Đánh giá chung về công tác đàotạo, bồi dưỡng CBCC tại huyệnTân Sơn

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 60 - 63)

2. 1.1.2 Đơn vị hành chính

2.5. Đánh giá chung về công tác đàotạo, bồi dưỡng CBCC tại huyệnTân Sơn

Tân Sơn

- Về mặt đạt được:

+ Huyện đã xác định đúng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cầp thiết của huyện đó là nhu cầu về đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ mà cán bộ, công chức của huyện rất cần thiết.

+ Huyện đã rất chú trọng trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, xác định đúng mục tiêu đào tạo, đối tượng đào tạo, nội dung chương trình đào tạo, có nguồn kinh phí đủ cho đào tạo, bồi dưỡng và lựa chọn những phương pháp phù hợp đối với điều kiện và cán bộ, công chức của huyện.

+ Các phòng ban, các cơ quan đơn vị của huyện đã tổ chức, và hoàn thành trong việc triển khai thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

+ Sau quá trình đào tạo huyện đã có những đánh giá nhằm thấy được khả năng và tiếp thu kiến thức áp dụng vào thực tế công việc của cán bộ, công chức, từ đó đánh giá và xác định cũng như có những phương pháp phù hợp và điều chỉnh quy trình đào tạo, bồi dưỡng sao cho phù hợp nhất, đạt được kết quả tốt nhất.

- Về mặt hạn chế:

+ Việc xác định nhu cầu đào tạo của huyện còn chung chung chưa có sự cụ thể

+ Các phòng ban của huyện chưa có sự phối hợp tốt trong công tác triển khai đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, điều đó làm chậm thông tin đến cán bộ, công chức có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng.

kỹ năng, phần thảo luận xử lý tình huống thực tiễn và kỹ năng thực hành của cán bộ, công chức chưa được quan tâm đúng mức;

+ Cơ chế tài chính phục vụ đào tạo, bồi dưỡng CBCC còn nhiều bất cập. Định mức sử dụng kinh phí mang nặng tính bình quân trên một học viên, mà không chú trọng tới tính chất phức tạp của từng đối tượng, nội dung đào tạo, bồi dưỡng khác nhau đòi hỏi chi phí khác nhau

+ Cán bộ, công chức sau khi được đào tạo, bồi dưỡng thì chưa áp dụng được hết vào công việc.

– Nguyên nhân những hạn chế

+ Lãnh đạo chưa quán triệt đầy đủ sâu sắc các nguyên tắc, nghị quyết, quy định, hướng dẫn của cấp trên về công tác cán bộ nên chưa tạo được quyết tâm và sự thống nhất cao trong tổ chức thực hiện, trong khi đó cấp uỷ cấp trên lại thiếu kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện và uốn nắn những khuyết điểm, lệch lạc.

+ Thủ trưởng cơ quan chưa thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ và quy trình trong công tác cán bộ, chưa chú ý quản lý và rèn luyện cán bộ đảng viên về mặt phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng. Chưa xử lý kỷ luật nghiêm minh và kịp thời những cán bộ, đảng viên có nhiều sai phạm, không kịp thời thay thế những cán bộ sa sút về phẩm chất, yếu kém về năng lực.

+ Đào tạo, CB,CC chính quyền cấp huyện còn chắp vá. Nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng chưa thiết thực, còn thiên về lý luận, chưa chú trọng kỹ năng thực hành, phương pháp giảng dạy chậm được đổi mớị

+ Bản thân người CB,CC chính quyền cấp huyện chưa thực sự tự giác tu dưỡng, rèn luyện và nỗ lực phấn đấu vươn lên về mọi mặt nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mớị

+ Bản thân gia đình nhiều CB,CC còn gặp nhiều khó khăn, vì vậy điều kiện để tham gia học tập, giành thời gian tận tâm cho công việc còn hạn chế.

+ Năng lực quản lý điều hành chưa ngang tầm với nhiệm vụ, nhất là nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hộị Nhận thức trong đội ngũ CB,CC không đồng đều, thiếu chủ động sáng tạo; việc vận dụng các chủ trương, chính sách của cấp trên vào điều kiện cụ thể của từng địa phương chưa linh hoạt, nhiều nơi còn sao chép một cách máy móc.

+ Về năng lực thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn còn thấp, chưa có tính chuyên nghiệp, phần lớn thiếu khả năng độc lập, quyết đoán trong giải quyết công việc, thụ động trong thực thi các nhiệm vụ; thiếu khả năng bao quát tình hình, đồng thời chậm thích ứng với nhiệm vụ mớị

+ Việc xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và công tác sử dụng đội ngũ CB,CC ở cơ sở chưa được các địa phương quan tâm chỉ đạo một cách thoả đáng.

+ Công tác quản lý Cán bộ chưa tốt, chậm được đổi mớị Công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB,CC cơ sở chưa được coi trọng đúng mức, chưa thực hiện một cách đồng bộ và khoa học.

+ Công tác kiểm tra, đánh giá về công tác cán bộ, công tác quy hoạch đào tạo đội ngũ CB,CC huyện của các cấp ủy, chính quyền các cấp không thường xuyên, chưa có biện pháp khắc phục những yếu kém một cách có hiệu quả. Nhiều nơi còn vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ; chính sách đãi ngộ, khen thưởng, đối với cán bộ cơ sở chưa thoả đáng, chưa tạo động lực, thu hút được đội ngũ cán bộ về công tác cơ sở. Việc xử lý những sai phạm, tiêu cực ở cơ sở chưa kịp thời và nghiêm minh, dẫn đến có vụ việc kéo dài làm cho tình hình phức tạp thêm.

+ Với tình hình đặc điểm và những nguyên nhân tồn tại, yếu kém của đội ngũ CB,CC của UBND huyệnTân Sơn, sự cần thiết phải có các giải pháp phù hợp để nâng cao CLĐN CB,CC nhằm đáp ứng với tình hình, nhiệm vụ phát triển KT – XH của huyện.

CHƯƠNG 3:

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC TẠI HUYỆN TÂN SƠN

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)