L ỜI CẢ M ƠN
9 Kết cấu của luận văn
1.2.2 Đặc điểm về Kiểm soát chith ường xuyên Ngân sách nhà nước qua Kho
Với khái niệm trên thì KSC thường xuyên NSNN qua KBNN được qui định thực hiện theo nguyên tắc kiểm soát tuân thủ (tuân thủ nguyên tắc quản lý tài chính, tuân thủ chếđộ, tuân thủ chính sách, tuân thủ tiêu chuẩn, định mức của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, tuân thủ chếđộ kế toán v.v…) và kiểm soát chuẩn theo qui định pháp lý Nhà nước được biểu hiện qua hình thức chuẩn biểu mẫu chứng từ chi NSNN và các qui định mã hóa như: mã đơn vị sử dụng NSNN, mã hệ thống mục lục NSNN v.v…
Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN là quá trình kiểm soát ngay trong quá trình chi tiêu NSNN của đơn vị sử dụng NSNN, được tiến hành thường xuyên khi phát sinh chi tiêu NSNN và được thực hiện trên từng khoản chi NSNN (không kiểm soát theo hình thức chọn mẫu).
Khác với KSC NSNN qua KBNN, kiểm tra - kiểm soát của đơn vị là công tác kiểm tra - kiểm soát các hoạt động của đơn vị với chủ thể bởi bản thân đơn vị (kiểm tra - kiểm soát nội bộ: kiểm soát chi phí, kiểm soát bán hàng, kiểm soát doanh thu, kiểm soát lợi nhuận.v.v…), đồng thời, có thểđược tiến hành bởi các cơ quan, tổ chức kiểm tra - kiểm soát chuyên nghiệp (kiểm tra - kiểm soát từ bên ngoài). Hình thức của kiểm tra - kiểm soát đơn vị có nhiều hình thức hơn: kiểm soát trực tiếp hay gián tiếp, kiểm soát toàn bộ hay chọn mẫu, kiểm soát thường xuyên hay định kỳ .v.v…
Kho bạc nhà nước thực hiện KSC thường xuyên NSNN theo dự toán, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu của Nhà nước.
Việc KSC thường xuyên NSNN tại KBNN được tiến hành dần từng bước, sau mỗi bước lại đánh giá, rút kinh nghiệm để xây dựng bước tiếp theo. Kho bạc thực hiện kiểm soát căn cứ vào các văn bản pháp luật về KSC thường xuyên NSNN. KBNN có quyền từ chối cấp phát thanh toán nếu đơn vị sử dụng NSNN không chấp hành đúng theo quy định KSC thường xuyên NSNN tại KBNN.