Giới thiệu về BHXH huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng với chất lượng dịch vụ chi trả bảo hiểm xã hội qua bưu điện huyện cái bè tỉnh tiền giang (Trang 44)

Bảo hiểm xã hội huyện Cái Bè được thành lập theo Quyết định số 21, ngày 04 tháng 09 năm 1995 của Giám đốc Bảo hiểm xã hội Tiền Giang. Qua hơn 23 năm trên bước đường tạo dựng niềm tin, uy tín cho các đơn vị, người lao động và người dân trên địa bàn, BHXH huyện Cái Bè đã đổi mới tác phong làm việc từ hành chính thụ động sang tác phong làm việc chủ động, gắn lý luận với yêu cầu thực tiễn trong quá trình phục vụ để hoàn thành nhiệm vụ chính trị của ngành trong việc chăm lo, bảo vệ lợi ích chính đáng bảo vệ lợi ích hợp pháp của người lao động. Hiện nay, BHXH huyện Cái Bè đang quản lý hơn 300 đơn vị hành chánh sự nghiệp, doanh nghiệp tham gia BHXH – BHYT – BHTN với hơn 14.000 lao động và thực hiện quản lý các chế độ và chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH cho hơn 1.000 đối tượng thụ hưởng trên địa bàn quản lý.

3.1.2.1 Chức năng, nhiêm vụ và quyền hạn của Bảo hiểm xã hội huyện Cái

Chức năng: Giúp Giám đốc BHXH tỉnh Tiền Giang tổ chức thực hiện các chế độ BHXH và quản lý tài chính BHXH trên địa bàn huyện Cái Bè. BHXH huyện Cái Bè chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc BHXH tỉnh Tiền Giang, chịu sự quản lý hành chính trên địa bàn lãnh thổ của UBND huyện Cái Bè

Nhiệm vụ và quyền hạn

Xây dựng và trình giám đốc BHXH tỉnh Tiền Giang kế hoạch phát triển BHXH huyện, dài hạn, ngắn hạn, báo cáo công tác hàng năm, tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch sau khi được phê duyệt.

Hướng dẫn người sử dụng lao động lập danh sách lao động đóng BHXH, đôn đốc, theo dõi việc thu nộp BHXH của người sử dụng lao động và người lao động trên địa bàn huyện theo quy định của Luật lao động, Luật BHXH và quy trình của BHXH Việt Nam.

Tiếp nhận kinh phí, danh sách và trực tiếp chỉ trả hoặc thông qua mạng lưới đại lý chi trả cho đối tượng hưởng chế độ BHXH do tính chuyển xuống, theo dõi việc thay đổi địa chỉ danh sách tăng, giảm trong quá trình chi trả.

Tổ chức thực hiện việc chi trả các chế độ BHXH cho từng ngưởi được hưởng trên đại bàn theo phân cấp quản lý của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam và của Giám đốc BHXH tình bao gồm:

Chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản.

Chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Chế độ hưu trí.

Chế độ tử tuất. Chế độ thất nghiệp.

Tổ chức ghi số, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho người lao động thuộc các cơ quan, đơn vị sản xuất kinh doanh, đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn thị xã theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam và phân cấp quản lý theo BHXH tỉnh giải quyết. Tổ chức thu các khoản về BHXH, BHYT đối với các cá nhân, tổ chức tham gia BHXH, BHYT tự nguyện.

Hướng dẫn tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các chế độ BHXH, BHYT theo phân cấp. Từ chối việc đóng hoặc chi trả các chế độ BHXH, BHYT không đúng theo quy định.

Bồi thường mọi khoản thu, chi sai các quy định của Nhà nước về BHXH cho các đối tượng tham gia BHXH,

Tổ chức ký hợp đồng với các cơ sở khám chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn kĩ thuật, giám sát việc thực hiện hợp đồng và việc cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh đảm bảo quyền lợi cho người có thẻ BHYT, đồng thời chống lạm dụng quỹ và trục lợi BHYT.

Tổ chức ký hợp đồng trách nhiệm và quản lý mạng lưới đại lý chi trả BHXH ở cấp xã, đại lý chi trả của ngành Bưu điện.

Kiến nghị với chính phủ và cơ quan Nhà nước có liên quan về việc sửa đổi, bổ sung các chính sách, chế độ cho phù hợp với tình hình của đất nước và của địa phương trong từng giai đoạn.

Thực hiện chế độ kế toán thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định của Nhà nước và hướng dẫn của BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh.

Thực hiện thông tin tuyên truyền, giải thích các chế độ chính sách BHXH, Tổ chức thực hiện việc chi trả các chế độ BHXH cho từng người được hưởng trở địa bàn theo phân cấp quản lý của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam và của giám đốc BHXH tỉnh. Bao gồm:

Kiểm tra giải quyết khiếu nại tố cáo về việc thực hiện chế độ chính sách BHXH, BHYT theo đúng quy định của pháp luật.

Quản lý công chức, viên chức, tài chính, tài sản thuộc BHXH huyện Cái Bè Thực hiện các nhiệm vụ khác do BHXH tỉnh giao.

3.1.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Bảo hiểm xã hội huyện Cái Bè,

Tiền Giang

Xác định được vai trò vị trí của công việc, việc xây dựng đội ngũ cán bộ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao đã được lãnh đạo BHXH tỉnh rất quan tâm. Bộ máy chức của BHXH huyện Cái Bè ngày càng hoàn thiện. Hiện nay tổng số cán bộ, công chức, viên chức của BHXH huyện Cái Bè gồm 14 người trong đó, ban giám đốc có 2 người, 10 chuyên viên nghiệp vụ và 1 nhân viên bảo vệ, 1 tài xế.

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức BHXH huyện Cái Bè

3.2 Thực trạng về tình hình chi trả chế độ Bảo hiểm xã hội tại huyện

Cái Bè.

3.2.1 Nguồn kinh phí dùng để chi trả Bảo hiểm xã hội

Nguồn hình thành quỹ BHXH chủ yếu từ việc đóng BHXH của người lao động và người sử dụng lao động

Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm

Người lao động là cán bộ không chuyên trách xã, phường, thị trấn thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương cơ sở.

- Đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.

- Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động. Cụ thể như sau:

Trách nhiệm đóng của các đối tượng

Tỷ lệ trích đóng các loại bảo hiểm bắt buộc

BHXH BHYT BHTN Tổng cộng

Doanh nghiệp đóng 17.5% 3% 1% 21,5%

Người LĐ đóng 8% 1.5% 1% 10,5%

TỔNG 32%

(Theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH, ngày 14 tháng 4 năm 2017)

Bảng 3.2 Tỷ lệ mức đóng các loại bảo hiểm

- Trường hợp tiền lương tháng đóng BHXH cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng BHXH bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Căn cứ vào mức đóng BHXH trên cơ sở tính toán, cân đối yếu tố kinh tế như thu nhập, khả năng đóng góp thì mức hưởng của người lao động luôn được đảm bảo hợp lý đảm bảo chính sách anh sinh xã hội mà nhà nước đặt ra cho ngành BHXH.

3.2.2 Đối tượng hưởng lương hưu và Bảo hiểm xã hội một lần thuộc bảo hiểm xã hội. hiểm xã hội.

 Đối tượng hưởng lương hưu

Theo quy định tại Điều 54 Luật Bảo hiểm Xã hội 58/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014 và điều 6 của nghị định 115/2015/NĐ-CP ngày ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động được hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện:

Nam đủ 60, nữ đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên. Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ mười lăm năm làm nghề,

hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.

Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ mười lăm năm làm công việc khai thác than trong hầm lò.

Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp và có đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.

Đối với các trường hợp nghỉ lương hưu khi suy giảm khả năng lao động, điều 55 của luật BHXH khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;

Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.

 Đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Người lao động được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

3.2.3 Tình hình chi trả chế độ BHXH trước đây

Việc chi trả chế độ cho người lao động trước đây cụ thể như chế độ như hưu trí do cán bộ đang làm việc tại UBND xã, phường hoặc do Ủy ban hợp đồng và nhân viên BHXH trực tiếp chi trả. Công tác chi trả thực hiện chưa chuyên nghiệp, thao tác thực hiện chủ yếu thủ công, chưa ứng dụng nhiều về công nghệ thông tin. Căn cứ vào danh sách chi trả tổng hợp của BHXH tỉnh chuyển về cho huyện được phân chia theo từng địa bàn xã, phường. Nhân viên BHXH trực tiếp chi trả cho những cá nhân có hộ khẩu nơi BHXH đóng trụ sở, còn lại phải đều thông qua đại lý. Về BHXH một lần thì chưa thực hiện chi trả rộng rãi ở các điểm chi trả, người lao động phải đến trực tiếp Bưu điện huyện để nhận tiền. Trong quá trình thực hiện tồn tại nhiều mặt hạn chế:

+ Chi sai tiền.

Trình độ ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế. Thời gian chi trả lâu, thao tác thực hiện trong quá trình chi trả còn chậm. Xử lý tình huống kém, không nhanh nhạy khi có phát sinh

+ Bảo quản tiền mặt cuối ngày không đúng quy định.

+ Đa số cán bộ xã phường không có năng lực chuyên môn trong lĩnh vực quản lý và chi trả tiền mặt. Không giải đáp được thắc mắc khi người hưởng thắc mắc về chế độ hay cách tính số tiền mà mình được hưởng. Mặt khác, còn mang nặng tính chất hành chính coi nhẹ tính chất phục vụ làm ảnh hưởng đến thiện cảm cho người hưởng chế độ.

+ Việc quản lý người hưởng gặp khó khăn, như không nắm được đầy đủ thông tin người hưởng, báo giảm chưa kịp thời khi người hưởng hết điều kiện hưởng chế độ hoặc chết, thu hồi số tiền chi trả rất khó khăn. Vì hệ thống đại lý còn mỏng, không theo dõi sát đối tượng hưởng dẫn đến nhiều cán bộ hưu trí đã chết nhiều tháng vẫn còn lãnh tiền (do được ủy quyền hoặc lãnh qua ATM…)

+ Người đến lãnh tiền chế độ phải chờ đợi nhân viên chi trả của BHXH vì vừa làm công việc chuyên môn của cơ quan vừa phải chi trả rất nhiều lĩnh vực khác.

+ Không chi trả tận tay đối với người hưởng chế độ hưu trí già yếu không có khả năng đi lại để trực tiếp đến các điểm chi trả nhận tiền mà phải nhờ thân nhân lãnh thay phải có giấy ủy quyền xác nhận của chính quyền địa phương.

+ Nhân viên thực hiện chi trả bị áp lực chi trả trong những ngày cao điểm chi trả bằng tiền mặt nên thường có thái độ chưa tốt, hoặc không thể giải đáp hết tất cả các thắc mắc. Mặc dù đã ký hợp đồng với đại lý nhưng cơ quan BHXH vẫn phải cử cán bộ nghiệp vụ đến các điểm chi trả để kiểm tra, giám sát, đây là công việc khá vất vả nhất là những huyện, thị, thành phố lớn, nhiều đối tượng thụ hưởng trong khi số biên chế của cơ quan BHXH huyện không nhiều ẩn chứa nhiều rủi ro, tính chuyên nghiệp trong phục vụ chưa đáp ứng đúng yêu cầu, cá nhân làm đại lý không được đào tạo bài bản, hơn nữa địa điểm chi trả không ổn định.

3.2.4 Giới thiệu về dịch vụ chi trả lương hưu và BHXH một lần qua Bưu điện điện

Từ tháng 08/2013 trở về trước việc chi trả lương hưu được thực hiện theo ba phương thức: Chi trả trực tiếp từ cơ quan BHXH, chi qua tài khoản ATM và chi trả gián tiếp qua đại diện tại các xã, phường. Các hình thức này đã có nhiều đóng góp vào công tác đảm bảo an sinh xã hội.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo tại Công văn số 3069/VPCP-KTTH ngày 17/4/2013 của Văn phòng chính phủ, Công văn số 2223/BHXH-BC ngày 19/6/2013 của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam về việc phê duyệt phương án chi trả lương hưu qua hệ thống Bưu điện (thay thế hình thức chi trả thông qua đại diện chi trả tại xã/phường/thị trấn); để việc tổ chức chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội qua hệ thống Bưu điện kịp thời, đạt hiệu quả cao. BHXH Tiền Giang và Bưu điện Tiền Giang đã triển khai công tác chi trả lương hưu qua hệ thống Bưu điện. Cách nhận lương hưu mới do Bưu điện đảm nhận người hưu trí không phải trả bất kỳ khoản phí nào thêm.

Dịch vụ liên quan đến chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH mà Bưu điện tỉnh sẽ cung cấp gồm có: tổ chức chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng bằng tiền mặt, nhận tiền qua tài khoản cá nhân (tài khoản thẻ ATM).

Nhằm cải cách hành chính và tạo điều kiện hơn nữa cho người thụ hưởng bảo hiểm xã hội, ngày 27/05/2016, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã ban hành Quyết định

thất nghiệp. Theo phân cấp quy định tại Điểm 3.2, Khoản 3 Điều Bưu điện sẽ thực hiện theo hợp đồng đã ký kết, tổ chức chi trả thực hiện kịp thời, đầy đủ cho người hưởng theo các quy định của pháp luật; thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ về chi trả, quản lý người hưởng của ngành BHXH. Theo phân cấp tại quyết định này, việc chi trả BHXH một lần sẽ được thực hiện chi trả tại Bưu điện huyện Cái Bè, không tổ chức chi trả tại các địa điểm xã, ấp như chế độ hưởng hàng tháng.

Bảng 3.3: Số liệu chi trả chế độ Hưu trí và BHXH một lần qua các năm Đv tính: nghìn đồng.

Nguồn chi trả

Chế độ hưu trí

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số lượt người Số tiền Số lượt người Số tiền Số lượt người Số tiền Số lượt người Số tiền Ngân sách 1,524 7,252,064 1392 6,479,988 2,208 10,252,036 2,080 10,541,099 Quỹ BHXH bắt buôc 7,416 30,630,372 8340 35,662,836 9,393 44,580,156 9,884 54,349,331 Tổng cộng 8,940 37,882,436 9,732 42,142,824 11,601 54,832,192 11,964 64,890,430 Năm Chế độ BHXH một lần Số người hưởng Số tiền 2015 1.290 13.929.195 2016 1.306 21.985.840

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng với chất lượng dịch vụ chi trả bảo hiểm xã hội qua bưu điện huyện cái bè tỉnh tiền giang (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)