Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố cấu thành sự hài lòng của nhân dân trong việc xây dựng huyện nông thôn mới tại huyện châu thành, tỉnh long an (Trang 45 - 47)

3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý: Huyện Châu Thành có vị trí địa lý rất thuận lợi để phát triển kinh tế và liên kết vùng, giáp ranh thành phố Tân An, cách trung tâm thành phố 12 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 52 km theo tuyến Quốc lộ 1A và 42 km theo tuyến Quốc lộ 50. Phía Bắc giáp huyện Tân Trụ, ranh giới là sông Vàm Cỏ Tây; phía Nam giáp huyện Chợ Gạo và huyện Gò Công Tây tỉnh Tiền Giang; phía Đông giáp huyện Cần Đước, ranh hành chánh là sông Vàm Cỏ Tây; phía Tây giáp huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang.

Theo phân vùng phát triển Nông Lâm Ngư nghiệp của tỉnh Long An thì huyện Châu Thành thuộc Tiểu vùng V (Tân Trụ, Châu Thành, thành phố Tân An, Cần Đước, huyện Chợ Gạo và huyện Gò Công Tây) là vùng đất thuần thục, có thể chủ động nước 8 - 9 tháng, không ngập lũ, đã sản xuất 2 - 3 vụ lúa/năm trên hầu hết diện tích. Thích hợp phát triển nông nghiệp là vùng sản xuất cây thanh long đây là loại cây trồng mang tính chủ lực của tỉnh Long An

Tổng diện tích tự nhiên của huyện 15.524 ha, trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp 9.506 ha, đất nuôi trồng thủy sản 1.140 ha, đất chuyên dùng 579 ha, đất ở 2.651 ha.

Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp, thương mại, dịch vụ là chủ yếu. Đơn vị hành chính trực thuộc: 12 xã và 1 thị trấn (91 ấp, khu phố).

Tổ chức các CQ chuyên môn thuộc UBND huyện: 11 cơ quan chuyên môn.

3.1.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội

Huyện Châu Thành có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 0,8 - 1,2 m; dốc thoải nhẹ theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, cao nhất là xã Hoà Phú và xã Vĩnh Công (từ 1,0 - 1,4 m) và thấp nhất là xã Thuận Mỹ và xã Thanh Vĩnh Đông ( từ 0,5 - 0,8 m). Với đặc điểm địa hình là cao ở phía đầu nguồn nước ngọt, thấp ở cuối nguồn là điều kiện thuận lợi cho công tác thuỷ lợi, dẫn nước ngọt vào đồng ruộng. Song có điểm bất lợi là có địa hình thấp lại gần sông, cuối nguồn nước ngọt nên hạn hán, ngập úng, nhiễm mặn, nhiễm phèn, ... thường xuyên xảy ra ở các

xã: Thanh Phú Long, Thanh Vĩnh Đông, Thuận Mỹ và một phần của xã Phú Ngãi Trị (ven rạch Tầm Vu và rạch Kỳ Son).

Về nông nghiệp: Huyện đã tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, trong đó tập trung chuyển đổi đất sản xuất lúa hiệu quả thấp sang trồng cây thanh long, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao, trong đó: Vùng thượngxây dựng NTM gắn với trồng cây thanh long, chăn nuôi gia súc, gia cầm; vùng hạxây dựng NTM gắn với trồng cây thanh long, nuôi trồng thủy sản.

Về Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp:

Huyện có 709 cơ sở sản xuất kinh doanh tiểu thủ công nghiệp, qui mô vốn 950,34 tỷ đồng, giải quyết việc làm 18.642 lao động.

Về thương mại - dịch vụ:

Huyện có 9 chợ, trong đó có 2 chợ Lisap, có sức mua bán trao đổi khá lớn, huyện đang kêu gọi đầu tư mở rộng.

Về văn hóa xã hội:

Huyện Châu Thành có truyền thống văn hoá, cách mạng; người dân lao động cần cù, sáng tạo. Nhân dân và cán bộ huyện Châu Thành được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng III giai đoạn 1989 - 2018. Dân tộc sống trên địa bàn của huyện đa số là người Kinh (chiếm 99,88%), người Hoa chiếm 0,10%, còn lại là người Khơ me và dân tộc khác.

Huyện có 10 di tích lịch sử, văn hóa, trong đó có 03 công trình được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp quốc gia và 07 công trình được UBND tỉnh Long An xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh và Lễ hội Làm Chay là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

- Giáo dục: huyện có 17 trường THCS, 29 trường TH và 1 trường mầm non, 11 trường mẫu giáo; đội ngũ giáo viên có 1.896 người, cơ bản đạt chuẩn; số lượng học sinh năm học 2009-2010 có 35.276 em, trong đó THCS 12.397 em, TH 18.176 em, mẫu giáo 4.703 cháu. Huyện đạt chuẩn PCTHCS năm 2005.

- Y tế: có 1 bệnh viện đa khoa Trung tâm, có 64 bác sĩ, 145 y sĩ. 100 % xã có bác sĩ phục vụ.

- Văn hóa trung tâm thể thao: 91 /91 ấp đạt chuẩn văn hóa. Phong trào đàn ca tài tử nam bộ có 6 xã được duy trì thường xuyên hàng tháng.

Đã đầu tư xây dựng Trung tâm văn hóa huyện; có 1 sân vận động huyện và 9 xã có sân vận động.

Về dân số: Dân số trung bình huyện Châu Thành đến năm 2019 là 110.241 người, bằng 7,48% dân số toàn tỉnh Long An, trong đó dân số đô thị là 6.578 người, chiếm 5,97% dân số huyện, mật độ dân số bình quân là 655 người/km2 (tính đến tháng 12/2019), trong đó dân số phi nông nghiệp là 15.472 người chiếm 15,67% dân số huyện. Tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 2015-2019 là 0,55%. Trong cơ cấu dân số, nữ giới chiếm tỷ trọng cao hơn so với nam giới. Dân số tập trung đông nhất ở 3 xã: Thanh Phú Long, An Lục Long và Thuận Mỹ. Trong thời kỳ này có giảm cơ học do di dân Đồng Tháp Mười và lao động di chuyển lên Tp. Hồ Chí Minh.

Tình hình dân số Châu Thành cụ thể như sau:

Hình 3.1. Biến động dân số Châu Thành giai đoạn 2015-2019

(Nguồn: UBND huyện Châu Thành)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố cấu thành sự hài lòng của nhân dân trong việc xây dựng huyện nông thôn mới tại huyện châu thành, tỉnh long an (Trang 45 - 47)