Kết quả Kiểm soát chith ường xuyên Ngân sách nhà nước qua Kho bạc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua KBNN huyện bến lức, tỉnh long an (Trang 64)

L ỜI CẢ M ƠN

9 Kết cấu của luận văn

2.2.3.2 Kết quả Kiểm soát chith ường xuyên Ngân sách nhà nước qua Kho bạc

bạc nhà nước huyện Bến Lức, tỉnh Long An

a. Kết quả Kiểm soát chi theo mục chi

Bảng 2.4: Kết quả KSC thường xuyên theo nhóm mục chi giai đoạn 2014-2018

Đơn vị tính : Triệu đồng Cấp ngân sách Nhóm mục chi 2014 2015 2016 2017 2018 Ngân sách TW

Chi thanh toán cá nhân 5.294 5.979 6.824 7.536 7.642 Chi về hàng hóa, dịch vụ 1.398 1.526 1.589 1.602 1.685 Chi về mua sắm, sửa chữa tài sản 752 654 286 125 102

Chi khác 7.393 7.646 7.753 7.760 7.916

Tổng cộng 14.837 15.806 16.452 17.023 17.345

Cấp ngân sách Nhóm mục chi 2014 2015 2016 2017 2018 sách tỉnh Chi về hàng hóa, dịch vụ 5.199 7.896 9.456 11.045 16.905 Chi về mua sắm, sửa chữa tài sản 4.605 5.624 4.159 2.970 3.756

Chi khác 1.152 1.259 1.369 1.489 1.627

Tổng cộng 42.581 48.682 52.879 57.489 67.412

Ngân sách huyện

Chi thanh toán cá nhân 129.979 133.670 149.028 165.785 169.954 Chi về hàng hóa, dịch vụ 42.059 45.220 46.521 47.859 51.456 Chi về mua sắm, sửa chữa tài sản 3.631 6.454 6.453 6.452 11.468

Chi khác 18.018 20.453 21.449 22.493 24.578

Tổng cộng 193.687 205.798 223.451 242.589 257.456

Ngân sách xã

Chi thanh toán cá nhân 19.105 22.240 24.712 27.459 31.965 Chi về hàng hóa, dịch vụ 7.916 6.817 6.914 7.012 4.997 Chi về mua sắm, sửa chữa tài sản 405 442 589 785 856

Chi khác 2.611 3.023 3.550 4.169 4.648 Tổng cộng 30.038 32.522 35.765 39.425 42.466 Tổng cộng 4 cấp ngân sách

Chi thanh toán cá nhân 186.386 196.487 218.459 242.765 254.685 Chi về hàng hóa, dịch vụ 54.724 61.479 64.480 67.518 75.043 Chi về mua sắm, sửa chữa tài sản 8.154 12.771 11.487 10.332 16.182

Chi khác 28.550 32.420 34.121 35.911 38.769

Tổng cộng 281.143 302.807 328.547 356.526 384.679

(Báo cáo chi KBNN huyện Bến Lức giai đoạn 2014-2018)

Bảng 2.4 cho thấy cơ cấu các khoản chi thường xuyên theo nhóm mục chi ở cả

4 cấp ngân sách. Chi thanh toán cho cá nhân luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong nguồn chi thường xuyên của đơn vị và cũng tăng đều qua các năm, chứng tỏ rằng nguồn chi thường xuyên luôn tập trung cho cá nhân, các ĐVSDNS cũng dần dần ổn

định, thực hiện tiết kiệm chống lãng phí để chi trả thu nhập thêm cho cán bộ công chức, viên chức của đơn vị mình. Dù mục chi thanh toán cho cá nhân chiếm tỷ

trọng cao nhưng đây là những khoản chi có tính chất ổn định, ít thay đổi, kiểm soát hồ sơ chứng từ cho nhóm chi này đơn giản hơn các nhóm mục chi khác.

luôn đảm bảo về mặt thời gian kịp thời thanh toán tiền lương, tiền công cho cán bộ, công nhân viên chức trên địa bàn. Quy trình kiểm soát được thực hiện đúng quy

định, căn cứ kiểm soát rõ ràng nên đã đảm bảo KSC đối với nhóm chi này tương

đối chặt chẽ. Trong quá trình KSC đã kịp thời phát hiện và xử lý một số trường hợp gian lận nhằm thu lợi bất chính như tình huống một cán bộ rút lương ở cả hai đơn vị

trong thời gian chuyển công tác từ cơ quan này sang cơ quan khác, hoặc tình huống

đơn vị vẫn rút lương đối với cán bộ nghỉ ốm đau mà không thanh toán cho cán bộ đó. Các trường hợp chi sai chếđộ sau khi bị phát hiện đều phải nộp lại kinh phí cho NSNN.

Về hình thức thanh toán chi trả lương tại KBNN Bến Lức, hiện nay khoảng 60% các đơn vị giao dịch tại KBNN Bến Lức đã thực hiện trả lương qua tài khoản ngân hàng nhằm đảm bảo tiền lương, tiền công được chi trả trực tiếp tới đúng tài khoản của những người thụ hưởng trong thời gian nhanh nhất. Mặt khác, còn khá nhiều đơn vị vẫn rút lương từ KBNN bằng tiền mặt về chi trả cho cán bộ, công chức, viên chức tại đơn vị. Cá biệt có trường hợp đơn vị sau một thời gian triển khai việc trả lương qua tài khoản, do nhiều nguyên nhân đã quay lại sử dụng tiền mặt để

chi trả các khoản thanh toán cá nhân tại đơn vị mình. Do vậy, những ngày chi lương phát sinh nhu cầu tiền mặt rất lớn, lượng tiền mặt tồn ngân thường xuyên tại KBNN không thể đáp ứng hết nhu cầu chi của tất cả các đơn vị nên KBNN phải nhận chuyển tiền mặt từ ngân hàng thương mại nơi KBNN mở tài khoản giao dịch đểđáp

ứng nhu cầu thanh toán cho các đơn vị. Căn cứ vào nhu cầu tiền mặt của các đơn vị

ngân sách, KBNN đăng ký số tiền mặt cần dùng với ngân hàng thương mại vào cuối ngày làm việc trước đó, nhằm tạo thời gian để ngân hàng thương mại sắp xếp và vận chuyển tiền về KBNN kịp thời. Tuy vậy, vẫn phát sinh việc chậm trễ trong quá trình vận chuyển và áp tải tiền dẫn tới việc đơn vị rút tiền mặt phải mất nhiều thời gian chờ đợi, phát sinh tâm lý không thoải mái. Tình trạng này không thường xuyên diễn ra, nhưng nó cũng ảnh hưởng tới chất lượng phục vụ khách hàng của KBNN. Quy trình vận chuyển tiền là vấn đề nội bộ của ngân hàng, KBNN không thể can thiệp được vì thế mà chưa có giải pháp khắc phục triệt để tình trạng này.

Nhóm mục chi chiếm tỷ trọng cao thứ hai là mục chi về hàng hóa dịch vụ cho hoạt động nghiệp vụ chuyên môn. Nhóm mục chi mua sắm, sửa chữa tài sản là nhóm mục chi chiếm tỷ trọng thấp nhất tổng chi thường xuyên. Riêng chi khác chiếm tỷ trọng cao thứ ba tổng chi thường xuyên. Đây là ba nhóm mục chi có tính chất đa dạng và phức tạp, được nhiều văn bản chếđộđiều chỉnh nhất, các sai phạm thường rơi vào nhóm mục chi này. KSC thường xuyên đối với ba nhóm mục chi này tại KBNN huyện Bến Lức là luôn tập trung kiểm soát chặt chẽ hồ sơ, chứng từ để tránh lãng phí, tiết kiệm chi cho NSNN.

Trong những năm qua, KBNN Bến Lức đã KSC hoạt động nghiệp vụ chuyên môn đúng chếđộ, tiêu chuẩn, định mức, thanh toán kịp thời đảm bảo khoản chi phù hợp với nghiệp vụ chuyên môn và quá trình đổi mới nghiệp vụ của từng ngành. Việc kiểm soát các khoản chi này tương đối phức tạp do nó có liên quan trực tiếp

đến nhiều ngành, nghề khác nhau, vậy nên cán bộ KSC luôn phải nắm vững những hoạt động cần cho các ngành trong thực tế để có thể kiểm soát đúng, kịp thời và hiệu quả.

Tuy nhiên, thông qua KSC KBNN huyện Bến Lức nhận thấy trong quá trình mua sắm hàng hóa, sửa chữa tài sản của các ĐVSDNS có hiện tượng đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ “bắt tay” với ĐVSDNS và cơ quan duyệt giá mua sắm nâng giá trong mua bán, giá mua có lúc chưa phản ánh đúng giá thị trường. Trong nhiều khoản chi mua sắm cùng loại tài sản, cùng hãng sản xuất, cùng tiêu chuẩn kỹ thuật của các ĐVSDNS có giá trị thanh toán khác nhau mặc dù vẫn có đầy đủ các thủ tục, duyệt giá của cơ quan Tài chính, chênh lệch giá trị thanh toán này rất lớn có khi lên

đến 15% giá trị thanh toán. Trong quá trình KSC KBNN Bến Lức biết hiện tượng này nhưng không có biện pháp ngăn chặn, đây là hạn chế của khâu kiểm soát và quản lý NSNN qua KBNN. Tuy nhiên, đặc điểm của các hoạt động nghiệp vụ, chuyên môn là rất đa dạng và khác nhau giữa các ngành, các nghề nên nội dung chi cho hoạt động chuyên môn cũng rất phong phú. Mặt khác, hệ thống mục lục NSNN chưa bao quát hết được các nội dung kinh tế liên quan tới nghiệp vụ chuyên môn phát sinh trong hoạt động thường xuyên tại các đơn vị sử dụng NSNN. Do đó, thực

tế khi phát sinh nhu cầu chi, có những nội dung rất khó xác định được nội dung kinh tế theo mục lục NSNN nên thường được đưa vào tiểu mục chung là hoạt động nghiệp vụ chuyên môn khác. Đây cũng là nội dung mà nhiều đơn vị lợi dụng để hợp thức hóa các khoản chi của đơn vị mình mà KBNN khó có thể kiểm soát hết. Do

đó, Nhà nước cần có một cơ chế quản lý mua sắm tập trung để nâng cao hiệu quả.

Đối với nội dung KSC mua sắm, sửa chữa tài sản cố định thì công cụ quan trọng nhất đó là các hợp đồng kinh tế. Cùng với giấy rút dự toán NSNN thì hợp

đồng kinh tế, biên bản nghiệm thu thanh lý, hóa đơn và trong trường hợp phải lựa chọn nhà thầu thì quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu đều phải được

đơn vị sử dụng NSNN gửi tới KBNN làm căn cứ để kế toán viên thực hiện KSC.

Đại đa số các đơn vị giao dịch tại KBNN Bến Lức khi thực hiện thủ tục thanh toán các khoản chi mua sắm, sửa chữa tài sản cốđịnh đều đã thực hiện việc ký kết hợp

đồng với nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ theo quy định. Tuy nhiên, chất lượng của hợp đồng chưa cao, thường xuyên sai sót các yếu tố như số tiền bằng số, bằng chữ; ngày tháng thanh lý hợp đồng không phù hợp với ngày tháng ký kết hợp đồng; tên

đơn vị tham gia hợp đồng không khớp so với quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà cung cấp; hoặc tên và tài khoản của đơn vị giữa hợp đồng và giấy rút dự toán không thống nhất. Do sai sót nên đơn vị thường phải hoàn thiện lại hồ sơ dẫn tới việc kéo dài thời gian KSC và thời gian thanh toán cho nhà cung cấp.

Đối với các khoản chi mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, sửa chữa lớn tài sản cố định phải thực hiện đấu thầu và phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch và kế quảđấu thầu, tiêu biểu là các gói thầu mua sắm thường xuyên có giá từ 100 triệu đồng trở lên. Nhưng các đơn vị thường né tránh phải thực hiện

đấu thầu bằng cách chia nhỏ các khoản mua sắm sao cho giá trị mỗi lần mua sắm dưới 100 triệu đồng để được chỉđịnh thầu và tránh việc thực hiện cam kết chi. Tình trạng này diễn ra phổ biến nhưng KBNN không thể kiểm soát được do không thể

can thiệp vào việc xác định giá trị của từng hợp đồng ký kết giữa đơn vị sử dụng NSNN với nhà cung cấp. Vấn đềđặt ra đối với việc KSC mua sắm, sửa chữa tài sản cốđịnh ngoài việc hồ sơ, chứng từ hợp lệ, chi trong dự toán được duyệt thì hiệu quả

sử dụng tài sản cốđịnh đó như tại đơn vị lại rất khó kiểm soát. Đây là khoản chi có giá trị lớn, nên thường bị đơn vị lợi dụng để chi sao cho sử dụng hết dự toán được giao trong năm, hậu quả là gây lãng phí tiền và tài sản của Nhà nước. Thực tế này

đặt ra yêu cầu là cần có cơ chế, hệ thống tiêu chuẩn đểđánh giá hiệu quả chi NSNN mà tiêu biểu là KSC NSNN theo kết quảđầu ra.

b. Thời hạn giải quyết hồ sơ

Bảng 2.5. Kết quả giải quyết hồ sơ KSC thường xuyên NSNN về mặt tiến

độ giai đoạn 2014-2018 Năm Tổng số hồ sơ chi thường xuyên Trước hạn Đúng hạn Quá hạn Số hồ sơ Tỷ trọng (%) Số hồ sơ Tỷ trọng (%) Số hồ sơ Tỷ trọng (%) 2014 8.429 6.263 74,30 1.770 21,00 852 10,11 2015 10.597 8.123 76,65 2.022 19,08 612 5,77 2016 13.452 10.412 77,40 2.656 19,74 384 2,85 2017 17.076 13.346 78,16 3.489 20,43 241 1,41 2018 21.468 17.309 80,63 3.986 18,57 173 0,81

( Nguồn: Báo cáotổng hợpKBNN huyện Bến Lứcgiao đoạn 2014-2018 ) Qua bảng số liệu ta thấy được mặc dù số lượng hồ sơ phải giải quyết ngày càng nhiều hơn, nhưng số lượng hồ sơ giải quyết trước hạn và đúng hạn vẫn chiếm tỷ lệ rất cao còn số lượng hồ sơ giải quyết không đúng hạn ngày càng giảm. Điều này đòi hỏi đội ngũ cán bộ KSC tại KBNN huyện Bến Lức ngày càng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tập trung nhiều thời gian hơn cho công tác KSC thường xuyên NSNN. Đội ngũ cán bộ KSC của KBNN huyện Bến Lức tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tiếp tục áp dụng những cải tiến công nghệ tin học để có nhiều thời gian hơn cho công tác KSC để ngày càng giảm thiểu hơn các hồ sơ còn quá hạn.

Bảng 2.6: Từ chối cấp phát, thanh toán qua KSC giai đoạn 2014-2018

Năm

Tổng chi Từ chối thanh toán Số tiền (triệu đồng) Số món Số tiền Số món Số lượng (triệu đồng) % so với tổng chi Số lượng Trong đó Chi vượt dự toán Chi sai chếđộ tiêu chuẩn định mức 2014 281.143 8.429 644 0,23 55 11 48 2015 302.807 10.597 561 0,19 46 8 48 2016 328.547 13.452 543 0,17 34 10 24 2017 356.526 17.076 526 0,15 25 13 12 2018 384.679 21.468 458 0,12 21 9 12

( Nguồn: Báo cáo KBNN huyện Bến Lức)

Thông qua quy trình giao dịch trong KSC thường xuyên NSNN, KBNN huyện Bến Lức đã kiểm soát tương đối chặt chẽ các khoản chi tiêu của các ĐVSDNS bằng việc yêu cầu các đơn vị phải chấp hành đầy đủ các điều kiện chi NSNN theo Luật NSNN. Hàng năm, qua công tác kiểm soát, KBNN Bến Lức đã từ chối thanh toán trên hàng trăm triệu đồng các khoản chi của ĐVSDNS do vượt dự toán và chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức. Số tiền và số món KBNN huyện Bến Lức từ chối thanh toán thể hiện ở bảng 2.6.

Số tiền và số món từ chối thanh toán có xu hướng giảm trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến 2018. Nếu tính về tỷ trọng số tiền từ chối thanh toán so với tổng doanh số thanh toán thì năm 2014 chiếm tỷ trọng 0,23% thì đến năm 2018 giảm xuống còn 0,12%. Nói chung tỷ trọng là khá nhỏ so với tổng mức chi.

Tuy nhiên, ngoài số các món KBNN huyện Bến Lức từ chối thanh toán còn có số lượng lớn các món bị trả về do khách hàng hạch toán sai mục lục NSNN, sai các yếu tố trên chứng từ, thiếu hồ sơ thủ tục được cán bộ KSC hướng dẫn cho khách hàng chỉnh sửa, bổ sung để kịp thời thanh toán. Số món cán bộ KSC phát hiện giảm mạnh trong năm 2016 nhưng lại có xu hướng tăng lên trong năm 2018. Số liệu này thể hiện trong bảng 2.7.

Bảng 2.7. Số lượng hồ sơ chứng từ trả lại để hoàn thiện qua KSC giai đoạn 2014-2018 Đơn vị tính: hồ sơ Năm Tổng số Trong đó Sai các yếu tố trên chứng từ Sai mục lục ngân sách Thiếu hồ sơ thủ tục 2014 2.070 960 876 234 2015 1.967 912 832 222 2016 1.779 971 589 219 2017 1.296 661 422 213 2018 1.583 982 396 205

( Nguồn: Báo cáo KBNN huyện Bến Lức)

Số liệu KBNN huyện Bến Lức từ chối thanh toán, cấp phát chi NSNN và trả

về nêu trên phản ánh kết quả của công tác KSC, từng bước chấn chỉnh và qua đó nâng cao vị thế, vai trò của cơ quan KBNN huyện Bến Lức. Theo đó công tác lập, duyệt, phân bổ dự toán dần đi vào nề nếp, giúp cho đơn vị dự toán và cơ quan Tài chính, KBNN có căn cứđể quản lý và điều hành NSNN một cách có hiệu quả hơn.

Việc KBNN Bến Lức từ chối thanh toán một số khoản chi thường xuyên NSNN xuất phát từ nguyên nhân ĐVSDNS đã không sử dụng đúng các mục chi theo mục lục NSNN. Nhiều đơn vị khi mua sắm các tài sản có giá trị lớn cần sử

dụng tiểu mục dành riêng cho việc theo dõi và quản lý tài sản cốđịnh, nhưng đơn vị

lại sử dụng tiểu mục dành cho công cụ, dụng cụ hoặc mua sắm vật tư văn phòng. Trong một số trường hợp, kế toán đơn vị cũng không xác định được mục chi của khoản chi theo mục lục NSNN nên đã chọn một mã hạch toán bất kỳ. Khi đó, kế

toán viên KBNN đã hướng dẫn đơn vị sử dụng tiểu mục phù hợp và trả chứng từđể đơn vị thực hiện lại.

Đơn vị sử dụng NSNN không thường xuyên cập nhật quy định mới liên quan

đến việc thanh toán các khoản chi thường xuyên qua KBNN nên hồ sơ, chứng từ

mua sắm, sửa chữa tài sản trong nhiều trường hợp không đầy đủ như thiếu quyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua KBNN huyện bến lức, tỉnh long an (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)