2. 1.1.2 Đơn vị hành chính
2.4.2.2. Đặc điểm của cán bộ, công chức
- Sự thiếu hụt về kiến thức
Qua phân tích thực trạng chất lượng CBCC tại huyện Tân Sơn nhận thấy sự thiếu hụt kiến thức, kỹ năng chuyên môn của mỗi CBCC có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng kiến thức của mỗi cá nhân. Sự thiếu hụt kiến thức của mỗi cá nhân, chức danh là khác nhau dẫn đến nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng kiến thức
là khác nhaụ Đối với đội ngũ cán bộ tại huyện Tân Sơn nhất là cán bộ lãnh đạo có vai trò quan trọng trong quá trình lãnh đạo, điều hành đơn vị. Song, trình độ chuyên môn, các kỹ năng của cán bộ còn rất hạn chế. Trình độ lý luận chính trị còn 167/240 người chưa qua đào tạo, chiếm 69,6%; trình độ quản lý nhà nước còn nhiều người chưa qua đào tạo; trình độ ngoại ngữ, tin học còn rất yếu kém. Như vậy, nhu cầu về đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về lý luận chính trị, quản lý nhà nước và các kiến thức bổ trợ rất cần thiết.
- Độ tuổi công tác
Độ tuổi công tác ảnh hưởng đến nhu cầu đào tạo, nhất là đối với lĩnh vực đào tạo dài hạn, thông thường thì những người có độ tuổi cao (từ 50 tuổi) trở lên thì họ không có nhu cầu học dài hạn cho dù trình độ chuyên môn của họ mới chỉ dừng lại ở trình độ trung cấp. Độ tuổi CBCC của huyện Tân Sơn trên 50 tuổi chiếm tỷ trọng tương đối cao: 27/240 người, chiếm 11,3 %( năm 2017). Đây là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu đào tạo CBCC tại huyện. Nguyên nhân cán bộ có độ tuổi cao họ không có nhu cầu học nữa là do: Cán bộ sắp đến tuổi nghỉ theo chế độ vì vậy họ không cần đào tạo nữa; ở độ tuổi đó kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp chuyên môn của họ đạt ở trình độ nhất định. Đối với công việc hiện tại thì họ hoàn thành tốt nhiệm vụ đảm nhận. Cán bộ không nằm trong diện quy hoạch nguồn; sức ì và trách nhiệm về học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, của một bộ phận cán bộ còn hạn chế.
Những cán bộ trẻ có nhu cầu đào tạo cao hơn cán bộ có thâm niên bởi một số nguyên nhân sau: xuất phát điểm của họ có trình độ chủ yếu là trung cấp, sơ cấp; kinh nghiệm làm việc chưa nhiều; trình độ chuyên môn chưa sâu để đáp ứng nhu cầu công việc ngày càng đòi hỏi cao nên họ cần học thêm để nâng cao trình độ để tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp.
-Trình độ chuyên môn được đào tạo
Qua thực trạng về trình độ chuyên môn của CBCC tại huyện thì trình độ chuyên môn ban đầu của CBCC ảnh hưởng rất lớn đến việc họ có nhu cầu đào tạo nữa hay không. Những cán bộ chưa đạt chuẩn về trình độ chuyên môn đối với mỗi chức danh thì bắt buộc họ phải tham gia học tập, bồi dưỡng để đạt chuẩn về trình độ đối với chức danh đó. Những công chức huyện có trình độ chuyên môn là sơ cấp và
trung cấp sẽ có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng lớn hơn rất nhiều những người có trình độ đại học và cao đẳng bởi vì những người mới có trình độ sơ cấp và trung cấp về lâu dài trong công tác chuyên môn của mình bắt buộc họ phải học thêm, nếu họ không học thêm họ sẽ bị tụt hậu về kiến thức chuyên môn so với các cán bộ khác cùng chức danh đó có trình độ cao hơn. Những CBCC làm trái chuyên môn, những người muốn chuyển sang làm công việc khác họ cũng muốn phải tự mình tham gia vào các khóa đào tạo, bồi dưỡng bổ sung những kiến thức chuyên môn của lĩnh vực mới