Một số hàm ý quản trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình ảnh điểm đến tác động sự hài lòng của du khách đến thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang (Trang 100 - 111)

Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở thời điểm hiện tại có 7 yếu tố ảnh hưởng đến sự

hài lòng của du khách khi đi du lịch tại điểm đến Mỹ Tho được xếp theo trình tự

mức độ ảnh hưởng từ cao xuống thấp là: (1) Đặc điểm tự nhiên, phong cảnh điểm đến (beta = 0.237), (2) Sản phẩm, giá cả cảm nhận về điểm đến du lịch (beta = 0.233), (3) Cơ sở hạ tầng du lịch điểm đến (beta = 0 .2 06 ), (4) Tính đáp ứng của hướng dẫn viên du lịch (beta = 0.192), (5) Tiện nghi du lịch điểm đến (beta = 0. 173), (6) Giá trị cảm xúc (beta = 0.159), (7) Mức tin cậy và năng lực phục vụ (beta = 0.101).

5.2.1 Đối với “Đặc điểm tự nhiên, phong cảnh điểm đến”

Với kết quả nghiên cứu cho thấy đây là nhân tố có tác động dương cùng chiều mạnh nhất so với các nhân tố còn lại đến sự hài lòng của du khách vì có hệ số Beta = 0.237.

Ở các nước du lịch phát triển điều này rất quan trọng, vì nó hấp dẫn du khách, lôi cuốn du khách muốn đến với nó. Điểm đến Mỹ Tho mang đậm những nét đặc trưng của miền Tây Nam Bộ như: khung cảnh miệt vườn tươi đẹp cùng nhiều hình thức vui chơi, giải trí miền sông nước hấp dẫn, ăn trái cây, nghe đờn ca tài tử đặc sắc Nam Bộ; chùa Vĩnh Tràng lớn nhất nhì miền Tây; khí hậu mát mẻ,…tất cả tạo nên điểm đặc biệt nên du khách thấy hấp dẫn và thích thú. Nhưng để thu hút du khách về lâu dài thì điểm

đến Mỹ Tho cần phải được chăm sóc, bảo tồn thường xuyên để ngày càng nâng cao mức độ hài lòng của du khách. Cụ thể:

Một là, các doanh nghiệp cần phải chú trọng tạo điểm nhấn nổi bật về hình ảnh

điểm đến mang thương hiệu địa phương nhằm thu hút và tạo sự hài lòng cho du khách.

Để làm được điều này, các doanh nghiệp cần xác định được khách hàng mục tiêu của mình, điều tra thị trường và xu hướng tiêu dùng của du khách là việc vô cùng cần thiết

để xây dựng chiến lược sản phẩm nhằm tạo sự khác biệt và định vị hình ảnh điểm đến trong tâm trí du khách.

Hai là, để tăng thêm sức hấp dẫn của điểm đến, doanh nghiệp và đơn vị kinh doanh du lịch cần thiết kế các tour du lịch “khám phá phong cách sinh hoạt người dân Nam Bộ”, nhằm thu hút các đối tượng du khách là các nhà nghiên cứu, các giảng viên, sinh viên các trường đại học...; khai thác di tích lịch sử (Chùa Vĩnh Tràng) thành điểm tham quan hấp dẫn cho du khách, nhất là đối tượng khách đi du lịch vì mục đích tìm hiểu văn hóa – lịch sử; đưa du khách đi tham quan các cù lao, kênh rạch tĩnh lặng, êm

ả, không khí trong lành... chắc chắn sẽ hấp dẫn đối tượng khách đi du lịch với mục đích giải trí, thư giãn, và các đối tượng khách lớn tuổi…

Ba là, đi đôi với việc khai thác các lợi thế về tài nguyên du lịch thì chính quyền

địa phương cũng cần chú trọng bảo vệ môi trường tự nhiên hoang sơ của điểm đến du lịch, bảo vệ và quản lý hiệu quả các danh lam thắng cảnh, các công trình kiến trúc; tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân nhằm góp phần xây dựng Mỹ

Tho với hình ảnh thành phố trong lành, môi trường thân thiện, tạo được hình ảnh đẹp trong tâm trí du khách. Và hướng đến mục tiêu đưa Mỹ Tho trở thành: Thành phố đa sắc màu về cảnh quan, kiến trúc, thành phố của văn hoá & nghệ thuật, thành phố sự

kiện và là một điểm đến năng động, hiện đại - vừa giữ gìn được bản sắc văn hoá vừa hội nhập và phát triển.

Bốn là, cơ quan quản lý nhà nước cũng cần có chiến lược, chương trình hành

động thực hiện đánh giá hàng năm về công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch; đồng thời tăng cường các hoạt động tuyên truyền và hướng dẫn nhân dân ở điểm du lịch làm tốt công tác vệ sinh môi trường, tạo phong cách giao tiếp lịch sự với du

khách, nâng cao nhận thức của người dân về tài nguyên du lịch và phát triển du lịch bền vững.

5.2.2 Đối với “Sản phẩm, giá cả cảm nhận về điểm đến du lịch”

Sản phẩm, giá cả cảm nhận vềđiểm đến du lịch tác động mạnh thứ hai đến sự hài lòng của du khách so với các nhân tố còn lại, hệ số Beta = 0.233. Giá dịch vụđề cập

đến những gì du khách thực sự trả cho chuyến đi của họ, bao gồm điểm đến, sản phẩm, mức an toàn, chất lượng dịch vụ,… Giá phải đi kèm với chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đây là một trong những yếu tố quan trọng liên quan đến sự hài lòng của khách hàng. Do đó, nhà cung cấp dịch vụ cần chứng minh với khách hàng rằng giá trị của dịch vụ tương xứng với giá họ phải trả để họ cảm thấy hài lòng với những gì họ nhận

được. Để thực hiện được điều này cần:

Một là, cần kiểm soátnghiêm ngặt các quy định về giá, tránh trường hợp tăng giá quá cao hoặc phá giá thị trường trong mùa cao điểm diễn ra tại các công ty du lịch, các cơ sở lưu trú, dịch vụ phục vụ du lịch. Giá cả cần hợp lý nhằm thỏa mãn và phục vụ du khách, điều này vừa phát triển tiềm năng du lịch của điểm đến vừa tạo ra bộ mặt tích cực từ phía du khách. Thực hiện tốt vấn đề này thì du lịch điểm đến Mỹ Tho mới có thể

tạo được một ấn tượng đẹp và sâu sắc trong lòng du khách, tạo được sự hài lòng cho du khách mỗi khi đến với Mỹ Tho.

Về giá các chương trình du lịch tại điểm đến nên có những chỉ đạo về giá vé tránh tình trạng có sự chênh lệch. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần đưa ra các chiến lược về giá cụ thể theo mùa du lịch khi các doanh nghiệp nhận định vào các tháng 7 đến tháng 11 là mùa ít khách nên cần điều chỉnh giảm giá để tăng lượng khách du lịch đến Mỹ Tho. Về giá các hoạt động dịch vụ (trò chơi, thưởng thức văn nghệ, hoạt

động khuyến mãi các đặc sản của địa phương...), doanh nghiệp nên có chiến lược giá cao cho những chương trình có sự khác biệt, độc đáo và chất lượng dịch vụ, tích hợp những dịch vụ đính kèm với những dịch vụ chính nhằm gia tăng giá trị sản phẩm.

Hai là, cơ quan nhà nước cần giám sát chất lượng, giá cả các sản phẩm, dịch vụ được cung cấp tạiđiểm đến thông qua các hoạt động kiểm tra, thanh tra định kỳ và đột

xuất nhưng vẫn đảm bảo không làm gián đoạn các hoạt động của khách du lịch. Thêm vào đó, chính quyền địa phương cần có biện pháp đề nghị các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm, dịch vụ phải niêm yết giá và công khai giá cho du khách

để tránh tình trạng vì lợi nhuận mà bất chấp quy định chèo kéo, chặt chém, ép giá, phân biệt du khách, tạo những ấn tượng không tốt cho du khách; điều này không những ảnh hưởng xấu đến hình ảnh doanh nghiệp mà còn vô hình chung khiến cho khách du lịch có những nhìn nhận không tích cực về điểm đến.

Ba là, ban quản lý du lịch cần liên doanh, liên kết với các điểm đến trong tỉnh, thành phố khác để có chính sách giá ổn định, điều tiết giá các dịch vụ không bị biến

động vào mùa cao điểm. Vì giá dịch vụ tác động trực tiếp và mạnh đến du khách. Chính vì thế, tỉnh cũng cần có các chính sách thuế ưu đãi cho các doanh nghiệp, công ty… để các doanh nghiệp này giữ mức giá phù hợp trong năm.

5.2.3 Đối với “Cơ sở hạ tầng du lịch điểm đến”

Cơ sở hạ tầng du lịch điểm đến tác động mạnh thứ ba đến sự hài lòng của du khách so với các nhân tố còn lại, hệ số Beta = 0.206. Cơ sở hạ tầng du lịch điểm đến là nhân tố đại diện tiêu biểu về hệ thống giao thông, các phương tiện vận chuyển, hệ

thống thông tin liên lạc,… các yếu tố thuộc hạ tầng du lịch tác động mạnh đến sự hài lòng của du khách. Vì vậy, chính quyền địa phương cần tập trung giải quyết những vấn đề sau:

Một là, các phương tiện giao thông đường bộ truyền thống vẫn duy trì và nâng cấp, bên cạnh đó chú trọng mở rộng mạng lưới giao thông đường thủy vì tại điểm đến Mỹ Tho hệ thống giao thông đường thủy giúp khách du lịch cảm nhận được sự thú vị, mát mẻ của sông nước, tránh sựồn ào, ô nhiễm thường gặp của đường bộ.

Hai là, ngày nay Internet ngày càng phát triển, các trang mạng xã hội, các diễn

đàn ngày càng thu hút nhiều đối tượng tham gia không chỉ giới trẻ. Chính vì vậy, đây là một kênh truyền thông, quảng bá hình ảnh, thương hiệu doanh nghiệp cực kỳ hữu hiệu. Do đó, mỗi doanh nghiệp cần chú trọng đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật, xây dựng Website thân thiện, chuyên nghiệp và thu hút sự quan tâm của du khách; thường xuyên và kịp thời cập nhật các thông tin liên quan đến các hoạt động du lịch, văn hoá,

giải trí và nên thường xuyên có các hoạt động tương tác với khách hàng và người dùng Internet để quảng bá, truyền thông hình ảnh doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp du lịch cũng cần quan tâm đến việc phát triển thương mại điện tử, liên kết với các đối tác, bên thứ ba chuyên cung cấp các dịch vụ hỗ trợ trực tuyến cho khách du lịch có nhu tìm kiếm thông tin du lịch và thậm chí mua sắm và thanh toán các gói du lịch từ vé máy bay, đặt phòng khách sạn, đến các dịch vụ đặt tour du lịch, thuê hướng dẫn viên,….

Ba là, đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng du lịch theo hướng bền vững, chú trọng hệ

thống thông tin liên lạc (dựán cung cấp dịch vụ Wifi miễn phí trêntoàn thành phố cho người dân và khách du lịch), phát triển hệ thống giao thông kết nối với các điểm đến du lịch…

5.2.4 Đối với “Tính đáp ứng của hướng dẫn viên du lịch”

Tính đáp ứng của hướng dẫn viên du lịch tác động mạnh thứ tư đến sự hài lòng của du khách so với các nhân tố còn lại, hệ số Beta = 0.192. Tính đáp ứng của hướng dẫn viên du lịch là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự hài lòng của du khách. Sự chuyên nghiệp, vui vẻ, nhiệt tình và thái độ tích cực từ hướng dẫn viên du lịch không chỉ tạo ra một môi trường văn hóa độc đáo cho điểm đến mà còn quảng bá văn hóa và hình ảnh điểm đến. Quản lý tốt yếu tố tính đáp ứng của hướng dẫn viên du lịch giúp cải thiện hình ảnh điểm đến trong tâm lý du khách đồng thời nâng cao sự hài lòng khách du lịch. Vì vậy các doanh nghiệp kinh doanh du lịch điểm đến và chính quyền địa phương cần thực hiện, cụ thể:

Một là, ngành du lịch cần kết hợp với các trường nghiệp vụ du lịch, mở các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ du lịch cho các quản lý và nhân viên, đặc biệt đội ngũ hướng dẫn viên du lịch phải được tập huấn kỹ càng các kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về

du lịch, hiểu biết về lịch sử, văn hóa, kiến thức điểm đến tham quan, kỹ năng về giao tiếp, ứng xử, các quy định về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên,… từng bước xây dựng đội ngũ nhân viên ngày càng chuyên nghiệp, nhằm giúp họ trang bị được kiến thức, kỹ năng tốt trong việc phục vụ du khách góp phần nâng cao sự hài lòng du khách.

Ngành du lịch cần định kỳ tổ chức các cuộc thi tay nghề để phát hiện những quản lý/ nhân viên giỏi chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng phục vụ, qua đó, đào tạo nâng cấp những cá nhân này thành những nhà quản lý giỏi trong tương lai. Đồng thời, qua cuộc thi tay nghề, sẽ giúp các doanh nghiệp phát hiện những nhân viên yếu kém, đưa họ đi

đào tạo lại hoặc chuyển công tác những nhân viên không đáp ứng kỹ năng, chuyên môn.

Hai là, có chế độ đãi ngộ thích hợp về tiền lương và các ưu đãi khác để thu hút

đội ngũ nhân viên làm việc và cống hiến cho du lịch điểm đến Mỹ Tho. Ban quản lý du lịch cần huy động, kêu gọi cộng đồng tham gia làm du lịch, chính sách này phát huy các lợi thế về sự am hiểu, mang âm hưởng sắc thái của từng địa phương. Gây sự hứng thú cho khách du lịch. Trong du lịch không những tham quan cảnh quan mà khách du lịch còn muốn tìm hiểu về văn hóa, con người của từng địa phương vùng đất. Vừa sử

dụng nguồn nhân lực tại chỗ vừa khai thác tiềm năng sẵn có của con người ngay điểm, khu du lịch.

Đồng thời, Hiệp hội Du lịch Tiền Giang cần phối hợp với các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp tổ chức các khóa tập huấn về kỹ năng kinh doanh du lịch cho người dân tại các khu vực trọng điểm phát triển du lịch. Bên cạnh đó, việc tổ chức các hoạt

động tập huấn, nâng cao nhận thức về du lịch cũng hết sức cần thiết.

Ba là, ngoài nhiệm vụ đào tạo nghiệp vụ, các chương trình về nhận thức du lịch cũng cần được lồng ghép trong chương trình ngoại khóa trong hệ thống giáo dục phổ

thông tại địa phương nhằm tạo sự chuẩn bị bước đầu cho sự tham gia trong tương lai của các thế hệ mai sau trong hoạt động du lịch. Đặc biệt, nên có chính sách khuyến khích các sinh viên chuyên ngành du lịch đang học tại các trường Cao đẳng – Đại học trên địa bàn, sau khi tốt nghiệp quay về phục vụ cho du lịch tỉnh nhà nói chung và điểm

đến Mỹ Tho nói riêng. Đây là nguồn nhân lực dồi dào, có chất lượng cao, sử dụng

được ngay, mà không phải tốn nhiều thời gian và kinh phí đào tạo.

5.2.5 Đối với “Tiện nghi du lịch điểm đến”

Tiện nghi du lịch điểm đến tác động mạnh thứ năm đến sự hài lòng của du khách so với các nhân tố còn lại, hệ số Beta = 0.173. Yếu tố tiện nghi du lịch điểm

đến được đánh giá là một trong những yếu tố cấu thành nên hình ảnh điểm đến. Tiện nghi du lịch tốt sẽ tác động sự hài lòng của du khách khi đến du lịch tại TP Mỹ Tho.

Đây là một yếu tố quan trọng cần được cải thiện và nâng cao chất lượng, góp phần thu hút du khách. Cụ thể cần quan tâm đến các yếu tố: việc phân bổ hệ thống nhà hàng quán ăn, các địa điểm vui chơi giải trí, hệ thống giao thông ...

Một là, các công ty du lịch cũng như các doanh nghiệp nên mở thêm nhiều quán

ăn đồng thời phân bổ đều, tạo sự thuận tiện và có nhiều lựa chọn hơn để thỏa mãn kịp thời nhu cầu của du khách. Các món ăn cần được đa dạng và mang tính đặc trưng của vùng sông nước Nam Bộ để tránh sự nhàm chán của du khách phương xa khi thưởng thức những món ăn tương tự nhau. Bố trí nơi ăn uống có không gian phù hợp để du khách có thể vừa thưởng thức món ăn, vừa chiêm ngưỡng vẻ đẹp của phong cảnh. Có thể bố trí trong nhà bếp sao cho trong lúc chờ đợi món ăn, du khách có thể xem biểu diễn tay nghề của các đầu bếp và ngửi được mùi thơm của các món ăn mang đậm chất “hương đồng cỏ nội”. Thường xuyên kiểm tra các cơ sởăn uống nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hai là, xây dựng cơ sở lưu trú đầy đủ tiện nghi và đa dạng hóa các loại hình lưu trú như resort, khách sạn, motel, hotel, homestay… chú trọng đến việc tạo cảm giác thoải mái, thân thiện cho du khách bằng cách nâng cao chất lượng dịch vụ, ứng xử văn minh, thân thiện và chuyên nghiệp để đáp ứng nhu cầu của du khách khi đến du lịch tại Mỹ Tho. Mặt khác, Ủy ban nhân dân Tỉnh cũng như sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cần có định hướng phát triển, quy hoạch tổng thể về du lịch và công bố rộng rãi

đến mọi người dân, nhà đầu tư có tiềm lực kinh tế và kinh nghiệm trong lĩnh vực lưu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình ảnh điểm đến tác động sự hài lòng của du khách đến thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang (Trang 100 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)