Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua KBNN huyện bến lức, tỉnh long an (Trang 28 - 29)

L ỜI CẢ M ƠN

9 Kết cấu của luận văn

1.1.5.2 Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả

Có thể nói tiết kiệm, hiệu quả là một trong những nguyên tắc quan trọng hàng

đầu của quản lý kinh tế, tài chính bởi vì:

Nguồn lực thì luôn có giới hạn nhưng nhu cầu thì không có mức giới hạn nào. Do vậy, trong quá trình phân bổ và sử dụng các nguồn lực khan hiếm đó luôn phải tính toán sao cho với chi phí ít nhất nhưng đạt kết quả cao nhất. Mặt khác, do đặc thù hoạt động của NSNN diễn ra trên phạm vi rộng, đa dạng và phức tạp. Nhu cầu chi từ

NSNN luôn gia tăng với tốc độ nhanh trong khi khả năng huy động nguồn thu có hạn, nên càng phải tôn trọng nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả trong quản lý chi thường xuyên của NSNN.

Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả chỉ có thểđược tôn trọng khi quá trình quản lý chi NSNN làm tốt và làm đồng bộ một số nội dung sau:

-Phải xây dựng được chính sách, chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi tiêu phù hợp với từng đối tượng hay tính chất công việc, đồng thời lại phải có tính thực tiễn cao.

-Phải thiết lập các hình thức cấp phát đa dạng và lựa chọn hình thức cấp phát thích hợp áp dụng cho mỗi loại hình đơn vị một cách phù hợp với yêu cầu quản lý của từng nhóm mục chi.

-Biết lựa chọn thứ tựưu tiên cho các hoạt động hoặc theo các nhóm mục chi sao cho với tổng số chi có hạn nhưng khối lượng công việc vẫn hoàn thành và đạt chất lượng cao. Đểđạt được điều này, đòi hỏi phải có được các phương án phân phối và sử dụng kinh phí khác nhau.

quan hệ mật thiết với nhau. Vì vậy, khi xem xét đến vấn đề tiết kiệm các khoản chi thường xuyên NSNN phải đặt trong sự ràng buộc của tính hiệu quả và ngược lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua KBNN huyện bến lức, tỉnh long an (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)