Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho thấy, có một nhân tố gồm Hài lòng chung của du khách được trích từ 4 biến quan sát được nêu trong bảng 4.19 và phụ lục 06 như sau:
- Hệ số KMO = 0,808 > 0,5 (thỏa điều kiện 0,5 ≤ KMO ≤ 1) cho thấy phân tích nhân tố khám phá (EFA) là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu. Thống kê mức ý nghĩa Sig. = 0.000 nhỏ hơn 0,5 cho thấy các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên
phạm vi tổng thể. Điều này chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố khám phá (EFA) là hoàn toàn hợp lý.
- Tổng phương sai trích (Cumulative) đạt 70,777% (>50%), điều này cho thấy rằng nhân tố này giải thích đúng 70,777% sự biến thiên của dữ liệu, đây là kết quả chấp nhận được và việc xây dựng mô hình là phù hợp trong thực tế.
- Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) dao động từ 0,801 đến 0,887 (> 0,5), không có biến nào có hệ số tải cao đồng thời trên hai nhân tố. Như vậy, thang đo đạt yêu cầu về độ giá trị hội tụ và phân biệt. Các biến quan sát hệ số tải đạt yêu cầu (lớn hơn 0,5)
được xem là có ý nghĩa thực tiễn.
- Điểm dừng khi trích các yếu tố tại nhân tố thứ 1 với mức giá trị Eigenvalue là 2,831 > 1 cho thấy kết quả phân tích nhân tố là phù hợp đạt yêu cầu.
Bảng 4.19: Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho biến phụ thuộc Biến quan sát (Mã hóa) Nhân tố 1 HLC1 .887 HLC4 .843 HLC3 .831 HLC2 .801 Nguồn: Kết quả xử lý và tổng của tác giả
Dựa vào kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho các biến độc lập và biến phụ thuộc, các nhân tố rút trích ra của các giả thuyết nghiên cứu chính đều đạt yêu cầu. Do đó, mô hình nghiên cứu hình ảnh điểm đến tác động sự hài lòng du khách đến TP Mỹ Tho vẫn giữđược 7 yếu tố kỳ vọng ban đầu là: (1) Đặc điểm tự nhiên, phong cảnh
điểm đến; (2) Sản phẩm, giá cả cảm nhận về điểm đến; (3) Tiện nghi du lịch điểm đến; (4) Tính đáp ứng của hướng dẫn viên du lịch; (5) Cơ sở hạ tầng điểm đến du lịch; (6) Mức tin cậy và năng lực phục vụ; (7) Giá trị cảm xúc.