Sự khác biệt theo giới tính
Giả thiết rằng giới tính không ảnh hưởng đến kết quả đánh giá về sự hài lòng của người dân trong việc xây dựng huyện NTM.
Kết quả ở phụ lục 3, phần Descriptives cho thấy nam giới có mức độ hài lòng cao hơn so với nữ giới, tuy nhiên, con số này không đáng kể.
Đối với giả thuyết cho rằng giới tính không ảnh hưởng sự hài lòng của người dân trong việc xây dựng huyện NTM. Giá trị Sig của thống kê Levene = 0.507 (>0.05) nên ở độ tin cậy 95%, phương sai của 2 giới tính không khác nhau, giá trị T-Test = 0.907, nên chúng ta có thể khẳng định không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ hài lòng của các đáp viên có giới tính khác nhau.
Sự khác biệt về độ tuổi:
Kết quả thống kê mô tả (phụ lục 3) cho thấy nhóm độ tuổi dưới 26 tuổi có mức độ hài lòng về chương trình NTM cao nhất (GTTB = 3.472), tuy nhiên, sự khác biệt của các nhóm là không đáng kể, thấp nhất là nhóm độ tuổi trên 55 tuổi – nhóm người dân có độ tuổi lớn nhất (GTTB = 3.427).
Giả thuyết cho rằng độ tuổi của người dân không ảnh hưởng sự hài lòng của về chương trình NTM. Giá trị Sig của thống kê Levene = 0.120 (>0.05) nên ở độ tin cậy 95% giả thuyết H0: “Phương sai bằng nhau” được chấp nhận, và bác bỏ giả thuyết H1: “Phương sai khác nhau”. Và do đó kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng.
Kết quả kiểm định ANOVA cho thấy mức ý nghĩa Sig. = 0.974 chứng tỏ không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự hài lòng theo từng nhóm tuổi.
Kết quả ở phụ lục 3, phần Descriptives cho thấy trong 4 nhóm nghề nghiệp đưa vào khảo sát đánh giá về sự hài lòng của người dân, nhóm cán bộ công chức có mức độ hài lòng cao nhất (GTTB = 3.521).
Các kiểm định có liên quan như kiểm định Levene và Anova cũng cho kết quả tương tự như kiểm định theo nhóm tuổi, tức là không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự hài lòng theo nghề nghiệp.
Sự khác biệt về trình độ học vấn:
Kết quả phần phụ lục thống kê mô tả về sự khác biệt theo trình độ học vấn cho thấy sự hài lòng của người dân theo trình độ học vấn, nhóm học vấn có trình độ trung cấp, cao đẳng có mức độ hài lòng cao nhất (GTTB = 3.455), trong khi nhóm từ ĐH trở lên có mức độ hài lòng thấp nhất.
Các kiểm định có liên quan như kiểm định Levene và Anova cũng cho kết quả tương tự như kiểm định theo nhóm tuổi, tức là không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự hài lòng theo trình độ học vấn.
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Chương 4 trình bày các kết quả nghiên cứu định tính và định lượng của đề tài. Với mô hình đã xây dựng ở chương 2, tác giả tiến hành điều tra, xử ký số liệu điều tra, thông qua các kiểm định để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân trong việc xây dựng huyện NTM ở Châu Thành – Long An. Với mô hình ban đầu là 11 biến độc lập: Quy hoạch (QH); Hệ thống giao thông (HTGT); Hệ thống điện nước (HTDN); Chăm sóc sức khỏe (CSSK); Văn hóa, thể thao (VHTT); Cơ sở vật chất, giáo dục (CSVC); Hợp tác xã (HTX); Môi trường (MT); An ninh trật tự xã hội (ANTT); Thu nhập (TN); Thủ tục hành chính (TTHC) tác động đến biến phụ thuộc. Với các nhân tố này, đề tài tiến hành phân tích sự hài lòng của người dân theo từng tiêu chí trong nhân tố.
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ 5.1 Kết luận
Huyện Châu Thành xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể; là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện thành công Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Do đó, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Châu Thành đã ban hành và triển khai thực hiện quyết liệt các Nghị quyết, Kế hoạch để thực hiện có hiệu quả nhất Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện. Huyện ủy, UBND huyện Châu Thành đã lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai Cuộc vận động “Toàn dân chung sức tham gia xây dựng NTM” đến các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư; tổng kết, đánh giá các mô hình điểm, nhân rộng các điển hình, những kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo; thường xây đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong cả hệ thống chính trị và cộng đồng dân cư. Việc lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về các kết quả đã đạt được của công cuộc xây dựng NTM là điều có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Trên cơ sở các kiến thức tổng quan về sự hài lòng của người dân; các tiêu chí đánh giá huyện NTM; các quyết định liên quan đến xây dựng huyện NTM ở Châu Thành, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu sự hài lòng của người dân trong việc xây dựng huyện nông thôn mới tại huyện Châu Thành gồm có 11 nhân tố: Quy hoạch (QH); Hệ thống giao thông (HTGT); Hệ thống điện nước (HTDN); Chăm sóc sức khỏe (CSSK); Văn hóa, thể thao (VHTT); Cơ sở vật chất, giáo dục (CSVC); Hợp tác xã (HTX); Môi trường (MT); An ninh trật tự xã hội (ANTT); Thu nhập (TN); Thủ tục hành chính (TTHC).
Với việc điều tra 450 người dân ở 12 xã thuộc huyện, thông qua việc xử lý số liệu để loại bỏ các biến không phù hợp, nhóm các biến cùng tập tính để phân tích, kết quả cho thấy người dân đánh giá cao nhất là thang đo “Văn hóa, thể thao” và đánh giá thấp nhất là thang đo “Quy hoạch”.
5.2. Hàm ý yếu tố
5.2.1. Hàm ý yếu tố Quy hoạch
Trên cơ sở quy hoạch chung của xã, quy hoạch vùng huyện và các quy hoạch chuyên ngành, các xã tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đúng theo quy hoạch, nhất là việc xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội, nhà ở dân cư.
5.2.2. Hàm ý yếu tố hệ thống giao thông
- Tiếp tục đầu tư, nhân rộng các tuyến đường hoa, cây xanh; hình thành các tuyến đường kiểu mẫu “Sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn”, tạo hiệu ứng lan tỏa cho các địa phương khác. Phấn đấu đến cuối năm 2020 mỗi xã có ít nhất 50% số đường giao thông kiểu mẫu (điện chiếu sáng, cây xanh, không rác thải và gắn camera giám sát an ninh trật tự).
- Bố trí kinh phí bảo trì các tuyến đường giao thông liên xã; bổ sung hệ thống thoát nước, biển báo, biển chỉ dẫn giao thông ở các trục đường ấp, liên ấp; điều tiết việc trồng hoa tạo dựng cảnh quan với duy trì hành lang an toàn giao thông; mở rộng các điểm tránh xe tại những tuyến đường hẹp.
5.2.3. Hàm ý yếu tố Hệ thống điện nước
Thủy lợi: Rà soát, cải tạo hệ thống công trình thủy lợi theo định hướng phòng
chống thiên tai và biến đổi khí hậu. Tổ chức tốt công tác quản lý và điều tiết nước trên toàn hệ thống, đáp ứng yêu cầu sản xuất, dân sinh và phòng chống thiên tai.
Điện nông thôn: Xây dựng hoàn thiện hệ thống các công trình điện, đảm bảo
cung cấp đủ điện cho sinh hoạt và sản xuất. Duy trì 100% số hộ và 100% các khu sản xuất tập trung có điện sử dụng với chất lượng điện cao.
5.3.4. Hàm ý yếu tố Chăm sóc sức khỏe
Cải thiện chất lượng khám chữa bệnh và quản lý hồ sơ sức khỏe tại các cơ sở y tế; nghiên cứu mở rộng các hình thức khám chữa bệnh sử dụng cây dược liệu; chú trọng công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu, công tác y tế dự phòng và tuyên truyền, giáo dục về sức khoẻ, môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm; có kế hoạch tăng tỷ lệ người dân tham gia BHYT.
Tiếp tục tăng cường bác sĩ cho trạm y tế xã theo chế độ luân phiên hai chiều từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên, để tăng cường năng lực chuyên môn kỹ thuật cho đội ngũ y, bác sĩ tuyến xã.
Củng cố, kiện toàn mạng lưới cung cấp dịch vụ dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản thiết yếu ở các tuyến. Huy động mọi tầng lớp tham gia công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi.
5.2.5. Hàm ý yếu tố Cơ sở vật chất, giáo dục; Văn hóa thể thao
Nâng cấp, duy tu các hạng mục công trình đã xuống cấp tại các trường học, bổ sung trang thiết bị để nâng cao hiệu quả hoạt động của các phòng chức năng ở các trường học, đặc biệt chú ý đầu tư bổ sung, hoàn thiện, nâng cấp các hạng mục công trình giáo dục thể chất, sinh hoạt tập thể (trong nhà, ngoài trời), các phòng thực hành, các thư viện và vệ sinh môi trường, cảnh quan tại các trường học.
Tiếp tục triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển mạng lưới trường học, để chuẩn hoá cơ sở vật chất trường học. Thường xuyên rà soát thời điểm công nhận các trường đạt chuẩn để có kế hoạch duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp các công trình trường học, nhằm đảm bảo phục vụ tốt yêu cầu giảng dạy và học tập.
Cơ sở vật chất văn hóa: Đầu tư, nâng cấp các thiết chế văn hoá còn thiếu hoặc đã xuống cấp; bổ sung cây xanh, bồn hoa tại các thiết chế văn hóa, các điểm sinh hoạt văn hóa, thể thao cộng đồng.
Y tế: Tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế cho các trạm y tế xã. Đảm bảo duy trì 100% các xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế.
5.2.6. Hàm ý yếu tố Hợp tác xã
Tập trung thực hiện các giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững và phát triển du lịch nông nghiệp sinh thái bền vững trong HTX. Trong đó ưu tiên thực hiện các hoạt động: Xúc tiến thương mại, xác định thị trường tiêu thụ, định hướng mở rộng thị trường; định hướng phát triển dịch vụ chế biến sâu các sản phẩm nông nghiệp; xây dựng mã vùng, mã vạch cho các sản phẩm nông nghiệp, xây dựng và thực hiện quy trình sản xuất bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn sinh học và bảo vệ môi trường; xây dựng vùng sản xuất thanh long ứng dụng công nghệ cao với quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn của từng thị trường; duy trì và phát huy hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã; mời gọi, kết nối với các doanh nghiệp hợp tác xã.
5.2.7. Hàm ý yếu tố An ninh trật tự xã hội
Yếu tố An ninh trật tự xã hội có ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân dân trong việc xây dựng nông thôn mới
Huyện Châu Thành đã chủ động xây dựng các kế hoạch quản lý, phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, phân công lực lượng trinh sát bám sát địa bàn, kịp thời nắm tình hình để đấu tranh, ngăn chặn, vô hiệu hóa các đối tượng có hoạt động phức tạp liên quan đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, từ đó an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn giữ vững ổn định.
5.2.8. Hàm ý yếu tố Thu nhập
Thu nhập và là yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân dân đối với xây dựng nông thôn mới tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Thu nhập của cán bộ, công chức, người lao động trong huyện cũng khá ổn định, thu nhập thấp nhất khoảng 5 triệu đồng/người/tháng (vị trí nhân viên và có trình độ trung cấp). Cán bộ, công chức, người lao động trong huyện hài lòng với thu nhập của họ, họ cho rằng phù hợp với năng lực và đóng góp của họ nên Thu nhập có ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân.
5.2.9. Hàm ý yếu tố Môi trường
Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân không xả rác bừa bãi; tham gia trồng cây, trồng hoa dọc các tuyến đường giao thông; khai thông dòng chảy các tuyến kênh, mương; cải tạo vườn tạp hộ gia đình; lắp đặt đèn chiếu sáng trên các tuyến đường giao thông.... để giữ gìn cảnh quan môi trường nông thôn và phòng chống dịch bệnh.
Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt Kế hoạch thu gom và quản lý các loại chất thải (sinh hoạt, y tế, nông nghiệp và các loại chất thải khác) phát sinh trên địa bàn. Duy trì hoạt động vệ sinh định kỳ, nhằm tạo sự lan tỏa sâu rộng trong nhân dân về việc giữ gìn vệ sinh môi trường. Chấm dứt tình trạng đốt chất thải phân tán trên địa bàn; thu gom triệt để lượng chất thải phát sinh, sớm triển khai các hoạt động phân loại chất thải tại nguồn để thu hồi, tái chế, tái sử dụng cho các mục đích sử dụng khác.
Xây dựng và thực hiện Kế hoạch quản lý hoạt động của các cơ sở kinh doanh, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, nhằm tăng cường trách nhiệm của các cơ sở đối với môi trường và an toàn thực phẩm.
Đầu tư xây mới, nâng cấp các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung theo hướng xã hội hóa, đảm bảo 100% số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và trên 90% số hộ được sử dụng nước sạch.
5.2.10. Hàm ý yếu tố thủ tục hành chính
Tiếp tục thực hiện tốt công tác cán bộ, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đối với xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Phát huy tốt vai trò của người đứng đầu và đánh giá, khích lệ đúng mức đối với cán bộ làm tốt, cũng như kiên quyết thay thế đối với những cán bộ không đủ khả năng đảm nhận nhiệm vụ. Thực hiện tốt công tác, kiểm tra, giám sát trong thực hiện xây dựng NTM.
Để cán bộ và nhân dân nhận thức rõ vai trò chủ thể trong xây dựng NTM là người dân. Người dân phải tự làm là chính và họ là người được hưởng thụ, nhà nước chỉ có vai trò hỗ trợ, lợi ích của người dân là động lực và sự tham gia của cộng đồng dân cư là quyết định thành công. Từ đó tạo sự thống nhất về nhận thức, quyết tâm lãnh đạo, chỉ đạo, có sự tham gia của cả hệ thống chính trị và mọi tầng lớp nhân dân, huy động cao mọi nguồn lực của xã hội cả về trí tuệ, công sức và kinh phí để xây dựng NTM. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân trong phòng, chống tội phạm. Phát động thực hiện hiệu quả Phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc. Củng cố, nhân rộng các mô hình quần chúng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở.
Tiếp tục kiện toàn lực lượng công an xã và tăng cường năng lực, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho lực lượng an ninh xã (chuyên trách và bán chuyên trách).
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2018), Quyết định 1428/QĐ-BNN-TCCB ngày 23/4/2018 về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và biên chế của Văn phòng Điều phối Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
2. Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXDBNNPTNT-BTN&MT về
Quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
3. Cao Duy Hoàng và Lê Nguyễn Hậu (2011). Chất lượng dịch vụ hành chính công và sự hài lòng của người dân-một nghiên cứu tại thành phố Đà Lạt. Tạp chí Phát triển KH&CN, 14(2), 73-79.
4. Đàm Thi Hường, Đỗ Thị Hòa Nhã, Phạm Bảo Dương (2015). Sự hài lòng của người nộp thuế đối với chất lượng phục vụ của Chi cục Thuế huyện Ha Nang, tỉnh Tuyên Quang. Tạp chí Khoa học và Phát triển, 13(1), 133-142.
5. Phạm Thị Huế và Lê Đình Hải (2018). Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân đối với chất lượng dịch vụ hành chính công trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai. Tạp chí Khoa học và công nghệ Lâm nghiệp, số 3(2018), 28-38. 6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,