Các hình thức phối hợp

Một phần của tài liệu Bảo hộ nhãn hiệu mùi theo pháp luật của liên minh châu âu và kinh nghiệm cho việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 68 - 78)

Vì mỗi hình thức thể hiện nhãn hiệu mùi đều được đánh giá có những ưu, nhược điểm nhất định nên có ý kiến cho rằng liệu có thể phối hợp các hình thức này để đảm bảo cung cấp thông tin một cách rõ ràng và chính xác về nhãn hiệu hay không. Đó cũng chính là câu hỏi mà Tòa ECJ đặt ra trong vụ kiện Sieckmann với nhãn hiệu mùi được đăng ký bảo hộ bằng ba hình thức là công thức hóa học, từ ngữ mô tả và mùi hương mẫu.

Kết luận của Tòa ECJ đối với việc phối hợp các hình thức như sau:

Đối với nhãn hiệu mùi hương, yêu cầu biểu thị bằng đồ họa không thể được đáp ứng bởi một công thức hóa học, một bản mô tả bằng từ ngữ, một mẫu mùi hương hoặc bằng sự kết hợp của các hình thức này”169.

Rõ ràng, việc sử dụng cùng lúc nhiều hình thức để mô tả một nhãn hiệu mùi có thể tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau về nhãn hiệu này. Hơn nữa, hình thức thể hiện nhãn hiệu mùi không chỉ đảm bảo khả năng có thể tái tạo lại mùi mà còn phải mô tả được mùi hương đó một cách rõ ràng và chính xác. Một trường hợp nhãn hiệu mùi đã bị từ chối bảo hộ vì bản mô tả không tuân thủ các yêu cầu về biểu thị bằng hình họa. Cụ thể là, bản mô tả nhãn hiệu mùi “không cho phép các bên liên quan có thể nhận biết được nhãn hiệu này. Dấu hiệu có khả năng tái tạo về mặt kỹ thuật là chưa đủ mà phải được đăng bạ công khai để các bên liên quan có thể tiếp cận được”170 Do đó, với đặc trưng mùi được cảm nhận theo cách chủ quan, mùi hương không nên giới hạn ở hình thức thể hiện bằng hình họa mà nên được đánh giá tùy theo từng trường hợp cụ thể171.

Đối sánh với quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, phạm vi bảo hộ nhãn hiệu của Việt Nam chỉ giới hạn ở những “dấu hiệu nhìn thấy được”. Đây là nguyên nhân mà Việt Nam chưa thể cấp bảo hộ cho nhãn hiệu mùi. Trong lộ trình thực hiện Hiệp định CPTPP, một trong những nhiệm vụ tất yếu là Việt Nam phải

168 Juhana (2018), tlđd (12).

169 Sieckmann Case C-273/00, tlđd (14), para. 70 - 73. 170 Loraine (2003), tlđd (40), p.133

xây dựng được cơ chế bảo hộ mùi. Trong khi có 5 quốc gia thành viên Hiệp định này đã chấp thuận bảo hộ nhãn hiệu mùi172, Việt Nam và Malaysia là hai quốc gia còn lại trong CPTPP chưa từng chấp thuận bảo hộ “dấu hiệu không nhìn thấy được” như nhãn hiệu.

Điển hình như pháp luật của Úc – một nước thành viên của Hiệp định CPTPP, điều kiện bảo hộ nhãn hiệu mùi và hình thức thể hiện nhãn hiệu mùi đã có sự thay đổi.

Trong pháp luật của Úc, khái niệm nhãn hiệu được hiểu theo nghĩa rộng trong pháp luật về sở hữu trí tuệ của Úc. Cụ thể, tại Điều 17 của Luật Thương hiệu Úc, “nhãn hiệu là một dấu hiệu được sử dụng hoặc dự định sử dụng để phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ được xử lý hoặc cung cấp trong quá trình giao dịch của một người với hàng hóa hoặc dịch vụ được xử lý hoặc được cung cấp bởi bất kỳ người nào khác”. Các dấu hiệu được đăng ký bao gồm từ ngữ hoặc bất kỳ sự kết hợp nào của các chữ cái, từ ngữ, tên, chữ ký, chữ số, thiết bị, tiêu đề, bao bì, hình dạng, màu sắc, âm thanh hoặc mùi hương. Không chỉ các dấu hiệu không trực quan như âm thanh hoặc mùi hương được cung cấp rõ ràng trong định nghĩa mà còn có thể đăng ký nhãn hiệu kết hợp các loại nhãn hiệu mới hoặc kết hợp bất kỳ nhãn hiệu truyền thống nào với bất kỳ loại nhãn hiệu mới nào, miễn là người nộp đơn cung cấp mô tả về những kết hợp đó.

Đối với nhãn hiệu mùi hương, Văn phòng quản lý nhãn hiệu của Úc cho phép việc mô tả nhãn hiệu bằng từ ngữ. Nhờ đó, mùi hương khuynh diệp cho sản phẩm gậy đánh golf của E-Concierge Australia Pty Ltd đã được cấp bảo hộ vào năm 2009173.

Khi nộp đơn đăng ký bảo hộ các nhãn hiệu phi truyền thống, bên cạnh biểu thị bằng đồ họa, người nộp đơn phải mô tả chi tiết bằng văn bản cho các nhãn hiệu này. Phần giải thích ngắn gọn và rõ ràng này được gọi là West Endorsement và được sử dụng sau khi đăng ký, nhằm góp phần tìm kiếm nhãn hiệu dễ dàng hơn. Hơn nữa, người nộp đơn được yêu cầu mô tả loại nhãn hiệu. Trong quá trình kiểm tra, có thể cần phải giải thích thêm hoặc sửa đổi, điều này cũng góp phần vào việc xác định nhãn hiệu174.

172 Nguyễn Khánh Linh (2020), tlđd (20).

173 Truy cập trên trang https://search.ipaustralia.gov.au/trademarks/search/view/1241420?s=63f2e878-7af7- 43a4-825f-b4390440efbe ngày 29 tháng 12 năm 2020.

Như vậy, để mở rộng khả năng bảo hộ đối với nhãn hiệu mùi. Việt Nam cần sửa đổi quy định tại Điều 72 Luật SHTT theo hướng thay cụm từ “dấu hiệu nhìn thấy được” ở khoản 1 bằng “hình thức phù hợp”, cụ thể như sau:

Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

1) Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

2) Được thể hiện bằng hình thức phù hợp sao cho các cơ quan quản lý và công chúng có thể nhận biết được một cách rõ ràng và chính xác nhãn hiệu bảo hộ.

Tóm lại, để hoàn thiện cơ chế bảo hộ nhãn hiệu mùi, Việt Nam cần thay đổi các quy định về tiêu chuẩn bảo hộ nhãn hiệu theo hướng nhấn mạnh về khả năng phân biệt của nhãn hiệu, đồng thời, cần loại bỏ yêu cầu biểu thị bằng đồ họa đối với nhãn hiệu mùi. Điều này sẽ tạo cơ hội cho việc bảo hộ nhãn hiệu mùi trong bối cảnh phát triển về kinh tế và khoa học công nghệ nhanh chóng hiện nay.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Từ thực tiễn bảo hộ nhãn hiệu mùi tại EU và các nước khác trên thế giới cho thấy, có nhiều vấn đề đặt ra khi đánh giá về khả năng bảo hộ của nhãn hiệu mùi. Cụ thể, về đánh giá tiêu chuẩn bảo hộ và đặc biệt là khả năng phân biệt của nhãn hiệu mùi, các nhãn hiệu mùi có thể được xem là có khả năng tự phân biệt nếu nó được gắn với sản phẩm không mùi hoặc mùi hương thực sự độc đáo đủ để thu hút người tiêu dùng và có khả năng giúp họ phân biệt được sản phẩm của các chủ thể khác nhau. Bên cạnh đó, nhãn hiệu mùi cón có thể có được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trên thị trường. Để chứng minh khả năng phân biệt của các nhãn hiệu này, người nộp đơn cần đính kèm các bằng chứng về thời gian sử dụng nhãn hiệu, doanh thu sản phẩm cũng như các chi phí về quảng cáo, tiếp thị sản phẩm có sử dụng nhãn hiệu mùi.

Ngoài ra, qua thực tiễn đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu, có một số loại nhãn hiệu mùi không được xem là có tính phân biệt, cụ thể như sau: Một là, mùi hương là bản chất tự nhiên và gắn liền với công dụng chính của sản phẩm. Hai là, mùi hương được sử dụng phổ biến trên thị trường. Ba là, mùi hương dùng để mô tả sản phẩm. Bốn là, mùi hương được sử dụng để che đậy hoặc giảm bớt sự khó chịu do mùi của sản phẩm mang lại. Đây là những mùi hương không được công nhận như nhãn hiệu thông thường do không thể hiện được tính phân biệt rõ ràng.

Về đánh giá hình thức thể hiện nhãn hiệu mùi, hiện nay pháp luật của EU đã loại bỏ yêu cầu biểu thị bằng đồ họa đối với nhãn hiệu nên có nhiều hình thức được sử dụng để biểu thị nhãn hiệu mùi. Các hình thức sử dụng phổ biến như: công thức hóa học của mùi hương; từ ngữ, hình ảnh của mùi hương, mùi hương mẫu,… Một số hình thức tiên tiến khác sử dụng thành tựu của khoa học công nghệ như phương pháp phân tích sắc ký hoặc dữ liệu điện tử của mùi hương. Mỗi hình thức có những ưu, nhược điểm nhất định nên cần lựa chọn và phối hợp các hình thức này để có thể biểu thị nhãn hiệu mùi một cách rõ ràng và chính xác.

Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có điều khoản nào quy định về việc bảo hộ nhãn hiệu mùi. Do đó, trong bối cảnh thực thi yêu cầu về bảo hộ nhãn hiệu mùi theo Hiệp định CPTPP và xu thế chung của thế giới, Việt Nam nên xây dựng khung pháp lý cho cơ chế bảo hộ nhãn hiệu mùi. Đồng thời, một số quy định hiện hành như yêu cầu nhãn hiệu được bảo hộ phải là “dấu hiệu nhìn thấy được” cần phải bị loại bỏ. Có như vậy, nhãn hiệu mùi mới có thể được bảo hộ tại Việt Nam trong tương lai.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, nhu cầu bảo hộ nhãn hiệu ngày càng trở nên cấp thiết, đặc biệt đối với các loại nhãn hiệu mới như nhãn hiệu mùi. Điều này đã được thừa nhận trong nhiều điều ước quốc tế, đặc biệt là Hiệp định CPTPP mà Việt Nam vừa phê chuẩn vào năm 2019. Do đó, với những quy định về bảo hộ nhãn hiệu hiện nay, Việt Nam cần tiếp thu kinh nghiệm lập pháp của một số quốc gia phát triển trên thế giới để hoàn thiện cơ chế bảo hộ nhãn hiệu mùi, điển hình như của Liên minh Châu Âu.

Kể từ năm 2017, hệ thống pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu của Liên minh Châu Âu đã có những thay đổi đáng kể về các quy định liên quan đến việc bảo hộ các nhãn hiệu phi truyền thống, trong đó có nhãn hiệu mùi. Đặc biệt, việc loại bỏ yêu cầu biểu thị bằng hình thức “có thể nhìn thấy được” đối với nhãn hiệu đã được các luật gia trên thế giới đánh giá là tiến bộ và phù hợp với trình độ phát triển về khoa học và công nghệ của thế giới. Quy định này cũng đồng thời xóa bỏ rào cản đối với các nhãn hiệu âm thanh và mùi hương khi thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ.

Vì vậy, Việt Nam có thể tham khảo và cân nhắc để vận dụng những ưu điểm trong quá trình cải cách pháp luật về bảo hộ của Liên minh Châu Âu liên quan đến cơ chế bảo hộ dành cho nhãn hiệu âm thanh và mùi hương. Bên cạnh đó, thành tựu lập pháp của một số quốc gia khác như Hoa Kỳ, Úc,… cũng có thể được áp dụng vào bối cảnh của Việt Nam. Thông qua đó, hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ (nói chung) và bảo hộ nhãn hiệu (nói riêng) của Việt Nam sẽ ngày càng được hoàn thiện và phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Từ đó, Việt Nam có thể tạo dựng một môi trường đầu tư lành mạnh và an toàn để thu hút nhà đầu tư nước ngoài và góp phần vào công cuộc đổi mới và phát triển đất nước hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Các điều ước quốc tế

1. Paris Convention for the Protection of Industrial Property (1883) (as amended on September 28, 1979).

2. Madrid Agreement Concerning the International Registration of Marks (1891) (as amended on September 28, 1979).

3. Protocol Relating to the Madrid Agreement Concerning the International Registration of Marks (1989) (as amended on November 12, 2007)

4. Agreement on Trade-Related aspects of Intellectual Property Rights, as amended on December 6, 2005.

5. Trademark Law Treaty (TLT) 1994.

6. Singapore Treaty on the Law of Trademarks 2006.

7. Regulation (EU) 2017/1001 of the European Parliament and of the Council of 14 June 2017 on the European Union trade mark.

8. Council Regulation (EC) No 207/2009 of 26 February 2009 on the Community trade mark.

9. Directive (EU) 2015/2436 of the European Parliament and of The Council of 16 December 2015 to approximate the laws of the Member States relating to trade marks.

10. Regulation (EU) 2015/2424 of the European Parliament and of the Council of 16 December 2015 amending Council Regulation (EC) No 207/2009 on the Community trade mark and Commission Regulation (EC) No 2868/95 implementing Council Regulation (EC) No 40/94 on the Community trade mark, and repealing Commission Regulation (EC) No 2869/95 on the fees payable to the Office for Harmonization in the Internal Market (Trade Marks and Designs)

11. The Lanham (Trademark) Act (15 U.S.C) of USA, last updated in February 2016. 12. Trade Marks Act 1995 (No. 119, 1995) of Australia.

A. Văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam

13. Bộ luật dân sự năm 2015 (Bộ luật số 91/2015/QH13) ngày 24 tháng 11 năm 2015.

14. Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2019) (Luật số 07/VNHN-VPQH) ngày 25 tháng 6 năm 2019.

C. Tài liệu tham khảo

Tiếng Việt

15. Lê Nết (2016), Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ, NXB Hồng Đức, Hà Nội.

16. Phan Ngọc Tâm (2011), Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng – Nghiên cứu so sánh giữa pháp luật Liên minh Châu Âu và Việt Nam, Luận văn Tiến sĩ, Trường Đại học Luật TPHCM.

Tiếng Anh

17. Abhijeet Kumar (2016), “Protecting Smell Marks: Breaking Conventionality”,

Journal of Intellectual Property Rights, Vol 21, May 2016, pp 129-139.

18. Garth Kallis (2018), The Legal Protection of Sound, Scent and Colour Marks in South Africa: Lessons from The European Union and The United States of America, Mini – thesis, University of the Western Cape, South Africa.

19. Jacob Bolte (2016), The Removal of the Requirement for Graphical Representation of EU Trade Marks The Impact of the Amending Trade Mark Regulation, Master Thesis, Örebro University Juridicum, Sweden.

20. Juhana Strandberg (2018), Scents As Trade Marks Today, Master Thesis, Tallinn University Of Technology, p.35.

21. Karki, M (2005), “Non-traditional areas of IP protection: Colours, sounds, taste, smell, shape, slogan and trade dress”, Journal of Intellectual Property Rights, Vol November 2005, pp 499- 506.

22. Linda Annika Erlandsson (2004), The future of Scents as Trademarks in the European Community Based on a comparison to the American Experience, Master Thesis, University of Lund, p.29.

23. Olga Morgulova (2017), Non-traditional trademarks Registration of aural and olfactory signs as trademarks in accordance with the latest amendments of the European Trademark Regulation 2015/2424 and Trademark Directive 2015/2436, Master Thesis Uppsala University, Sweden.

Tài liệu từ Internet

24. Nguyễn Khánh Linh (2020), “Thực tiễn bảo hộ nhãn hiệu âm thanh và mùi ở các nước phát triển và gợi ý cho Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, số tháng 4 năm 2020, truy cập trên trang https://vjst.vn/vn/tin-tuc/2736/ thuc-tien-bao-ho-nhan-hieu-am-thanh-va-mui-o-cac-nuoc-phat-trien-va-goi-y- cho-viet-nam.aspx

25. Cục SHTT, “Bài 4. Bảo hộ nhãn hiệu mùi”, truy cập trên trang web http://noip.gov. vn/hoat-ong-shcn-trong-nuoc/-/asset_publisher/7xsjBfqhCDAV/content/nghien-cuu -ve-bao-ho-nhan-hieu-phi-truyen-thong-bao-ho-nhan-hieu-mui

26. Ali M (2015), “A Look at Non-Conventional Trademarks”, truy cập trang http://www.tamimi.com/en/magazine/law-update/section-11/february-7/a-look- at-nonconventional-trademarks.html ngày 28 tháng 12 năm 2019.

27. Bretonnière J & Rodarl S (2019), “Protecting and enforcing non-traditional trademarks”, truy cập trang http://www.iam-media.com/Intelligence/IP-Value/ 2009/Law-litigation-Global/Protectingand-enforcing-non-traditional-trademarks ngày 28 tháng 12 năm 2019.

28. Carsten Schaal (2003), “The Registration of Smell Trademarks in Europe: another EU Harmonisation Challenge”, truy cập trên trang http://www.inter- lawyer.com/lex-e-scripta/articles/trademarks-registration-smell-EU.htm ngày 8 tháng 6 năm 2020.

29. Chikere C. (2020), “The Protection Of Olfactory Marks (Fragrance, Scents Or Smells) As A Non-Traditional/Non-Conventional Trademark In Nigeria”, truy cập trên trang web https://www.linkedin.com/pulse/protection-olfactory-marks- fragrance-scents-smells-chikere-chidera?articleId=6620436872571301889 ngày 29 tháng 12 năm 2020.

30. Danny Friedmann (2015), “EU Opened Door for Sound Marks, Will Scent Marks Follow?”, Journal of Intellectual Property Law and Practice, Oxford University Press, truy cập trên trang https://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm? abstract_id=2717940 ngày 8 tháng 6 năm 2020.

31. Dennemeyer (2019), “The scent of a trademark: removal of graphic representability requirement”, truy cập trên trang https://www.mondaq.com/trademark /788476/the- scent-of-a-trademark-removal-of-graphic-representability-requirement ngày 8 tháng 6 năm 2020.

32. Duncan J Morgan (2020), “A Can of Worms – Distinctiveness of sound marks before the General Court of the EU”, truy cập trên trang https://www. beckgreener.com/can-worms-%E2%80%93-distinctiveness-sound-marks-general

Một phần của tài liệu Bảo hộ nhãn hiệu mùi theo pháp luật của liên minh châu âu và kinh nghiệm cho việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 68 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)