Nhóm giải pháp về xây dựng kế hoạch

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 65 - 67)

2. 1.1.2 Đơn vị hành chính

3.2.2. Nhóm giải pháp về xây dựng kế hoạch

Nhận thức đúng đắn về công tác ĐTBD CB, CC sẽ làm cơ sở vững chắc cho việc xây dựng kế hoạc ĐTBD CB, CC. Do vậy, cần phải quán triệt toàn diện từ các cấp ủy Đảng, các cấp chính quyền, lãnh đạo huyện đến các Trưởng, phó phòng, Thủ trưởng các đơn vị, các đoàn thể quần chúng đến từng CB, CC, huyện về công tác ĐTBD CB, CC, phải nhận thức được rằng ĐT CB, CC là một khâu của công tác cán bộ, là một hoạt động thường xuyên nhằm đảm bảo cho đội ngũ CB, CC đáp ứng được những điều kiện luôn thay đổi trong môi trường thực thi công vụ và sự phát triển của nền KTXH

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng sát đúng với tình hình thực tế, từ số lượng, cơ cấu, tuổi, giới tính, thâm niên công tác phù hợp với thực trạng, năng lực, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, khả năng kinh phí.

Khi xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tuân thủ đúng các bước trong quá trình thực hiện. Trong tổ chức thực hiện cần tăng cường kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm về kế hoạch và quy trình mở các lớp (đặc biệt về quản

lý lớp học, tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả, theo dõi sau khoá học) đồng thời phối hợp chặt chẽ giữa bộ phận quản lý đào tạo, bồi dưỡng . Đổi mới hoàn thiện chương trình, nội dung đào tạo phải dựa vào căn cứ sau:

Một là, Căn cứ vào nhu cầu đội ngũ cán bộ, công chức phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Hai là, căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh cán bộ, tiêu chuẩn ngạch công chức. Phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh cán bộ và ngạch công chức mà có nội dung, chương trình phù hợp. Một nội dung chương trình phù hợp góp phần hình thành nên phẩm chất, năng lực gắn với têu chuẩn, chức danh cụ thể cán bộ, công chức.

Ba là, dựa vào đặc điểm công tác, nhiệm vụ của cán bộ, công chức. Trong xây dựng chương trình, nội dung phải xem xét toàn diện đặc điểm công tác, nhiệm vụ trình độ của cán bộ, công chức mà xây dựng cơ cấu chương trình nội dung và phương thức đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp, hiệu quả.

Bốn là, quán triệt phương châm lý luận liên hệ với thực tiễn: Đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cần quán triệt phương châm lý luận gắn liền với thực tế, học đi đôi với hành, bảo đảm hiệu quả và thiết thực. Chương trình nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải kết hợp nâng cao nhận thức lý luận, trang bị kiến thức nghiệp vụ kĩ năng thực hành và nâng cao tố chất chính trị, phẩm chất đạo đức cho cán bộ, công chức.

- Phương hướng đổi mới chương trình nội dung đào tạo:

+ Đổi mới chương trình nội dung đào tạo bồi dưỡng theo hướng đào tạo nghiệp vụ lãnh đạo quản lý gắn với cương vị và chức danh cán bộ, công chức. Muốn vậy cơ cấu chương trình cần thiết được hình thành 3 khối kiến thức: Kiến thức lý luận cơ bản, kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành và kiến thức bổ trợ. Kết cấu thời gian đào tạo thành 2 phần: Phần học các môn học cơ bản, cơ sở. Đây là phần học đào tạo chung cho các loại đối tượng học viên. Phần học chuyên ngành về chuyên môn nghiệp vụ. Căn cứ vào quy hoạch cán bộ của các cơ sở cử người đi học mà tổ chức các lớp đào tạo chuyên ngành.

giảng dạy phù hợp thực tế phát triển của lý luận và thực tiễn. Trong mỗi chuyên đề bài giảng học viên phải tiếp cận với những phát triển mới của lý luận với những kiến thức thực tiễn mớị Giải quyết được mối quan hệ giữa giáo trình và sự phát riển mới của lý luận, thực tiễn

- Về các loại hình đào tạo, bồi dưỡng Đội ngũ cán bộ, công chức :

Hiện nay đang công tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau, tại nhiều cơ quan, tổ chức và các địa phương khác nhau với nhiệm vụ tính chất công việc khác nhau, điều kiện để tham gia vào quá trình đào tạo, bồi dưỡng cũng khác nhaụ Để tăng cường chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cần thiết phải mở rộng và đa dạng hóa các loại hình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

- Về phương pháp giảng dạy:

Đổi mới phương pháp giảng dạy là hoàn thiện hệ thống những nguyên tắc, cách thức phối hợp hoạt động chung giữa giảng viên và học viên nhằm thực thi hiệu quả quá trình dạy học, giúp học viên lĩnh hội đầy đủ, sâu sắc những nội dung đào tạo, đạt được mục đích đào tạo đã đề rạ

- Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng học viên là chủ thể, giảng viên đóng vai trò chủ đạo, phát huy tính tích cực, chủ động, hứng thú của học viên trong học tập.

- Sử dụng linh hoạt thích hợp các phương pháp giảng dạy hiện đại, kết hợp phương pháp giảng dạy hiện đại với phương pháp giảng dạy truyền thống để nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ, công chức.

- Áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào giảng dạy

- Tăng cường đối thoại trong giảng dạy, tạo lập những tình huống điển hình đặc trưng cho các nội dung giảng dạy, nâng cao ý nghĩa tính thiết thực của kiến thức trong học tập của học viên. Thực hiện giảng dạy thống nhất được lý luận với thực tiễn, lý thuyết với nghiệp vụ thực hành.

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)