+ Lưu Thanh Đức Hải và Nguyễn Hồng Giang “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi đến du lịch tại tỉnh Kiên Giang”, Tạp chí khoa học 2011: 19b 85- 96.
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách về chất lượng dịch vụ du lịch ở Kiên Giang, kết quả có 5 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng du khách bao gồm “sự tiện nghi của cơ sở lưu trú”,“phương tiện vận chuyển tốt”,“thái độ hướng dẫn viên”, “ngoại hình của hướng dẫn viên” và “hạ tầng cơ sở phục vụ du lịch”. Trong đó tác động mạnh nhất đến sự hài lòng của du khách là yếu tố “thái độ hướng dẫn viên” kế đến là “ngoại hình hướng dẫn viên”, “phương tiện vận chuyển tốt”, “hạ tầng cơ sở phục vụ du lịch”, cuối cùng là “sự
tiện nghi của cơ sở lưu trú”. Kết quả của nghiên cứu có thể dùng làm tham khảo trong việc lập mô hình nghiên cứu, đồng thời cung cấp thông tin tham khảo trong việc xây dựng thang đo nghiên cứu.
+ Nghiên cứu của Dương Quế Nhu & ctg (2013) về “Tác động của hình ảnh điểm đến Việt Nam đến dựđịnh quay trở lại của du khách Quốc tế”. Nhóm tác giả thừa kế các nghiên cứu trước đề xuất mô hình nghiên cứu với mục đích xem xét dự định quay trở lại điểm đến của du khách quốc tế (lòng trung thành) thông qua các nhân tố
(1) hình ảnh thuộc về nhận thức; (2) hình ảnh thuộc về cảm xúc có tác động như thế nào đến (3) tổng quan hình ảnh điểm đến và (4) dựđịnh quay trở lại điểm đến.
Kết quả nghiên cứu cho thấy hình ảnh điểm đến Việt Nam được hình thành từ
năm nhóm nhân tố thuộc về nhận thức, bao gồm: (1) nét hấp dẫn về văn hóa, ẩm thực; (2) môi trường tự nhiên và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, (3) yếu tố chính trị và cơ sở hạ tầng du lịch, (4) môi trường kinh tế xã hội, (5) tài nguyên tự nhiên và ngôn ngữ và một nhóm nhân tố hình ảnh thuộc về cảm xúc (bầu không khí của điểm đến). Tất cả các nhóm nhân tố này đều có ảnh hưởng tích cực đến dự định quay trở lại điểm đến du lịch Việt Nam của du khách quốc tế. Kết quả của nghiên cứu đã xác nhận lại kết quả của các nghiên cứu trước đây rằng nếu hình ảnh điểm đến trong tâm trí du khách càng tích cực thì sẽ làm tăng dự định quay trở lại của họ và trong những nhóm nhân tốđược xem
xét, thì nhóm nhân tố Tài nguyên tự nhiên và ngôn ngữ; Môi truờng tự nhiên và cơ sở
hạ tầng kỹ thuật là hai nhóm nhân tố có tác động mạnh nhất đối với dự định quay trở
lại của du khách.
+ Nghiên cứu của Nguyễn Trọng Nhân (2013) về “Đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch nội địa đối với du lịch Miệt Vườn vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 52, tr44-55.
Nghiên cứu này đã đề xuất mô hình nghiên cứu lý thuyết các yếu tố ảnh hưởng
đến sự hài lòng của du khách khi đi du lịch gồm: cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, cơ sở
lu trú, phương tiện vận chuyển tham quan, dịch vụ ăn uống, mua sắm giải trí, an ninh trật tự và an toàn, hướng dẫn viên du lịch Miệt Vườn, giá cả các loại dịch vụ. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ được thực hiện đối với du khách là khách nội địa và địa bàn
được nghiên cứu là vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
+ Nghiên cứu của Lê Văn Hưng (2013) về “Đánh giá sự hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái Miệt vườn- Sông nước tỉnh Tiền Giang”.
Mô hình này đề xuất các nhân tố tác động đến sự hài lòng của du khách gồm: phong cảnh du lịch miệt vườn, cơ sở hạ tầng, hướng dẫn viên du lịch và nhân viên phục vụ du lịch, giá cả cảm nhận về chi phí du lịch. Mặc dù nghiên cứu đã chỉ ra được các nhân tố tác động đối với sự hài lòng của du khách khi đến du lịch sinh thái tại Tiền Giang, nhưng các nhân tố này chỉ đúng với loại hình du lịch sinh thái và nghiên cứu chưa tập trung làm rõ nhân tố cấu thành hình ảnh điểm đến tác động sự hài lòng du khách.
+ Nghiên cứu của Lưu Thanh Đức Hải (2014) về “Phân tích các nhân tốảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách về chất lượng dịch vụ du lịch ở Tiền Giang”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 33, tr29-37.
Kết quả nghiên cứu cho thấy sự hài lòng của du khách có liên quan đến 3 yếu tố:
(1) “Điều kiện vật chất phục vụ du lịch và vấn đề an ninh”, (2) “Chất lượng nhân viên và giá cả dịch vụ”, và (3) “chất lượng dịch vụ ăn uống”đều có quan hệ nhân quả với sự hài lòng của du khách. Trong đó, yếu tố “Chất lượng dịch vụ ăn uống” tác động mạnh nhất đến sự hài lòng du khách, kế đến là “Điều kiện vật chất phục vụ du lịch và
vấn đề an ninh” và cuối cùng là “Chất lượng nhân viên và giá cả dịch vụ”. Tuy nhiên, do nghiên cứu năm 2014 nên chưa làm rõ được các tồn tại, vướng mắc hiện nay của
điểm đến du lịch Tiền Giang nói chung và TP Mỹ Tho nói riêng.
+ Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Thanh (2015) về “Tác động hình ảnh điểm đến tới lòng trung thành của khách hàng – trường hợp điểm đến du lịch Nghệ An”.
Nghiên cứu đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về hình ảnh và lòng trung thành điểm
đến của khách du lịch; yếu tố cấu thành hình ảnh điểm đến và những vấn đề liên quan tới lòng trung thành của khách du lịch. Nghiên cứu đã đề xuất mô hình nghiên cứu mối quan hệ hình ảnh điểm đến và lòng trung thành của khách du lịch trong nghiên cứu
điểm đến du lịch ở Việt Nam, trong đó hình ảnh điểm đến được thể hiện ở bốn thành phần gồm: (1) Sức hấp dẫn điểm đến; (2) Cơ sở hạ tầng du lịch; (3) Bầu không khí du lịch; (4) Hợp túi tiền. Lòng trung thành điểm đến được thể hiện từ hai thành phần gồm: (1) Thái độ lòng trung thành và (2) Hành vi lòng trung thành. Nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo cho xây dựng thang đo hình ảnh điểm đến du lịch.
+ Nghiên cứu của Phan Minh Đức (2016) về “Hình ảnh điểm đến, giá trị tâm lý xã hội tác động đến sự hài lòng và lòng trung thành của du khách đến Đà Lạt”.
Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá tác động của hình ảnh điểm đến, giá trị
tâm lý xã hội đến sự hài lòng và lòng trung thành của du khách. Nghiên cứu đưa ra các yếu tố tạo nên hình ảnh điểm đến của TP. Đà Lạt gồm (1) yếu tố tự nhiên, (2) cơ sở hạ tầng, (3) tiện ích du lịch, (4) yếu tố chính quyền địa phương.
Kết quả cho thấy các yếu tố hình ảnh điểm đến có tác động trực tiếp đến sự hài lòng và tác động gián tiếp đến ý định quay trở lại của du khách. Tuy nhiên, các thành phần cấu thành nên hình ảnh điểm đến trong nghiên cứu chỉ áp dụng cho trường hợp
địa điểm du lịch là Đà Lạt và mỗi điểm đến khác nhau thì có các thành phần cấu tạo nên hình ảnh điểm đến cũng khác nhau.
+ Nghiên cứu của Nguyễn Trọng Nhân (2017) về“Mức độ hài lòng của du khách đối với điểm đến du lịch Thành phố Cần Thơ”, Tạp chí khoa học trường Đại học Cần thơ, 04, tr 19-23.
Sự hài lòng của du khách đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự tồn tại và phát triển của sản phẩm và dịch vụ du lịch ở mọi thời đại. Vì lẽ đó, để ngành du lịch TP Cần Thơ phát triển nhanh và bền vững cần có những biện pháp để nâng cao sự hài lòng của du khách. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với các phương diện của điểm đến du lịch TP Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, TP Cần Thơ chưa phải là điểm đến đáp ứng được những mong đợi của du khách về sản phẩm và dịch vụ du lịch bởi 5 phương diện du khách cảm thấy hài lòng ở ngưỡng dưới, 2 thuộc tính du khách cảm thấy hài lòng ở ngưỡng trên, không có thuộc tính nào du khách cảm thấy rất hài lòng.
+ Nghiên cứu của Hà Văn Dũng (2018) về “Hình ảnh điểm đến tác động tới sự hài lòng của khách Tây Âu tại Phan Thiết”. Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm xác
định những yếu tố của hình ảnh điểm đến có tác động đến sự hài lòng của khách du lịch Tây Âu tại TP Phan Thiết, Bình Thuận. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng sự hài lòng khách du lịch. Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho tác giả về sự hài lòng du khách với hình ảnh điểm đến.
+ Nghiên cứu của Trần Thị Thúy (2019) về “Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch thành phố Hải Phòng”. Nghiên cứu đã trình bày những lí luận về điểm đến du lịch, phân loại điểm đến, quá trình phát triển hình ảnh điểm đến, các thành phần hình
ảnh điểm đến. Thông qua thực tiễn đánh giá thực trạng hình ảnh điểm đến du lịch TP Hải Phòng, luận văn đưa ra điểm mạnh và hạn chế của hình ảnh điểm đến, từ đó luận văn đề xuất một số giải nhằm nâng cao hình ảnh điểm đến. Tuy nhiên luận văn chưa đi sâu nghiên cứu thành phần hình ảnh điểm đến tác động như thế nào đến sự hài lòng và thu hút du khách.
+ Nghiên cứu của Nguyễn Thị Lệ Hương & ctg Trương Tấn Quân (2019) về
“Nhận diện thang đo hình ảnh điểm đến du lịch Huế, tạp chí khoa học Đại học Huế”.
Nghiên cứu này nhằm mục đích thiết lập thang đo hình ảnh điểm đến du lịch Huế. Thông qua phương pháp nghiên cứu định tính nghiên cứu đã đề xuất 41 thuộc tính cho thang đo hình ảnh điểm đến du lịch Huế, trong đó Hình ảnh nhận thức gồm 6 nhóm: sức hấp dẫn tự nhiên; sức hấp dẫn văn hóa, lịch sử; nét độc đáo của điểm đến
Huế; đặc trưng du lịch và giải trí về đêm; môi trường và cơ sở hạ tầng du lịch; khả năng tiếp cận và giá cả với 32 thuộc tính. Đây là cơ sở để thiết kế bảng hỏi, thu thập thông tin từ du khách cho các nghiên cứu tiếp theo.
Tóm lại: Qua quá trình lược khảo hệ thống các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước ở trên, tác giả nhận thấy mặc dù các nghiên cứu có chung mục đích là đo lường sự hài lòng du khách tại một điểm đến du lịch, tuy nhiên vẫn chưa có sự thống nhất về các thang đo lường cũng như mô hình nghiên cứu lý thuyết, hơn nữa quan điểm của các nhà nghiên cứu cũng khác nhau, chưa có sựđồng nhất về các khái niệm nghiên cứu. Đồng thời, các nghiên cứu chỉ áp dụng cho trường hợp tại địa điểm du lịch nghiên cứu và mỗi điểm đến khác nhau thì có các thành phần cấu tạo nên hình ảnh điểm đến cũng không giống nhau. Điều đó một lần nữa cho thấy rằng còn nhiều tranh cải giữa các quan điểm nghiên cứu, mỗi nghiên cứu đều tồn tại những hạn chế nhất định và đó chính là các khoảng trống của nghiên cứu.
Xét trong bối cảnh nghiên cứu tại điểm đến TP Mỹ Tho, các khoảng trống nghiên cứu sau đây cần được làm rõ trong đề tài này:
Thứ nhất, chưa có nghiên cứu nào xem xét tác động của yếu tố hình ảnh điểm đến tới sự hài lòng của du khách đối với điểm đến du lịch Tiền Giang nói chung và điểm
đến TP Mỹ Tho nói riêng.
Thứ hai, chưa có nghiên cứu nào được tiến hành nhằm kiểm định mối quan hệ
Bảng 2.1 Tổng hợp các yếu tố của thang đo nghiên cứu trước
STT YẾU TỐ NGUỒN THAM KHẢO
1 Đặc điểm tự nhiên, phong cảnh điểm
đến
Mihalic (2000); Beerli and Martin (2004); Lin & ctg (2007); Phan Minh Đức (2016); Nguyễn Thị Lệ Hương & ctg (2019)
2 Tiện nghi du lịch điểm đến
Lin & ctg (2007); Martin (2008); Lưu Thanh Đức Hải & ctg (2011); Phan Minh Đức (2016)
3 Cơ sở hạ tầng du lịch tại điểm đến
Lin & ctg (2007); Martin (2008); Nguyễn Xuân Thanh (2015); Đào Trung Kiên & ctg (2014); Lưu Thanh Đức Hải (2014); Moreira and Iao (2014); Grytsiuk (2017)
4 Tính đáp ứng của hướng dẫn viên du lịch
Ryan and Dewar (1995); Beerli and Martin (2004); Lê Văn Hưng ( 2013); Nguyễn Trọng Nhân (2013); Maunier and Camelis (2013); Ulus and Hatipoglu (2016)
5 Sản phẩm, giá cả cảm nhận về điểm đến du lịch
Murphy and Pritchard (2000); Nguyễn Trọng Nhân ( 2013); Khương và Nguyễn (2017); Nguyễn Thị Lệ Hương & ctg (2019)
6 Giá trị cảm xúc
William & Soutar (2009); Dương Quế Nhu &ctg (2013); Nguyễn Xuân Thanh (2015); Ngọc và Trinh (2015); Phan Minh Đức (2016)
7 Hài lòng chung về điểm đến
Oliver (1980); Kozak and Rinkleton (2000); Bowman, Farley (2000); Nguyễn Trọng Nhân (2013); Phan Minh Đức (2016)
2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thiết nghiên cứu
2.5.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Kế thừa từ các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, từ kết quả thảo luận nhóm trong điều kiện thực tiễn tại điểm đến Mỹ Tho. Mô hình nghiên cứu đề xuất gồm 7 yếu tố của hình ảnh điểm đến ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi đến du lịch tại
điểm đến Mỹ Tho như sau:
Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất
2.5.2 Các giả thiết nghiên cứu của mô hình
Giả thiết H1: Đặc điểm tự nhiên, phong cảnh tại điểm đến TP Mỹ Tho có tác
động dương cùng chiều với sự hài lòng của du khách. Sản phẩm, giá cả cảm nhận vềđiểm đến du lịch H1+ H3+ H2+ H5+ H6+ Sự hài lòng du khách Đặc điểm tự nhiên, phong cảnh điểm đến Tiện nghi du lịch điểm đến Cơ sở hạ tầng du lịch tại điểm đến Tính đáp ứng của hướng dẫn viên du Giá trị cảm xúc H4+ Mức tin cậy và năng lực phục vụ H7+
Giả thiết H2: Tiện nghi du lịch tại điểm đến TP Mỹ Tho có tác động dương cùng chiều với sự hài lòng của du khách.
Giả thiết H3: Cơ sở hạ tầng tại điểm đến TP Mỹ Tho có tác động dương cùng chiều với sự hài lòng của du khách.
Giả thiết H4: Tính đáp ứng của hướng dẫn viên du lịch tại điểm đến TP Mỹ Tho có tác động dương cùng chiều với sự hài lòng của du khách.
Giả thiết H5: Sản phẩm, giá cả cảm nhận về điểm đến du lịch TP Mỹ Tho có tác
động dương cùng chiều với sự hài lòng của du khách.
Giả thiết H6: Giá trị cảm xúc thuận lợi của cá nhân du khách tại điểm đến TP Mỹ
Tho có tác động dương cùng chiều với sự hài lòng của du khách.
Giả thiết H7: Mức tin cậy và năng lực phục vụ tại điểm đến TP Mỹ Tho có tác
động dương cùng chiều với sự hài lòng của du khách.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương này đã giới thiệu cơ sở lý thuyết về du lịch, hình ảnh điểm đến và sự hài lòng của khách du lịch về một điểm đến. Sau khi tổng hợp các cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu có trước, một mô hình nghiên cứu lý thuyết được đề xuất; đồng thời, nghiên cứu đề xuất 7 yếu tố cấu thành nên hình ảnh điểm đến là: (1) Đặc điểm tự
nhiên, phong cảnh điểm đến; (2) Tiện nghi du lịch điểm đến; (3) Cơ sở hạ tầng du lịch tại điểm đến; (4) Tính đáp ứng của hướng dẫn viên du lịch; (5) Sản phẩm, giá cả cảm nhận về điểm đến du lịch, (6) Giá trị cảm xúc; (7) Mức tin cậy và năng lực phục vụ.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 3 này nhằm mục đích giới thiệu phương pháp nghiên cứu sử dụng để đánh giá các thang đo lường các khái niệm nghiên cứu và kiểm định mô hình nghiên cứu cùng các giả thuyết đề ra. Chương này bao gồm các phần chính (1) Tổng quan về du lịch Tiền Giang và du lịch Mỹ Tho; (2) Quy trình nghiên cứu; (3) Xây dựng thang đo lường các khái niệm nghiên cứu sơ bộ; (4) Nghiên cứu định tính và kết quả; (5) Giới thiệu phương pháp nghiên cứu định lượng; tóm tắt chương 3.
3.1 Tổng quan về du lịch Tiền Giang và du lịch TP Mỹ Tho
3.1.1 Tổng quan về du lịch tỉnh Tiền Giang
Tiền Giang là tỉnh vừa thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vừa nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cách TP Hồ Chí Minh 70km về hướng Nam và cách TP Cần Thơ 90 km về hướng Bắc; nằm trải dài trên bờ Bắc sông Tiền với chiều dài trên 120 km; có tọa độ địa lý 105049'07'' đến 106048'06'' kinh độ Đông và