Hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố cấu thành sự hài lòng của nhân dân trong việc xây dựng huyện nông thôn mới tại huyện châu thành, tỉnh long an (Trang 38 - 39)

Những năm qua, hệ thống kết cấu hạ tầng KT - XH ở nước ta được quan tâm đầu tư xây dựng và đang có sự chuyển biến mạnh mẽ. Tuy vậy, đến nay hạ tầng KT - XH ở nước ta vẫn còn yếu kém, lạc hậu, chưa đồng bộ nhất là ở các vùng nông thôn, vẫn là “thắt cổ chai” trở thành rào cản cho phát triển KT - XH. Chính vì thế, trong chiến lược phát triển KT - XH giai đoạn 2011 - 2020, Đảng ta xác định xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng KT - XH đồng bộ, hiện đại là một trong ba khâu đột phá chiến lược đối với quá trình CNH, HĐH nói chung cũng như trong phong trào XDNTM nói riêng (Theo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI).

Do đặc thù của địa bàn nông thôn nên đối với việc xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng về kinh tế đó là tập trung vào vấn đề giao thông, thủy lợi, điện, nước sạch,... Đối với kết cấu hạ tầng về xã hội đó là tập trung xây dựng trường học, bưu điện, cơ sở vật chất văn hóa,... để phục vụ cho dân cư nông thôn vốn dĩ chịu nhiều thiệt thòi trên mọi phương diện. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế của đất nước còn nhiều khó khăn, nên bên cạnh sự đầu tư của Nhà nước thì việc xây dựng kết cấu hạ tầng KT - XH ở các địa bàn nông thôn cần được xã hội hóa bằng sự chung tay góp sức của cả cộng đồng, trong đó không thể thiếu sự tham gia của dân cư nông thôn. Hơn ai hết, nông dân hiểu rằng tham gia vào quá trình này cũng là đem lại lợi ích thiết thực cho chính bản thân người nông dân và trên thực tế đang phát triển thành phong trào thi đua sôi nổi, sức lan tỏa rộng lớn và có hiệu quả ở nhiều địa phương. Nông dân tích

cực tham gia phong trào xây dựng kết cấu hạ tầng KT - XH là tiền đề, động lực và là điều kiện quan trọng đánh thức mọi tiềm năng, lợi thế góp phần từng bước XĐGN, nâng cao thu nhập và cải thiện an sinh xã hội. Phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng kết cấu hạ tầng KT - XH không phải chỉ là sự đồng thuận về mặt quan điểm với chính quyền các cấp, mà quan trọng hơn đó là những hành động thiết thực. Đó là việc nông dân tự nguyện hiến đất, hoa màu, vật kiến trúc, tiền của, ngày công lao động trong khả năng và mức độ phù hợp để xây dựng những công trình thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh như: làm đường giao thông nông thôn, xây dựng các công trình thủy lợi vừa và nhỏ, xây dựng trường học, cơ sở vật chất văn hóa (nhà văn hóa thôn, ấp), kéo mạng lưới điện, từng bước xóa bỏ nhà tranh tre nứa lá phấn đấu xây nhà ở dân cư đạt chuẩn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố cấu thành sự hài lòng của nhân dân trong việc xây dựng huyện nông thôn mới tại huyện châu thành, tỉnh long an (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)