3. Những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo
3.1 Những hạn chế của đề tài
Mặc dù nghiên cứu này đã đạt được mục tiêu đề ra là xác định các thành phần cấu thành nên hình ảnh điểm đến và đánh giá mức độ tác động của các thành phần đó đến sự hài lòng của du khách. Tuy nhiên, nghiên cứu còn một số hạn chế nhất định, cụ thể
như sau:
Thứ nhất, nghiên cứu này chỉthực hiện đối với các khách du lịch tại điểm đến Mỹ
Tho, chưa có những so sánh với các địa phương lân cận khác để đánh giá sự khác biệt giữa các địa phương với nhau. Do đó, kết quả nghiên cứu này sẽ không thể khái quát hoá được tất cả các điểm đến du lịch trong tỉnh.
Thứ hai, đề tài chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các yếu tố thuộc hình ảnh điểm đến
ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách tại điểm đến Mỹ Tho. Do đó, bên cạnh những
ảnh hưởng của hình ảnh điểm đến, cần có những đề tài nghiên cứu về những yếu tố
khác ảnh hưởng đến sự hài lòng du khách.
Thứ ba, đối tượng tham gia điều tra khảo sát trong nghiên cứu này là khách du lịch nội địa, đề tài không tiến hành nghiên cứu khảo sát đối với khách du lịch quốc tế, cho nên phần nào đó hạn chế tính đại diện của tổng thể nghiên cứu.
Thứ tư, trong quá trình điều tra, phỏng vấn, tác giả nhận thấy một sốdu khách rất có trách nhiệm với việc trả lời bảng câu hỏi. Tuy nhiên, cũng có không nhỏ bộ phận du
khách chưa thực sự quan tâm, vì họđang tham quan tại các địa điểm du lịch hay tại các nhà hàng, khách sạn nên hầu như họ muốn thư giãn, nghỉ ngơi và không muốn mất nhiều thời gian với bảng câu hỏi khảo sát của tác giả. Do đó, dữ liệu thu thập được cũng không hoàn toàn phản ánh một cách chính xác.