Hình 2.6. Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu
(Nguồn: Đề xuất của tác giả)
- H1+: Đặc điểm công việc có ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động.
- H2+: Đào tạo và thăng tiến có ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động.
- H3+: Chính sách khen thưởng có ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động.
- H4+: Trách nhiệm công việc có ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động.
- H5+: Chính sách lương, phúc lợi có ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động. ĐẶC ĐIỂM CÔNG VIỆC ĐÀO TẠO VÀ THĂNG TIẾN GIỚI TÍNH CHÍNH SÁCH KHEN THƯỞNG ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC H1+ H2+ H3+ H4+ TRÁCH NHIỆM CÔNG VIỆC ĐỘ TUỔI H5+ CHÍNH SÁCH LƯƠNG, PHÚC LỢI H6+ MỐI QUAN HỆ TRONG LÀM VIỆC
- H6+: Mối quan hệ trong công việc có ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 tác giả đã khái quát những vấn đề cơ bản về động lực làm việc như khái niệm, phân loại động lực, các nhân tố tác động đến động lực làm việc của người lao động. Chương 2 cũng giới thiệu các lý thuyết về động lực như: thuyết nhu cầu của Maslow, thuyết hai nhân tố của Frederick HerZberg, thuyết kỳ voṇg của Victor Vroom, thuyết công bằng của J. Stacy. Adams, thuyết tăng cường tích cực của B. F. Skinner và một số nghiên cứu trước đây về động lực làm việc như: nghiên cứu của Boeve (2007), nghiên cứu của Abby M. Brooks (2007), nghiên cứu của Teck-Hong và Waheed (2011), nghiên cứu của Marko Kukanja (2012), nghiên cứu của Shaemi Barzoki và các cộng sự (2012). Trên cơ sở đó tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 6 nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại Công ty Thuốc lá Long An bao gồm: Đặc điểm công việc; Đào tạo và thăng tiến; Chính sách khen thưởng; Trách nhiệm công việc; Chính sách lương, phúc lợi; Mối quan hệ trong công việc.
CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU