với mùi trái cây” cho sản phẩm của Sieckmann86 đều bị từ chối bảo hộ do không đáp ứng được yêu cầu biểu thị bằng đồ họa87. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là yêu cầu biểu thị bằng đồ họa có thực sự cần thiết đối với đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hay không.
Để trả lời vấn đề trên, hiện nay có hai luồng quan điểm hoàn toàn trái ngược nhau.
Quan điểm thứ nhất cho rằng yêu cầu biểu thị bằng đồ họa là rất cần thiết đối với đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Lý giải về điều này, EU cho rằng mục đích của quy định nhằm đảm bảo cho việc xác định chính xác nhãn hiệu được bảo hộ. Ngoài ra, hình thức thể hiện bằng đồ họa sẽ giúp cho việc công bố công khai nhãn hiệu được thuận lợi để các cơ quan quản lý và người tiêu dùng có thể tiếp cận nhãn hiệu một cách dễ dàng và ngăn chặn bên thứ ba vi phạm bảo hộ nhãn hiệu. Nhờ vậy, việc kiểm tra các nhãn hiệu trùng hoặc gây nhầm lẫn được thực hiện nhanh chóng hơn. Đặc biệt, một nhãn hiệu được biểu thị bằng đồ họa không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chủ quan khi đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu88. Bên cạnh đó, yêu cầu biểu thị bằng đồ họa còn giúp nhãn hiệu có thể lưu trữ và được tạo ra nhiều lần sau này89.
Trái lại, quan điểm thứ hai cho rằng yêu cầu biểu thị bằng đồ họa chỉ thực sự phù hợp đối với các nhãn hiệu truyền thống (như nhãn hiệu chữ hoặc nhãn hiệu hình ảnh). Theo ý kiến của Hawes - một luật gia nổi tiếng trên thế giới - đã cho rằng “Vai trò của mùi hương trong nhiều sản phẩm ngày nay đã làm nổi bật chức năng của mùi hương, đó là không chỉ để bán mà còn để phân biệt.” Với lập luận này, Hawes chứng minh rằng một nhãn hiệu mùi không chỉ là yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn mua sản phẩm nhất định, mà còn nhằm phân biệt sản phẩm đó với các sản phẩm tương tự”. Đây là một quan điểm mới và nó có nghĩa là người ta có thể phân biệt một sản phẩm bằng mùi, không nhất thiết phải bằng nhãn hiệu trực quan90.
Rõ ràng, quan điểm thứ hai hoàn toàn hợp lý hơn. Bởi lẽ, nhờ các tiến bộ của khoa học công nghệ, các hình thức thể hiện mới của nhãn hiệu có thể mang lại hiệu
85 Vụ kiện Vennootschap, Case R 156/1998-2, tlđd (5). 86 Vụ kiện Sieckmann, Case 273/00.
87 Carten S (2003), tlđd 29, part.IV.
88 Vụ kiện Sieckmann, Case 273/00, para 47 – 54, tlđd số 5.s 89 Roberto C (2016), tlđd 30, p.39.
quả tối ưu so với hình thức biểu thị bằng đồ họa thông thường. Đơn cử như hình thức dữ liệu điện tử, trong bối cảnh thời đại số, hầu hết các dữ liệu đều được lưu ở dạng tệp điện tử để có thể dễ dàng khi lưu trữ, sao chép, truyền tải thống tin qua Internet. Đồng thời, hình thức thể hiện này cũng giúp cho các cơ quan quản lý và công chúng tiếp cận thông tin của nhãn hiệu một cách dễ dàng. Nếu duy trì quy định này sẽ làm hạn chế khả năng bảo hộ của các loại nhãn hiệu phi truyền thống, từ đó có thể gây cản trở cho quá trình phát triển của thị trường. Do đó, rất cần thiết phải loại bỏ yêu cầu biểu thị bằng đồ họa đối với nhãn hiệu để mở rộng phạm vi bảo hộ, đặc biệt đối với các nhãn hiệu phi truyền thống như nhãn hiệu mùi.