Nghiên cứu định lượng (nghiên cứu chính thức) nhằm mục đích đo lường và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố hình ảnh điểm đến tác động sự hài lòng của du khách tại Mỹ Tho, nên khách thể nghiên cứu là du khách có ít nhất một lần tới tham quan tại điểm đến. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, cụ thể trong nghiên cứu này, đối tượng điều tra được lựa chọn là du khách từng đi du lịch tại điểm đến Mỹ
Tho. Nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi chi tiết được thiết kế sẵn và khảo sát bằng cách gửi trực tiếp bảng câu hỏi đến đối tượng nghiên cứu để du khách tự đọc các câu hỏi và trả lời. Tất cả câu hỏi trong bảng câu hỏi phải được trả lời thì kết quả khảo sát mới
được chấp nhận. Để đánh giá mức độảnh hưởng của các yếu tố hình ảnh điểm đến tác
động đến sự hài lòng của du khách, nghiên cứu này sử dụng thang đo Likert 5 khoảng cách từ (1) đến (5) tương ứng với 5 mức độđồng ý của đối tượng nghiên cứu, nghĩa là biến thiên của các trả lời từ hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý đểđánh giá mức độđồng ý/không đồng ý của du khách du lịch điểm đến Mỹ Tho, cụ thể như sau:
(2) Không đồng ý.
(3) Bình thường (Trung dung, phân vân). (4) Đồng ý.
(5) Hoàn toàn đồng ý.
Dữ liệu sau khi nhập từ bảng câu hỏi phỏng vấn của du khách, làm sạch, xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 20.0. Thang đo được thực hiện kiểm định phân tích độ
tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy bội, sau đó tác giả đưa ra kết quả kiểm định, kết quả thảo luận và cuối cùng là đề xuất hàm ý quản trị.
Kết quả phân tích này sẽ cho cái nhìn tổng quát về sự hài lòng của du khách; đồng thời cũng tìm ra được mối liên quan giữa 7 yếu tố hình ảnh điểm đến tác động sự hài lòng của du khách tại điểm đến Mỹ Tho.