Mỗi một nhân tố (các biến độc lập) và biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu được xây dựng từ một tập hợp từ 3-6 câu hỏi khác nhau phản ánh những khía cạnh khác nhau trong cùng một nhân tố lý thuyết. Để đảm bảo chúng là một khái niệm nghiên cứu có ý nghĩa trong nghiên cứu cụ thể thì cần kiểm tra tính tin cậy của từng nhân tố trong mô hình. Để đánh giá sự tin cậy tổng hợp của một nhân tố (khái niệm nghiên cứu) ta sử dưng hệ số Cronbach Alpha để đánh giá (Hair et al, 2006; Suanders et al, 2007). Để xem xét một biến quan sát có đóng góp vào giá trị của nhân tố nghiên cứu hay không ta xem xét nó với biến tổng của các biến khác trong nhân tố đó. Giá trị đánh giá một biến quan sát có ý nghĩa hay không là hệ số tương quan biến tổng. Nếu biến quan sát có ý nghĩa trong nhân tố đánh giá thì nó phải có tương quan chặt chẽ với biến tổng của các biến còn lại. Như vậy ta sẽ sử dụng hai tiêu chuẩn để đánh giá tính tin cậy thang đo của các nhân tố nghiên cứu trong mô hình là hệ số Cronbach Alpha và hệ số tương quan biến tổng.
Bảng 4.1. Kết quả kiểm định bằng Cronbach’s Alpha các nhân tố và biến phụ thuộc trong mô hình
Biến quan sát
Tương quan biến tổng
Cronbach’s Alpha nếu loại biến Nhân tố “Đặc điểm công việc”: Cronbach’s Alpha = 0,847; N = 5
ĐĐ3 0,669 0,812
ĐĐ4 0,674 0,811
ĐĐ5 0,671 0,812
ĐĐ6 0,658 0,815
ĐĐ7 0,604 0,829
Nhân tố “Đào tạo và thăng tiến”: Cronbach’s Alpha = 0,764; N = 4
ĐT1 0,512 0,737
ĐT2 0,612 0,681
ĐT3 0,606 0,685
ĐT4 0,538 0,724
Nhân tố “Chính sách khen thưởng”: Cronbach’s Alpha = 0,731; N = 4
CS1 0,560 0,650
CS2 0,501 0,684
CS3 0,481 0,695
CS4 0,552 0,655
Nhân tố “Trách nhiệm công việc”: Cronbach’s Alpha = 0,848, N = 4
VT1 0,667 0,815
VT2 0,703 0,799
VT3 0,701 0,800
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra của tác giả)
Tiêu chuẩn đánh giá là hệ số Cronbach’s Alpha tối thiểu bằng 0,6 (Hair et al, 2006) và hệ số tương quan biến tổng tối thiểu 0,3 (Nunally và Burstein, 1994). Những biến quan sát nào có hệ số tương quan biến tổng nhỏ sẽ bị loại khỏi nghiên cứu và không xuất hiện trong các bước phân tích dữ liệu tiếp theo.
Kết quả phân tích dữ liệu thu thập được từ điều tra bằng hỗ trợ của phần mềm SPSS từ bảng 4.1. cho thấy:
- Nhân tố “Đặc điểm cộng việc” được đo lường thông qua 7 biến quan sát (ĐĐ1 đến ĐĐ7). Với độ tin cậy của nhân tố đạt 0,766 đã đạt mức tin cậy cần thiết. Tuy nhiên, khi xem xét tương quan biến – tổng cho thấy, biến quan sát ĐĐ1 và ĐĐ2 nhỏ hơn so với tiêu chuẩn 0,3. Do đó, tác giả loại bỏ 2 biến quan sát này. Kết quả sau khi loại bỏ 2 biến quan sát ĐĐ1 và ĐĐ2, độ tin cậy của nhân tố chung đạt yêu cầu ở mức 0,847 và tương quan biến – tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0,3. Sau khi phân tích Cronbach’s Alpha, nhân tố “Đặc điểm cộng việc” được đo lường thông qua 5 biến quan sát (ĐĐ3 đến ĐĐ7).
- Nhân tố “Đào tạo và thăng tiến” được đo lường được đo lường thông qua 04 biến quan sát (ĐT1 đến ĐT4). Với độ tin cậy của nhân tố đạt 0,764 đạt mức tin cậy
PL2 0,760 0,837
PL3 0,723 0,847
PL4 0,712 0,849
PL5 0,662 0,861
Nhân tố “Mối quan hệ trong công việc”: Cronbach’s Alpha = 0,753; N = 3
QH1 0,579 0,673
QH2 0,626 0,617
QH3 0,540 0,716
Biến phụ thuộc “Động lực làm việc”: Cronbach’s Alpha = 0,799; N = 3
ĐL1 0,641 0,729
ĐL2 0,649 0,721
cần thiết. Khi xem xét tương quan biến – tổng cho thấy, không có biến quan sát nào có hệ số này nhỏ hơn so với tiêu chuẩn 0,3.
- Nhân tố “Chính sách khen thưởng” được đo lường được đo lường thông qua 04 biến quan sát (CS1 đến CS4). Với độ tin cậy của nhân tố đạt 0,731 đạt mức tin cậy cần thiết. Khi xem xét tương quan biến – tổng cho thấy, không có biến quan sát nào có hệ số này nhỏ hơn so với tiêu chuẩn 0,3.
- Nhân tố “Trách nhiệm công việc” được đo lường được đo lường thông qua 04 biến quan sát (VT1 đến VT4). Với độ tin cậy của nhân tố đạt 0,848 đạt mức tin cậy cần thiết. Khi xem xét tương quan biến – tổng cho thấy, không có biến quan sát nào có hệ số này nhỏ hơn so với tiêu chuẩn 0,3.
- Nhân tố “Chính sách lương, phúc lợi” được đo lường thông qua 6 biến quan sát (PL1 đến PL6). Với độ tin cậy của nhân tố đạt 0,819 đã đạt mức tin cậy cần thiết. Tuy nhiên, khi xem xét tương quan biến – tổng cho thấy, biến quan sát PL6 nhỏ hơn so với tiêu chuẩn 0,3. Do đó, tác giả loại bỏ biến quan sát này. Kết quả sau khi loại bỏ biến quan sát PL6, độ tin cậy của nhân tố chung đạt yêu cầu ở mức 0,877 và tương quan biến – tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0,3. Sau khi phân tích Cronbach’s Alpha, nhân tố “Đặc điểm cộng việc” được đo lường thông qua 5 biến quan sát (PL1 đến PL5).
- Nhân tố “Mối quan hệ trong công việc” được đo lường được đo lường thông qua 03 biến quan sát (QH1 đến QH3). Với độ tin cậy của nhân tố đạt 0,753 đạt mức tin cậy cần thiết. Khi xem xét tương quan biến – tổng cho thấy, không có biến quan sát nào có hệ số này nhỏ hơn so với tiêu chuẩn 0,3.
- Biến phụ thuộc “Động lực làm việc” được đo lường thông qua 03 biến quan sát (ĐL1 đến ĐL3). Với độ tin cậy của nhân tố đạt 0,799 đạt mức tin cậy cần thiết. Khi xem xét tương quan biến – tổng cho thấy, không có biến quan sát nào có hệ số này nhỏ hơn so với tiêu chuẩn 0,3.