Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 19/CP ngày 16/02/1995 với vị trí pháp lý là là cơ quan thuộc Chính phủ, một hoạt động dịch vụ xã hội không vì lợi nhuận, với bản chất nhân văn sâu sắc, vì an sinh xã hội, được Nhà nước bảo hộ, do đó Bảo hiểm xã hội có vai trò, vị trí hết sức quan trọng, trụ cột của hệ thống an sinh xã hội quốc gia.
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI ngày 29/06/2006 đã thông qua Luật BHXH đánh dấu một dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của BHXH tại Việt Nam và Luật BHXH có hiệu lực từ ngày 01/01/2007. Đến ngày ngày 20 tháng 11 năm 2014 Luật BHXH sửa đổi, bổ sung và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 (Luật số 58/2014/QH13).
Năm 2003, thực hiện Nghị định số 100/2002/NĐ-CP ngày 6/12/2002 của Chính phủ, ngành Bảo hiểm xã hội tiếp nhận Bảo hiểm y tế với chức năng nhiệm vụ mới, thực hiện đồng thời cả hai chính sách BHXH và BHYT.
Khi tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động sẽ được hưởng trợ cấp khi gặp rủi ro như ốm đau, thai sản, dưỡng sức sau thai sản, ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất, thất nghiệp...
Tham gia Bảo hiểm tự nguyện, người tham gia sẽ được hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Bảng 3.1: Phân biệt BHXH với bảo hiểm thương mại
Tiêu thức Bảo hiểm thương mại Bảo hiểm xã hội
Phi nhân thọ Nhân thọ
Đối tượng được bảo hiểm
Tài sản Con người Trách nhiệm
Con người Con người (thu nhập của con người)
Những sự kiện được bảo hiểm chi trả
Các hưu hỏng, thiệt hại về tài sản. Ốm đau, tai nạn, nằm viện. Các nghĩa vụ pháp lý phát sinh. Sống đến thời hạn nhất định Ốm đau, thương tật, nằm viện… Hưu trí Chết Ốm đau (dưỡng sức sau ốm đau) Thai sản (dưỡng sức sau thai sản) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Hưu trí Tử tuất Thất nghiệp Nguồn hình thành quỹ Phí đóng của người tham gia
Phí đóng của người tham gia
Sự đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động Sự hỗ trợ từ Ngân sách nhà nước và nguồn viện trợ khác
Cơ quan chủ quản Nhà nước và các doanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân, công ty, chi nhánh, đại lý…)
Nhà nước và các doanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân, công ty, chi nhánh, đại lý…)
Nhà nước là chủ thể duy nhất (thực hiện bởi cơ quan BHXH, được tổ chức từ trung ương đến địa phương)