Giai đoạn sau khi ban hành Quy chế nhãn hiệu thương mại châu Âu vào

Một phần của tài liệu Bảo hộ nhãn hiệu mùi theo pháp luật của liên minh châu âu và kinh nghiệm cho việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 35 - 37)

vào năm 2016

Nhận thấy những bất cập trong quy định về hình thức thể hiện bằng đồ họa của nhãn hiệu, vào năm 2016, EU đã thực hiện cải cách hệ thống pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu của mình để có thể mở rộng cơ hội bảo hộ đối với các loại nhãn hiệu phi truyền thống, đặc biệt đối với các loại nhãn hiệu khó có thể biểu thị ở hình thức đồ họa như nhãn hiệu mùi. Quy định sửa đổi số 2015/2424 của Châu Âu đã chính thức được ban hành và có hiệu lực vào ngày 23 tháng 3 năm 201691. Đồng thời, Quy chế nhãn hiệu thương mại cộng đồng (CTMR) đã được đổi tên thành Quy chế nhãn hiệu thương mại EU (EUTMR) và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 10 năm 2017. Quy chế này đã sửa đổi nhiều nội dung về bảo hộ nhãn hiệu của EU, trong đó nổi bật là việc loại bỏ yêu cầu biểu thị bằng đồ họa đối với nhãn hiệu. Thay vào đó, nhãn hiệu đăng ký có thể là bất kì dấu hiệu nào có thể được thể hiện trên “Sổ đăng ký nhãn hiệu của Liên minh châu Âu theo cách cho phép các cơ quan có thẩm quyền và công chúng có thể xác định đối tượng bảo hộ rõ ràng và chính xác”(clear and precise)92. Nhãn hiệu được phép thể hiện dưới bất kỳ hình thức thích hợp nào và có thể sử dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ mà không nhất thiết phải biểu thị bằng đồ họa93. Bên cạnh đó, pháp luật EU còn cho phép sử dụng “công nghệ có sẵn” (generally available technology) cho phép các

91 Quy định (EU) 2015/2424 của Nghị viện châu Âu và của Hội đồng ngày 16 tháng 12 năm 2015 sửa đổi

Quy chế của Hội đồng (EC) số 207/2009 về nhãn hiệu thương mại cộng đồng và Quy định của Ủy ban (EC) số 2868/95 thực hiện Quy chế của Hội đồng (EC) Số 40/94 về nhãn hiệu thương mại cộng đồng và bãi bỏ Quy định của Ủy ban (EC) số 2869/95 về các khoản phí phải trả cho Văn phòng hài hòa trong thị trường nội bộ (Nhãn hiệu và thiết kế) [2015] OJ L 341/21 (kể từ Ngày 30 tháng 9 năm 2017 không còn hiệu lực).

92 Điều 4(b) Quy chế EUTMR, tlđd 34.

93 Para 13 of the Preamble to the Directive (EU) 2015/2436 of the European Parliament and of the Council of 16 December 2015

hình thức mô tả nhãn hiệu được thực hiện linh hoạt và không phụ thuộc vào thời điểm ban hành quy định này, miễn là các mô tả này có “hình thức phù hợp” (appropriate form)94.

Tuy nhiên, pháp luật của EU không định nghĩa cụ thể về mức độ “rõ ràng” và “chính xác” của hình thức thể hiện nhãn hiệu mùi. Hai tiêu chí này được rút ra từ phán quyết của Tòa án trong vụ kiện Sieckmann – vụ kiện đặt nền tảng cho việc mở rộng khả năng bảo hộ đối với nhãn hiệu phi truyền thống (trong đó có nhãn hiệu mùi) ở Châu Âu. Theo đó, Tòa ECJ đã phán quyết rằng bản mô tả hình họa của nhãn hiệu mùi phải thỏa mãn bảy tiêu chí nhất định, đó là rõ ràng, chính xác, độc lập, dễ tiếp cận, dễ hiểu, bền bỉ và khách quan (clear, precise, self-contained, easily accessible, intelligible, durable and objective)95. Các tiêu chí đánh giá này về sau được gọi là tiêu chí Sieckmann và trở thành tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá một bản mô tả nhãn hiệu có được xem là phù hợp và đủ điều kiện để được cấp bảo hộ nhãn hiệu hay không. Vụ kiện này sẽ được phân tích cụ thể ở chương sau.

Những cải cách trong pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu của EU đã mở rộng phạm vi bảo hộ nhãn hiệu và mở ra triển vọng cho các loại nhãn hiệu phi truyền thống96, trong đó có nhãn hiệu mùi. Đây được xem là bước tiến mới trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu của EU. Nhờ đó, Văn phòng quản lý SHTT của EU và các doanh nghiệp có thể xác định được các nhãn hiệu có thể được bảo hộ97. Song song đó, điều này sẽ tạo thuận lợi cho quá trình đăng ký bảo hộ cho các nhãn hiệu phi truyền thống (nói chung) và nhãn hiệu mùi (nói riêng).

Mặc dù hệ thống pháp luật của EU đã điều chỉnh về các vấn đề cơ bản của cơ chế bảo hộ nhãn hiệu mùi nhưng việc nghiên cứu pháp luật của một số quốc gia trong EU có thể cung cấp thêm những quan điểm toàn diện về bảo hộ nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu mùi hương trong bối cảnh hiện nay, điển hình là pháp luật của Pháp và Đức như sau:

Theo pháp luật của Pháp, Điều 711-1 của Luật Nhãn hiệu Pháp quy định rằng nhãn hiệu có thể thuộc một trong các trường hợp sau đây:

94 Jacob B (2016), tlđd (3), p.49.

95 Sieckman, Case 273/00, tlđd (14), para 55.

96 Kulbaba T (2020), “EU Trade Mark Law Reform Series: Implications for Non-traditional Marks” truy cập

trên trang https://www.petosevic.com/resources/articles/2017/12/3442 ngày 10 tháng 8 năm 2020.

97 Inês Ribeiro da Cunha, Dr. Jurgita Randakevičiūtė-Alpman (2020), “New types of marks available after

(a) được mô tả dưới mọi hình thức, chẳng hạn như: từ ngữ, sự kết hợp các từ ngữ, chỉ dẫn địa lý, bút danh, chữ cái, chữ số, chữ viết tắt;

(b) giai điệu có thể nghe được như: âm thanh, cụm từ âm nhạc;

(c) các dấu hiệu tượng hình như: thiết bị, nhãn, con dấu, điêu khắc, hình ba chiều, logo, hình ảnh tổng hợp; hình dạng, đặc biệt là hình dạng của sản phẩm hoặc bao bì của sản phẩm hoặc hình dạng mà có thể xác định một dịch vụ; sự sắp xếp hoặc kết hợp các màu sắc.98

Như vậy, tuy pháp luật của Pháp cũng quy định về yêu cầu biểu thị bằng đồ họa tại điểm (c) nhưng tiêu chuẩn đánh giá khả năng biểu thị này không phải điều kiện bắt buộc đối với nhãn hiệu được đăng ký. Thay vào đó, pháp luật của Pháp cho phép nhãn hiệu được đăng ký dưới mọi hình thức khác nhau, kể cả bằng âm thanh. Các tiêu chuẩn này được quy định linh hoạt hơn so với hệ thống pháp luật bảo hộ nhãn hiệu của EU trước đây và mở rộng phạm vi bảo hộ đối với các nhãn hiệu phi truyền thống như nhãn hiệu mùi.

Tương tự, theo pháp luật của Đức, theo Điều 3 Luật nhãn hiệu của Đức năm 1996, về những dấu hiệu được xem là đủ điều kiện để được bảo hộ nhãn hiệu, đó là “tất cả các dấu hiệu, bao gồm tên cá nhân, bản thiết kế đồ họa, chữ cái, chữ số, nhãn hiệu âm thanh, thiết kế theo hình dạng của hàng hóa hoặc bao bì, bao gồm cả màu sắc và sự kết hợp màu sắc, có thể được bảo vệ như nhãn hiệu nếu chúng có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác”. Do đó, ở Đức, các nhãn hiệu có thể được bảo hộ nếu nhãn hiệu đó có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác99.

Như vậy, pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu của các quốc gia thành viên như Pháp, Đức,… cũng được thiết lập dựa trên khung pháp lý cơ bản của Liên minh Châu Âu và phù hợp với xu thế bảo hộ nhãn hiệu hiện nay, đặc biệt là mở ra cơ hội cho các nhãn hiệu phi truyền thống được đăng ký bảo hộ, trong đó có nhãn hiệu mùi.

Một phần của tài liệu Bảo hộ nhãn hiệu mùi theo pháp luật của liên minh châu âu và kinh nghiệm cho việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)