Những nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua KBNN huyện bến lức, tỉnh long an (Trang 43 - 44)

L ỜI CẢ M ƠN

9 Kết cấu của luận văn

1.3.2 Những nhân tố chủ quan

Một là, tổ chức bộ máy và thủ tục KSC. Bộ máy KSC phải được tổ chức gọn nhẹ, tránh trùng lắp chức năng, phù hợp quy mô và khối lượng các khoản chi phải qua kiểm soát. Thủ tục KSC phải rõ ràng, đơn giản nhưng đảm bảo tính chặt chẽ

trong quản lý chi tiêu NSNN, không tạo khe hở cho kẻ xấu lợi dụng gây thất thoát, lãng phí NSNN.

Hai là, năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác KSC. Trình độ và năng lực cán bộ KSC là nhân tố quyết định chất lượng công tác KSC. Vì vậy, cán bộ

KSC phải có trình độ chuyên sâu về quản lý tài chính, am hiểu về các lĩnh vực chuyên ngành mình quản lý, có khả năng phân tích, xử lý thông tin được cung cấp và giám sát đối chiếu với các quy định hiện hành của Nhà nước, có phẩm chất đạo đức tốt để có thể vừa làm tốt công tác KSC vừa đảm bảo tính trung thực, khách quan, không lợi dụng quyền hạn, trách nhiệm được giao để vụ lợi hay có thái độ hách dịch, sách nhiễu đối với đơn vị trong quá trình KSC.

Ba là, ý thức chấp hành của các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN. Nếu thủ

trưởng các đơn vị sử dụng NSNN có tính tự giác cao trong việc chấp hành chếđộ chi tiêu NSNN thì các khoản chi đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đảm bảo có đầy đủ hồ sơ, chứng từ hợp pháp, hợp lệ.v.v…từ đó giúp cho việc KSC của KBNN được thuận lợi, nhanh chóng, tránh tình trạng phải trả lại hồ sơ, chứng từ,

thông báo từ chối cấp phát nhiều lần.v.v… gây lãng phí thời giờ và công sức. Do vậy, cần làm cho đơn vị sử dụng NSNN thấy được trách nhiệm của mình trong tất cả

các khâu của quy trình ngân sách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua KBNN huyện bến lức, tỉnh long an (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)