Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình ảnh điểm đến tác động sự hài lòng của du khách đến thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang (Trang 112)

Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư để khai thác tốt tiềm năng du lịch của điểm đến Mỹ Tho.

Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân, nâng cao nhận thức vai trò, vị trí của du lịch đối với sự phát triển kinh tế của địa phương và nâng cao mức sống của người dân.

Khuyến khích các hộ gia đình trên địa bàn điểm đến Mỹ Tho có đủ khả năng làm du lịch cùng hợp tác với công ty du lịch nhằm thực hiện tốt loại hình du lịch homestay hay cùng liên kết để tạo các vườn trái cây tham quan du lịch phục vụ cho du khách.

Thường xuyên theo dõi, giám sát công tác khai thác tài nguyên du lịch của các nhà đầu tư, khuyến khích đầu tư và quản lý đầu tư một cách có hiệu quả.

Hỗ trợ nguồn kinh phí và đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch Mỹ Tho.

Có chính sách khuyến khích ưu đãi về tín dụng, thuế cho các thành phần kinh tế

tham gia đầu tư phát triển du lịch.

Chỉđạo chính quyền địa phương tuyên truyền nâng cao nhận thức nhân dân về du lịch, tích cực tham gia vào hoạt động du lịch, có thái độ mến khách, góp phần bảo tồn tài nguyên du lịch giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.

2.3 Đối với Ban quản lý du lịch Tiền Giang

Khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch, tận dụng các nguồn vốn đầu tư để phục vụ cho việc khai thác tài nguyên và tạo nét đặc trưng riêng cho du lịch điểm đến Mỹ

Đa dạng hóa các hoạt động du lịch cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ để làm hài lòng và đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng cao của du khách.

Thường xuyên giám sát môi trường tự nhiên đểđảm bảo hoạt động du lịch không làm thay đổi điều kiện tự nhiên vốn có. Cần có những biện pháp kịp thời để ngăn chặn mọi sự thay đổi.

Tuyên truyền để mọi người nhận thức rõ lợi ích của du lịch đem lại cho địa phương mình, từđó cư xử đúng đắn với du khách và với cả tài nguyên du lịch của địa phương mình.

Không trục lợi bằng hình thức kinh doanh quảng cáo quá sự thật, gây mất lòng tin

ở du khách về du lịch tại điểm đến Mỹ Tho.

3. Những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo

3.1 Những hạn chế của đề tài

Mặc dù nghiên cứu này đã đạt được mục tiêu đề ra là xác định các thành phần cấu thành nên hình ảnh điểm đến và đánh giá mức độ tác động của các thành phần đó đến sự hài lòng của du khách. Tuy nhiên, nghiên cứu còn một số hạn chế nhất định, cụ thể

như sau:

Thứ nhất, nghiên cứu này chỉthực hiện đối với các khách du lịch tại điểm đến Mỹ

Tho, chưa có những so sánh với các địa phương lân cận khác để đánh giá sự khác biệt giữa các địa phương với nhau. Do đó, kết quả nghiên cứu này sẽ không thể khái quát hoá được tất cả các điểm đến du lịch trong tỉnh.

Thứ hai, đề tài chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các yếu tố thuộc hình ảnh điểm đến

ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách tại điểm đến Mỹ Tho. Do đó, bên cạnh những

ảnh hưởng của hình ảnh điểm đến, cần có những đề tài nghiên cứu về những yếu tố

khác ảnh hưởng đến sự hài lòng du khách.

Thứ ba, đối tượng tham gia điều tra khảo sát trong nghiên cứu này là khách du lịch nội địa, đề tài không tiến hành nghiên cứu khảo sát đối với khách du lịch quốc tế, cho nên phần nào đó hạn chế tính đại diện của tổng thể nghiên cứu.

Thứ tư, trong quá trình điều tra, phỏng vấn, tác giả nhận thấy một sốdu khách rất có trách nhiệm với việc trả lời bảng câu hỏi. Tuy nhiên, cũng có không nhỏ bộ phận du

khách chưa thực sự quan tâm, vì họđang tham quan tại các địa điểm du lịch hay tại các nhà hàng, khách sạn nên hầu như họ muốn thư giãn, nghỉ ngơi và không muốn mất nhiều thời gian với bảng câu hỏi khảo sát của tác giả. Do đó, dữ liệu thu thập được cũng không hoàn toàn phản ánh một cách chính xác.

3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo

Nghiên cứu này chỉ giới hạn cho điểm đến Mỹ Tho; do đó, hướng nghiên cứu tiếp theo là phương pháp tiếp cận này có thể sử dụng để xây dựng khái niệm về hình ảnh

điểm đến cũng như tạo lập thang đo cho điểm đến khác trong tỉnh Tiền Giang và việc xác định các yếu tố cấu thành hình ảnh điểm đến và đo lường mức độ tác động của chúng đến sự hài lòng của du khách nên thực hiện thường xuyên vì hình ảnh điểm đến có thể thay đổi theo thời gian.

Với thực trạng lượng du khách quốc tế đến với Mỹ Tho ngày càng tăng mỗi năm thì việc xác định hình ảnh điểm đến cũng nên được thực hiện đo lường đối với đối tượng du khách quốc tế, nhằm cải thiện tính đại diện của tổng thể nghiên cứu và tăng mức độ chính xác của nghiên cứu.

DANH MC TÀI LIU THAM KHO Danh mục tài liệu tiếng Việt:

1. Bộ Văn hóa, thể thao & Du lịch (2012), Chỉ thị Về việc tổ chức triển khai thực hiện “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

2. Dương Quế Nhu & ctg, (2013). Tác động của hình ảnh điểm đến Việt Nam đến dựđịnh quay trở lại của du khách quốc tế. Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ, 27, 1-10.

3. Hà Văn Dũng (2018). Hình ảnh điểm đến tác động tới sự hài lòng của khách Tây Âu tại Phan Thiết. Tạp chí Du lịch số 11, 30.

4. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. NXB Hồng Đức.

5. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, (2008). Thống kê ứng dụng trong kinh tế - xã hội. NXB Thống Kê.

6. Luật Du lịch (2005), số 44/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005.

7. Lê Văn Hưng, (2013). Đánh giá sự hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái Miệt vườn – Sông nước tỉnh Tiền Giang. Luận văn Thạc sỹ, Đại học Sư

phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

8. Lưu Thanh Đức Hải và Nguyễn Hồng Giang, (2011). Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi đến du lịch ở Kiên Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 19b, 85-96.

9. Lưu Thanh Đức Hải, (2014). Phân tích các nhân tốảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách về chất lượng dịch vụ du lịch ở Tiền Giang. Tạp chí Khoa học Trường

Đại học Cần Thơ, 33, 29-37.

10. Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Tỉnh ủy Tiền Giang về phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

11. Nguyễn Thị Lệ Hương & ctg Trương Tấn Quân (2018). Nhận diện thang đo hình ảnh điểm đến du lịch Huế. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Huế.

12. Nguyễn Thị Lệ Hương (2019). Ảnh hưởng của hình ảnh điểm đến du lịch Huế tới ý định quay trở lại của du khách. Luận văn Tiến sĩ kinh tế, trường Đại học Huế.

13. Nguyễn Trọng Nhân, (2014). Đánh giá mức độ hài lòng của du khách nội địa đối với du lịch miệt vườn vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 52, 44-55.

14. Nguyễn Trọng Nhân (2017), “Mức độ hài lòng của du khách đối với điểm đến du lịch thành phố Cần Thơ”, Tạp chí khoa học trường Đại học Cần thơ, 04, tr 19-23.

15. Nguyễn Xuân Thanh, (2015). Tác động tới lòng trung thành của khách hàng: Trường hợp điểm đến du lịch Nghệ An. Luận án Tiến sĩ, Trường đại học Bách Khoa Hà Nội.

16. Nguyễn Đình Thọ, (2011). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh – thiết kế và thực hiện. TP.Hồ Chí Minh: NXB Lao động – Xã hội.

17. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, (2009). Nghiên cứu khoa học trong quản trị kinh doanh. NXB Thống Kê.

18. Phan Minh Đức, (2016). Hình ảnh điểm đến, giá trị tâm lý xã hội tác động đến sự hài lòng và lòng trung thành của du khách đến Đà Lạt. Luận án Tiến sĩ, Trường

Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

19. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Báo cáo tổng kết các năm từ 2015 đến 2019.

20. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tiền Giang (2010), Đề án Phát triển du lịch Tiền Giang giai đoạn 2010 – 2020.

21. Trần Thị Thúy, (2019). Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch thành phố Hải Phòng. Luận văn Tiến sĩ kinh tế.

22. Trần Văn Đính và Nguyễn Thị Minh Hòa, (2008). Giáo trình Kinh tế Du lịch, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

Danh mục tài liệu tiếng Anh:

1. Beerli, Asuncion, & Josefa D.Martin, (2004). Factors influencing destination image. Annals of tourism research, 31.3, 657-681.

2. Bigne, J. Enrique, M. Isabel Sanchez, & Javier Sanchez, (2001). Tourism image, evaluation variables and after purchase behaviour: inter-relationship. Tourism management 22.6, 607-616.

3. Bowman, D., Farley, J.U., and David, C., 2000. Cross-national empirical generalization in business services buying behavior. Journal of International Business Studies. 31(4): 667-685.

4. Chon, K. (1989). Understanding recreational travelers’ motivation, attitude and satisfaction. The Tourism Review, 3-7.

5. Chon, Kaye S. & Michael D. Olsen, (1991). Functional and symbolic congruity approaches to consumer satisfaction/dissatisfaction in tourism. Journal of the International Academy of Hospitality Research 3, 2-22.

6. Coban, Suzan 2012, "The effects of the Image of Destination on Tourist Satisfaction and Loyalty: The case of Cappadocia", European Journal of Social Sciences, vol. 29, no. 2, pp. 222-232.

7. Cole Tian, Shu, John L. Crompton, & Victor L. Willson, (2002). An empirical investigation of the relationships between service quality, satisfaction and behavioral intentions among visitors to a wildlife refuge. Journal of Leisure Research, 34.1, 55-74.

8. Cole Tian, Shu, & John Cromption, (2003). A conceptualization of the relationships between service quality and visitor satisfaction, and their links to destination selection. Leisure studies 22.1, 65-80.

9. Crompton, Fakeye, J.L. & Lue, P.C. (1992). Poisitioning: The Example of the Lower Rio Grande Valley in the Winter Long Stay Destination Market. Journal of Travel Research, 31 (2), 20-26.

10. Crompton, J.L. (1979). An Assessment of the Image of Mexico as a Vacation Destination and the Influence of Geographical Location upon the Image. Journal of Travel Research, 18 (4), 18-23.

11. Crosby, Lawrence A., Kenneth R. Evans, & Deborah Cowles, (1990). Relationship quality in services selling: an interpersonal influence perspective. The journal of marketing 68-81.

12. Enchtner, C.M & Ritchie, J.R.B. (1991). The Meaning and Measurement of Destination Image. The Journal of Tourism Studies, 2 (2), 2-12.

13. Fornell, Claes, (1995). The quality of economic output: Empirical generalizations about its distribution and relationship to market share. Marketing Science 14.3_supplement, G203-G211.

14. Grytsiuk, M. Y., 2017. The risks analysis in projects management of sustainable tourism development in the Carpathian region of Ukraine.page215-229.

15. Herzberg, F. (1959). The motivation to work. Wiley, New York.

16. Hunt, J.D. (1971). Image: A Factor in Tourism. Cited in N. Telisman-Kosuta (1989) Tourism Destination Image. S.F. Witt, L. Mouinho (Eds.), Tourism Marketing and Management Handbook, Prentice Hall, Cambridge, 557-561.

17. Hunziker, W. & K. Krapf, (1941). Tourism as the sum of the phenomena and relationships arising from the travel ang stay of non-residents. Publications AIEST Association International expert scientific tourism.

18. Ibrahim, E.E.B. & Gill, J. (2005). Marketing Intelligence and Planning.

19. Kotler, P. (2001). Marketing Management Millenium Edition. Prentice Hall. 20. Kozak, M. & Rimmington, M. (2000). Tourist satisfaction with Mallorca, Spain, as an off-season holiday destination. Journal of Travel Research, 260-269.

21. Khuong, M. N., and P. A., Nguyen, 2017. Factors Affecting Tourist Destination Satisfaction and Return Intention—A Study in Ho Chi Minh City, Vietnam. Journal of Economics, Business, Management. 5: 95-102.

22. Lee, Ming Chang & San Hwan, (2005). Relationships among service quality, customer satisfaction and profitability in the Taiwanese banking industry. International Journal of Management, 22.4, 635.

23. Lee, T.-H. (2009). A structural model for examining how destination image and interpretation services affect future visitation behavior: a case stydy of Taiwan's Taomi eco-village. Journal of Sustainable Touris, 727-745.

24. Lin, Chung-Hsien, et al (2007). Examining the role of cognitive and affective image in predicting choice across natural, developed, and theme-park destinations.

Journal of Travel Research, 46.2, 183-194.

25. Lowson, F. & Bond-Bovy, M. (1977). Tourism and Recreational Development, Architectural Press, London.

26. Mannell, Roger C. & Seppo E. Iso-Ahola, (1987). Psychological nature of leisure and tourism experience. Annals of tourism research 14.3, 314-331.

27. Maunier, C., and Camelis, C.,2013. Toward an identification of elements contributing to satisfaction with the tourism experience. Journal of Vacation Marketing. 19(1): 19-39.

28. Maslow, A.H. (1943). A theory of human motivation. Psychol Rev, 50 (4), 370-396.

29. Markin, Rom J. (1974). Consumer behaviour; a cognitive orientation [by] Rom J. Markin, Jr.

30. Mazanec, J.A. (1994). Image Measurement with Self-Organizing Maps A Tentative Application to Austrian Tour Operators. Revue du Tourisme, 49 (3), 9-25.

31. Marzuki, Azizan, & Iain Hay, (2013). Towards a public participation framework in tourism planning. Tourism Planning & Development 10.4, 494-512.

32. Mihalič, T., 2000. Environmental management of a tourist destination: A factor of tourism competitiveness. Tourism management. 21(1): 65-78.

33. Moreira, P., and Iao, C.,2014. A longitudinal study on the factors of destination image, destination attraction and destination loyalty. Journal of Social Sciences. 3(3): 90.

34. Murphy, P., Pritchard, M.P., and Smith, B., 2000. The destination product and its impact on traveller perceptions. Tourism management. 21(1): 43-52.

35. Ngoc, K. M., and Trinh, N.T.,2015. Factors Affecting Tourists’ Return Intention towards Vung Tau City, Vietnam-A Mediation Analysis of Destination Satisfaction. Journal of Advanced Management Science. 3(4):295-298.

36. Nunnally, J.C., and Burnstein, I.H.,1994. Psychometric Theory, 3rdedition. NewYork: McGraw Hill. New York, 752 pages.

37. Oliver, R. L.,1980. A cognitive model of the antecedents and consequences of satisfaction decisions. Journal of marketing research. 17(4): 460-469.

38. Prayag & Ryan 2012, "Antecedents of Tourists’ Loyalty to Mauritius the Role and Influence of Destination Image, Place Attachment, Personal...", Journal of Travel Research, vol. 51, pp. 342-356.

39. Rajesh 2013, "Impact of Tourist Perceptions, Destination Image and Tourist Satisfaction on Destination Loyalty: A Conceptual Model", Revista de Turismo y Patrimonio Cultural, vol. 11, pp. 67-78.

40. Ross, Elizabeth L. Dunn, & Seppo E. Iso-Ahola, (1991). Sightseeing tourists' motivation and satisfaction. Annals of Tourism Research 18.2, 226-237.

41. Rubies, J.P. (2000). Travel and Ethnology in the Renaissance, South India through Europe an eyes, Cambridge University press, 1250-1625.

42. Ryan, C., and Dewar, K.,1995. Evaluating the communication process between interpreter and visitor. Tourism management. 16(4): 295-303.

43. Tribe, J. & Snaith, T. (1998). From SERQUAL to HOLSAT: holiday satisfaction in Varadero, Cuba. Tourism Management, 25-34.

41. Ulus, M., and Hatipoglu, B.,2016. Human aspect as a critical factor for organization sustainability in the tourism industry. Sustainability. 8(3): 232.

44. Williams, P., & Soutar, G. (2009). Value,satisfaction and behavioral intentions in an adventure tourism context. Annals of Tourism Research, 413 – 438.

45. Zhang, Hongmei, et al. (2014). Destination image and tourist loyalty: A meta- analysis. Tourism Management 40, 213-223.

PH LC 01

THO LUN NHÓM - NGHIÊN CU ĐỊNH TÍNH Phần 1: Giới thiệu

Xin chào các anh (chị)

Tôi là học viên ngành QTKD thuộc Trường Đại Học Kinh Tế Công Nghiệp Long An. Hiện nay, tôi đang tiến hành thực hiện luận văn nghiên cứu với đề tài

“Hình ảnh điểm đến tác động sự hài lòng của du khách đến Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang”. Trước tiên tôi trân trọng cảm ơn quý anh (chị) đã dành thời gian để tiếp tôi. Tôi rất hân hạnh được thảo luận với anh (chị) về một số vấn đề liên quan đến hình

ảnh điểm đến du lịch tại TP Mỹ Tho.

Nội dung cuộc trao đổi/thảo luận rất có ý nghĩa đối với tôi. Xin anh (chị) vui lòng trao đổi thẳng thắn và không có quan điểm nào là đúng hay sai cả, tất cả các quan điểm của anh (chị) đều giúp ích cho đề tài nghiên cứu của tôi và phục vụ cho

điểm đến du lịch tại Mỹ Tho ngày càng tốt hơn cũng như tạo ra sự hài lòng cho du khách đối với điểm đến.

1. Xin anh (chị) cho ý kiến những điểm cần bổ sung, chỉnh sửa hoặc loại bỏ đối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình ảnh điểm đến tác động sự hài lòng của du khách đến thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)