Các nghiên cứu nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình ảnh điểm đến tác động sự hài lòng của du khách đến thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang (Trang 33 - 37)

Hộp đen ý thức người mua Các đặc tính người mua Quá trình quyết định mua Lựa chọn hàng hóa Lựa chọn nhãn hiệu Lựa chọn nhà kinh doanh Lựa chọn khối lượng Những phản ứng đáp lại của người mua

+ Nghiên cứu của Lin & ctg (2007) v“Vai trò của hình ảnh nhận thức (cognitive image) và hình ảnh cảm xúc (affective image) trong dự báo về lựa chọn của khách hàng đối với du lịch sinh thái và các khu giải trí”. Nghiên cứu được thực hiện tại Đài Loan. Tác giả đã tổng hợp các lý thuyết có liên quan nhằm đề xuất mô hình nghiên cứu. Nghiên cứu tiến hành đánh giá ảnh hưởng của nhóm hình ảnh điểm đến gồm: (1) hình ảnh nhận thức điểm đến và (2) hình ảnh cảm xúc tới (3) hình ảnh chung và (4) sự lựa chọn điểm đến.

Kết quả phân tích từ 1.020 du khách được khảo sát cho thấy cả hình ảnh nhận thức điểm đến và hình ảnh cảm xúc đều có ảnh hưởng đến việc lựa chọn điểm đến của du khách, tuy nhiên ảnh hưởng của hai nhóm nhân tố này là khác nhau cho từng loại hình điểm đến với các đặc điểm khác nhau (ví dụ : điều kiện tự nhiên, khu vui chơi giải trí…).

+ Nghiên cứu của William & Soutar (2009) v“Giá trị khách hàng, sự hài lòng và định lượng hành vi trong hoạt động du lịch mạo hiểm”. Nghiên cứu được thực hiện tại Tây Úc, đối tượng nghiên cứu là du khách tham gia các chuyến du lịch mạo hiểm (Adventure tourism). Mục đích chính của nghiên cứu là kiểm định mối quan hệ

nhân quả giữa giá trị du khách, sự hài lòng và lòng trung thành (định hướng hành vi của du khách trong tương lai). Nghiên cứu tiến hành đánh giá ảnh hưởng của (1) Giá trị tâm lý xã hội và (2) Giá trị nhận thức tới sự hài lòng của du khách với lòng trung thành của họđối với điểm đến du lịch.

Kết quả cho thấy cả giá trị tâm lý xã hội và giá trị nhận thức đều có ảnh hưởng trực tiếp tới sự hài lòng của du khách. Trong đó, ảnh hưởng lớn hơn thuộc về nhân tố

giá trị cảm xúc. Một phát hiện quan trọng của nghiên cứu này đó là giá trị mới lạ đóng vai trò quan trọng đối với du lịch mạo hiểm và có ảnh hưởng trực tiếp tới sự hài lòng và gián tiếp đến lòng trung thành của du khách tại điểm đến du lịch này. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng mới chỉ tập trung vào khía cạnh giá trị tâm lý xã hội và giá trị nhận thức mà chưa xem xét đến các khía cạnh khác thuộc hình ảnh điểm đến có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng của du khách.

+ Nghiên cứu của Lee (2009) v“Hình ảnh điểm đến và những dịch vụ tác động đến hành vi du lịch của du khách trong tương lai”. Nghiên cứu được thực hiện tại làng sinh thái Taomi Đài Loan. Tác giả sử dụng lý thuyết về ảnh hưởng của hình ảnh

điểm đến tới sự hài lòng và lòng trung thành của du khách để thiết lập mô hình nghiên cứu. Nghiên cứu tiến hành đánh giá ảnh hưởng của (1) hình ảnh điểm đến và (2) dịch vụ cung cấp tới sự hài lòng của du khách và quan hệ giữa sự hài lòng của du khách với lòng trung thành của họđối với điểm đến du lịch.

Kết quả cho thấy cả hình ảnh điểm đến và các dịch vụ cung cấp đều có ảnh hưởng trực tiếp tới sự hài lòng của du khách. Trong đó, ảnh hưởng lớn hơn thuộc về

nhân tố hình ảnh điểm đến. Lòng trung thành của khách hàng chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự hài lòng và gián tiếp của hình ảnh điểm đến và dịch vụ cung cấp. Nghiên cứu đã tiếp tục khẳng định mối quan hệ giữa hình điểm đến, dịch vụ cung cấp tới sự hài lòng và lòng trung thành của du khách, cũng như quan hệ giữa sự hài lòng tới lòng trung thành. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mức độảnh hưởng tới sự hài lòng của du khách chịu chi phối nhiều hơn từ hình ảnh điểm đến so với các dịch vụ cung cấp. Tuy nhiên, nghiên cứu mới tập trung vào những khía cạnh của hình ảnh điểm đến mà không xem xét đến những khía cạnh về giá trị tâm lý xã hội là những thành phần cũng có thể có ảnh hưởng tới sự hài lòng của du khách khi trải nghiệm du lịch tại điểm

đến du lịch này.

+ Nghiên cứu của Prayag & Ryan (2012) v“Vai trò và ảnh hưởng của hình ảnh điểm đến, sự gắn bó đến sự hài lòng và lòng trung thành của du khách”. Nghiên cứu được thực hiện với 705 du khách lưu trú tại các khách sạn trên đảo Mauritius (khu vực Đông Phi). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hình ảnh điểm đến, sự gắn bó đều là tiền đề có ảnh hưởng đến lòng trung thành của du khách, những mối quan hệ này được thể hiện trung gian qua yếu tố sự hài lòng của du khách.

+ Nghiên cứu của Suzan (2012) v“Ảnh hưởng của yếu tố hình ảnh điểm đến tới sự hài lòng và lòng trung thành của du khách”. Nghiên cứu này được thực hiện với 170 du khách ghé thăm khu vực miền trung Thổ Nhĩ Kỳ. Nghiên cứu chỉ ra rằng yếu tố

kết quả hồi quy thì cả hình ảnh nhận thức và hình ảnh cảm xúc đều tác động đến sự hài lòng của du khách, và từ sự thoả mãn sẽảnh hưởng đến lòng trung thành của du khách.

Kết quả nghiên cứu còn đưa ra 6 yếu tố cấu thành nên hình ảnh nhận thức: (1) cơ sở vật chất, (2) văn hoá, (3) khả năng tiếp cận của du khách, (4) các dịch vụ du lịch và nghỉ ngơi kèm theo, (5) môi trường tự nhiên, (6) yếu tốđa dạng và kinh tế. Và 3 yếu tố cấu thành nên hình ảnh cảm xúc: hấp dẫn – thất vọng, thú vị - nhàm chán, thư giãn- lãnh cảm.

+ Nghiên cứu của Rajesh (2013) v“Ảnh hưởng của nhận thức du khách, hình ảnh điểm đến và sự hài lòng của du khách đến lòng trung thành với một điểm đến”.

Tác giả xây dựng mô hình khái niệm dựa trên lý thuyết và nghiên cứu có trước, quy nạp các kết quả nghiên cứu có sẵn và xây dựng nên mô hình.

Mục tiêu của nghiên cứu này là phát triển mô hình lý thuyết về lòng trung thành bằng việc sử dụng các yếu tố nhận thức của du khách, hình ảnh điểm đến và sự hài lòng. Nghiên cứu cũng cho thấy yếu tố hình ảnh điểm đến tác động trực tiếp đến sự hài lòng của du khách và tác động gián tiếp đến lòng trung thành thông qua yếu tố sự hài lòng của du khách.

+ Nghiên cứu của Munhurrun, Seebaluck & Naidoo (2014) v“Nghiên cứu các mối quan hệ giữa của hình ảnh điểm đến, giá trị cảm nhận, sự hài lòng và lòng trung thành: trường hợp nghiên cứu tại nước Cộng hòa Mauritius”. Nghiên cứu được thực hiện tại một quốc gia ở phía Tây Nam Ấn Độ Dương, đối tượng khảo sát chính là khách du lịch ngoại quốc có mặt tại sân bay quốc tế của quốc gia này. Mục tiêu chính của nghiên cứu này là xây dựng nên mô hình thể hiện được các mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp của các yếu tố hình ảnh điểm đến, giá trị cảm nhận, sự hài lòng và lòng trung thành của du khách.

Kết quả phân tích từ 370 du khách cho thấy cả hai yếu tố hình ảnh điểm đến và giá trị cảm nhận đều ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng của du khách, trong đó ảnh hưởng chủ yếu là yếu tố hình ảnh điểm đến (môi trường du lịch, sức hấp dẫn của địa

điểm, dịch vụ,…). Ngoài ra, nghiên cứu còn chỉ ra rằng yếu tố giá trị cảm nhận và sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình ảnh điểm đến tác động sự hài lòng của du khách đến thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)