Xác định nội dung và phương pháp đàotạo, bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 50 - 53)

2. 1.1.2 Đơn vị hành chính

2.3.2.3. Xác định nội dung và phương pháp đàotạo, bồi dưỡng

- Nội dung đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức

+ Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ: Hàng năm, căn cứ chỉ tiêu đào tạo tỉnh phân bổ, trên cơ sở kế hoạch đào tạo giai đoạn và quy hoạch, cử cán bộ, công chức đi đào tạo nâng cao trình độ. Đối với cấp huyện, phấn đấu ở các lĩnh vực quan trọng đều có cán bộ có trình độ đào tạo cao (Thạc sỹ trở lên), tập trung các chuyên ngành: Quản lý kinh tế, Luật học, quản lý văn hóa, quản lý giáo dục, quản lý y tế, quản lý đất đai, khoa học công nghệ, nông nghiệp, giao thông vận tải, kiến trúc, xây dựng

+ Đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, cập nhật đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm thường xuyên xây dựng đội ngũ cán hộ, công chức Nhà nước có lập trường chính trị vững vàng, thái độ chính trị đúng đắn, phẩm chất tư tưởng tốt. Theo nguồn thống kê của phòng Nội vụ huyện Tân Sơn, trong giai đoạn 2015- 2017, công tác đào tạo CBCC của huyện Tân Sơn đã đạt được kết quả (đã hoàn thành khóa học như sau):

- Đào tạo Trung cấp lý luận chính trị: 150 ngườị - Bồi dưỡng (gồm cả sơ cấp): 97 lượt ngườị - Bồi dưỡng cử nhân, cao cấp: 3 người

+ Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về hành chính Nhà nước nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ vững mạnh, tăng cường khả năng thích ứng của cán bộ công chức Nhà nước trước yêu cầu của nhiệm vụ mớị Bồi dưỡng QLNN Trong giai đoạn 2015 - 2017 đạt kết quả như sau:

- Bồi dưỡng chuyên viên chính: 0 ngườị - Bồi dưỡng chuyên viên: 25 ngườị

- Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước: 195 lượt ngườị

+Đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức quản lý các lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp để xây dựng một đội ngũ chuyên gia giỏi, có năng lực xây dựng, hoạch định, triển khai và tổ chức thực hiện các chính sách, quản lý các chương trình, dự án của Nhà nước có hiệu quả, đáp ứng các mục tiêu phát triển. Kết

quả từ năm 2015 đến năm 2017 huyện Tân Sơn đã đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức pháp luật cho các CBCC cấp xã như sau:

- Đào tạo đại học, cao đẳng: 50 ngườị - Đào tạo trung cấp: 35 ngườị

- Đào tạo sơ cấp: 32 người

- Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ: 167 lượt ngườị

( Nguồn: Phòng nội vụ huyện Tân Sơn)

+ Đào tạo về ngoại ngữ, tin học để nâng cao trình độ cán bộ, công chức về ngoại ngữ cũng như tin học.

- Phương pháp đào tạo

Các phương pháp chủ yếu của huyện bao gồm: cử đi học tại các trung tâm hoặc trường chính quy hoặc các phương pháp trong công việc như chỉ dẫn kèm ,luân chuyển, thuyên chuyển một số, cán bộ, công chức nhằm nâng cao trách nhiệm trong công việc và trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức

Bảng 2.9: Hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại huyện Tân Sơn qua các năm 2015-2017

(Đơn vị: Lượt người)

STT Hình thức đào tạo, bồi dưỡng Năm

2015

Năm 2016

Năm 2017 ĐÀO TẠO TRONG CÔNG VIỆC

1 Đào tạo theo kiểu luân chuyển, thuyên chuyên công việc

9 11 19

2 Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn, kem cặp chỉ bảo 13 17 21

ĐÀO TẠO NGOÀI CÔNG VIỆC

1 Cử cán bộ, công chức đi đào tạo ở các Trường học, trung tâm

67 74 90

Nhận xét:

Qua bảng 2.7 ta thấy các hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại huyện Tân Sơn chủ yếu là 3 phương pháp đào tạo theo kiểu luân chuyển, thuyên chuyển công việc;cjir dẫn kèm cặp; cử cán bộ, công chức đi học tại các trường. Nhìn chung số lượng cán bộ công chức được đi đào tạo tại huyện tăng dần qua các năm, năm 2015 có 23 cán bô, công chức đào tạo theo chỉ dẫn kèm cặp đến năm 2017 đã tăng lên 21 người và số cán bộ cử đi học năm 2015 là 67 người đến 2017 tăng lên 90 ngườị Qua đó thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo, của huyện cũng như cán bộ, công chức của huyện trong việc đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ về mọi mặt.

- Xây dựng chương trình đào tạo

Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại huyện Tân Sơn , thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền trong huyện luôn chú trọng đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ CBCC. Hàng năm, ngoài chương trình đào tạo dài hạn chính quy tập trung, huyện Tân Sơn còn mở nhiều lớp bồi dưỡng những kiến thức về chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, kiến thức, kĩ năng quản lý nhà nước, quản lý chuyên ngành; văn hóa công sở và kĩ năng giao tiếp… cho CBCC.

Xây dựng chương trình đào tạo trên cơ sở bám sát Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC giai đoạn 2015 – 2020 của UBND tỉnh Phú Thọ và tình hình thực tế tại huyện. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, bồi dưỡng, khuyến khích CBCC tự học, tự đào tạo để nâng cao trình độ, nhất là đối với CBCC trẻ, có triển vọng.

Thường xuyên quán triệt và nâng cao nhận thức, trách nhiệm về tinh thần học tập, tự học tập suốt đời đối với đội ngũ cánbộ chủ chốt để làm gương cho các thế hệ tiếp nốị Đồng thời, chú trọng ưu tiên bố trí ngân sách cho công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã. Bảo đảm nguồn kinh phí đào tạo theo phân cấp, đồng thời tranh thủ các nguồn ngân sách của Trung ương, các chương trình, dự án nhằm đáp ứng yêu cầu công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã trong thời điểm hiện tại và những năm về saụ

- Xác định kinh phí đào tạo

Kinh phí đào tạo CBCC của huyện Tân Sơn chủ yếu lấy từ nguồn ngân sách của tỉnh, ngân sách của huyện, các dự án tài trợ nước ngoài, nguồn đóng góp của các tổ chức cử CBCC đi học và bản thân người học. Cụ thể như sau

Bảng 2.10: Nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của huyện Tân Sơn qua các năm 2015 – 2017

(Đơn vị: Đồng)

Nguồn kinh phí Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Ngân sách của tỉnh 145.965.000 148.600.000 154.000.000 Ngân sách của huyện 57.800.000 59.564.000 61.000.000 Nguồn dự án, đóng góp của các tổ chức 15.500.000 16.950.000 18.500.000 Bản thân các cá nhân 25.567.000 29.087.000 31.765.000 Tổng 244.832.000 254.201.000 265.265.000

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Tân Sơn)

Qua bảng 2.8 ta thấy nguồn kinh phí của huyện để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là lớn và được thu từ nhiều nguồn khác nhau, tăng lên qua các năm. Năm 2015 tổng nguồn kinh phí là 244.832.000 đồng, đến năm 2017 con số này đã lên 265.265.000 đồng. Qua đó thể hiện sự quan tâm của tỉnh cũng như của huyện và các cá nhân trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)