Cơ quan Kiểm toán nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua KBNN huyện bến lức, tỉnh long an (Trang 30)

L ỜI CẢ M ƠN

9 Kết cấu của luận văn

1.1.6.4 Cơ quan Kiểm toán nhà nước

các đơn vị dự toán và ngân sách các cấp theo quy định. Khi nhận được kiến nghị của cơ quan kiểm toán nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền phải xem xét xử lý đúng theo quy định của pháp luật trước khi Quốc hội phê chuẩn quyết toán NSNN, Hội

đồng nhân dân phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương và thông báo cho cơ quan Kiểm toán Nhà nước.

Qua xem xét toàn bộ chu trình chi thường xuyên NSNN, có thể thấy hoạt động KSC thường xuyên NSNN được tiến hành ở cả ba giai đoạn của chu trình chi thường xuyên NSNN: Kiểm soát lập dự toán chi NSNN; kiểm soát chấp hành dự toán chi NSNN và kiểm soát quyết toán chi NSNN. Trong đó kiểm soát lập dự toán chi NSNN và quyết toán chi NSNN thuộc về trách nhiệm kiểm soát của cơ quan tài chính và các cơ quan khác.

1.2 Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà

nước.

1.2.1. Khái niệm về Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nước qua

Kho bạc

Kiểm soát chi thường xuyên NSNN là quá trình các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi thường xuyên NSNN theo các chính sách, chếđộ, định mức và tiêu chuẩn chi tiêu do Nhà nước quy

định dựa trên cơ sở những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý trong từng thời kỳ.

Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN là việc KBNN thực hiện kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ của các chủ thể chi thường xuyên NSNN đối với các cơ

chế, chính sách, quy trình, thủ tục, điều kiện để có thể thực hiện chi thường xuyên NSNN, trong đó thể hiện rõ là sự tuân thủ nội dung chi trong dự toán được duyệt hàng năm, mức tiền chi luôn nằm trong khuôn khổ dự toán được duyệt, các định mức, tiêu chuẩn chi luôn đảm bảo đáp ứng quy định hiện hành của Nhà nước theo những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý tài chính.

1.2.2 Đặc điểm về Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nước qua

Với khái niệm trên thì KSC thường xuyên NSNN qua KBNN được qui định thực hiện theo nguyên tắc kiểm soát tuân thủ (tuân thủ nguyên tắc quản lý tài chính, tuân thủ chếđộ, tuân thủ chính sách, tuân thủ tiêu chuẩn, định mức của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, tuân thủ chếđộ kế toán v.v…) và kiểm soát chuẩn theo qui định pháp lý Nhà nước được biểu hiện qua hình thức chuẩn biểu mẫu chứng từ chi NSNN và các qui định mã hóa như: mã đơn vị sử dụng NSNN, mã hệ thống mục lục NSNN v.v…

Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN là quá trình kiểm soát ngay trong quá trình chi tiêu NSNN của đơn vị sử dụng NSNN, được tiến hành thường xuyên khi phát sinh chi tiêu NSNN và được thực hiện trên từng khoản chi NSNN (không kiểm soát theo hình thức chọn mẫu).

Khác với KSC NSNN qua KBNN, kiểm tra - kiểm soát của đơn vị là công tác kiểm tra - kiểm soát các hoạt động của đơn vị với chủ thể bởi bản thân đơn vị (kiểm tra - kiểm soát nội bộ: kiểm soát chi phí, kiểm soát bán hàng, kiểm soát doanh thu, kiểm soát lợi nhuận.v.v…), đồng thời, có thểđược tiến hành bởi các cơ quan, tổ chức kiểm tra - kiểm soát chuyên nghiệp (kiểm tra - kiểm soát từ bên ngoài). Hình thức của kiểm tra - kiểm soát đơn vị có nhiều hình thức hơn: kiểm soát trực tiếp hay gián tiếp, kiểm soát toàn bộ hay chọn mẫu, kiểm soát thường xuyên hay định kỳ .v.v…

Kho bạc nhà nước thực hiện KSC thường xuyên NSNN theo dự toán, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu của Nhà nước.

Việc KSC thường xuyên NSNN tại KBNN được tiến hành dần từng bước, sau mỗi bước lại đánh giá, rút kinh nghiệm để xây dựng bước tiếp theo. Kho bạc thực hiện kiểm soát căn cứ vào các văn bản pháp luật về KSC thường xuyên NSNN. KBNN có quyền từ chối cấp phát thanh toán nếu đơn vị sử dụng NSNN không chấp hành đúng theo quy định KSC thường xuyên NSNN tại KBNN.

1.2.3 Sự cần thiết phải Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nước

- Do yêu cầu của công cuộc đổi mới: Đổi mới về cơ chế quản lý tài chính nói chung và đổi mới cơ chế quản lý NSNN nói riêng đòi hỏi mọi khoản chi thường xuyên NSNN phải được chi đúng, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. Trong điều kiện hiện

nay, khi khả năng ngân sách còn quá hạn hẹp mà nhu cầu chi phát triển kinh tế xã hội ngày càng tăng thì việc kiểm soát chặt chẽ các khoản chi thường xuyên NSNN là mối quan tâm hàng đầu của Nhà nước, các ngành, các cấp.

- Do hạn chế của bản thân cơ chế quản lý chi thường xuyên NSNN: Cơ chế

quản lý, cấp phát thanh toán tuy đã được thường xuyên sửa đổi và từng bước hoàn thiện, nhưng cũng chỉ có thể quy định được những vấn đề chung nhất, mang tính nguyên tắc. Vì vậy, nó không thể bao quát hết được tất cả những hiện tượng nảy sinh trong quá trình thực hiện chi thường xuyên NSNN. Cũng chính từ đó cơ quan tài chính và KBNN thiếu cơ sở pháp lý cụ thể cần thiết để thực hiện kiểm tra, kiểm soát từng khoản chi thường xuyên NSNN. Như vậy, cơ chế cấp phát chi thường xuyên NSNN đối với cơ quan tài chính chỉ mang tính chất phân bổ NSNN. Mặt khác, công tác kế toán, quyết toán cũng chưa được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ đã tạo ra những kẻ hở trong cơ chế quản lý chi NSNN. Từ đó, không ít đơn vị và cá nhân đã tìm cách lợi dụng, khai thác những kẻ hở đó của cơ chế quản lý để tham ô, trục lợi, tư túi chia chác với nhau, gây lãng phí tài sản và công quỹ của Nhà nước. Từ thực tế

trên, đòi hỏi những cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra, giám sát quá trình chi tiêu để phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hiện tượng tiêu cực của những đơn vị sử dụng kinh phí NSNN cấp; đồng thời phát hiện những kẻ hở trong cơ

chế quản lý để từđó có những giải pháp và kiến nghị nhằm sửa đổi, bổ sung kịp thời những cơ chế, chính sách hiện hành, tạo nên một cơ chế quản lý và KSC NSNN ngày càng chặt chẽ và hoàn thiện.

- Do ý thức của các đơn vị sử dụng NSNN: các đơn vị sử dụng NSNN thường có tư tưởng tìm mọi cách để sử dụng hết số kinh phí đã được cấp, không quan tâm tới việc chấp hành đúng mục đích, đối tượng và dự toán được duyệt. Các đơn vị thường lập hồ sơ chứng từ thanh toán sai chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức chi của Nhà nước quy định. Vì vậy, cần thiết phải có một cơ quan chức năng có thẩm quyền

để thực hiện kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN của các đơn vị sử dụng NSNN. Qua đó, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm và lãng phí trong quá trình

sử dụng NSNN của các cơ quan đơn vị, đảm bảo các khoản chi NSNN được sử dụng

đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả.

- Do tính đặc thù của các khoản chi NSNN: các đơn vị được Nhà nước cấp phát kinh phí sẽ không phải hoàn trả trực tiếp cho Nhà nước về số kinh phí đã sử

dụng; cái mà họ phải hoàn trả cho Nhà nước chính là kết quả công việc đã được giao. Tuy nhiên, việc dùng các chỉ tiêu, định lượng để đánh giá kết quả công việc trong một số trường hợp sẽ gặp khó khăn và không toàn diện. Do vậy, cần thiết phải có một cơ quan nhà nước có chức năng, nhiệm vụ để thực hiện kiểm tra, kiểm soát các khoản chi của NSNN để đảm bảo cho việc chi trả của Nhà nước là phù hợp với nhiệm vụđược giao.

- Do yêu cầu mở cửa, hội nhập với nền tài chính khu vực và thế giới: theo kinh nghiệm quản lý NSNN của các nước và khuyến nghị của các tổ chức tài chính quốc tế, việc kiểm tra, kiểm soát các khoản chi thường xuyên NSNN chỉ thực hiện có hiệu quả trong điều kiện thực hiện cơ chế chi trả trực tiếp từ cơ quan quản lý quỹ

NSNN đến từng đối tượng sử dụng ngân sách, kiên quyết không chuyển kinh phí của NSNN qua các cơ quan quản lý trung gian.

1.2.4 Yêu cầu đối với công tác Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách

nhà nước qua Kho bạc

Công tác KSC NSNN đối với các cơ quan quản lý tài chính nhà nước nói chung, mà trực tiếp là cơ quan KBNN nói riêng phải đáp ứng được các yêu cầu sau

đây:

Thứ nhất, chính sách và cơ chế KSC thường xuyên NSNN phải làm cho các hoạt động của tài chính nhà nước đạt hiệu quả cao, có tác động kích thích các hoạt

động kinh tế xã hội, không để cho quỹ NSNN bị cắt khúc, phân tán, gây căng thẳng giả tạo trong quá trình điều hành NSNN. Vì vậy, chính sách và cơ chế KSC thường xuyên NSNN phải quy định rõ điều kiện và trình tự cấp phát, thanh toán theo hướng: khi cấp phát kinh phí, cơ quan tài chính căn cứ dự toán NSNN năm đã được duyệt và khả năng ngân sách, đồng thời xem xét, bố trí mức chi cho từng ĐVSDNS thực hiện. Về phương thức thanh toán phải bảo đảm mọi khoản chi NSNN phải được chi trả

trực tiếp cho các đơn vị, đối tượng thực sự là các chủ nợ của quốc gia trên cơ sở dự

toán được duyệt. Trong quá trình sử dụng NSNN phải được thủ trưởng đơn vị chuẩn chi, phù hợp với chính sách, chếđộ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu của Nhà nước quy

định.

Thứ hai, tổ chức bộ máy KSC phải gọn nhẹ theo hướng cải cách hành chính, thu gọn các đầu mối quản lý, đơn giản hóa quy trình và thủ tục hành chính; đồng thời cần phân định rõ vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan quản lý ngân sách, đặc biệt là thủ trưởng đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí NSNN trong quá trình lập dự toán, cấp phát và sử dụng kinh phí, thông tin, báo cáo và quyết toán chi NSNN để tránh sự trùng lập, chồng chéo trong quá trình thực hiện. Mặt khác tạo điều kiện để thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát lẫn nhau giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan trách nhiệm trong quá trình KSC thường xuyên NSNN.

Thứ ba, KSC thường xuyên NSNN cần được thực hiện đồng bộ, nhất quán và thống nhất với quy trình quản lý NSNN từ khâu lập dự toán, chấp hành ngân sách

đến khâu quyết toán NSNN. Đồng thời, phải có sự phối hợp thống nhất với việc thực hiện các chính sách, cơ chế quản lý tài chính khác như chính sách thuế, phí và lệ phí, cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu, các đơn vị thực hiện cơ

chế khoán chi .v.v…

1.2.5 Nội dung công tác Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nước

qua Kho bạc

Kho bạc nhà nước thực hiện kiểm soát hồ sơ của đơn vị theo các nội dung sau:

a. Kiểm soát, đối chiếu các khoản chi so với dự toán NSNN, bảo đảm các khoản chi phải có trong dự toán NSNN được cấp có thẩm quyền giao, số dư tài khoản dự toán của đơn vị còn đủđể chi:

- Kho bạc nhà nước chỉ thực hiện thanh toán các khoản chi NSNN khi khoản chi đó đã có trong dự toán chi NSNN được giao, trừ các trường hợp sau:

+ Tạm cấp kinh phí theo quy định tại Điều 45 của Nghị định số 60/2003/NĐ- CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN.

+ Chi từ nguồn tăng thu so với dự toán được giao theo quy định tại Điều 54 của Nghịđịnh số 60/2003/NĐ-CP và từ nguồn dự phòng Ngân sách theo quy định tại

Điều 7 của Nghịđịnh số 60/2003/NĐ-CP.

+ Chi ứng trước dự toán NSNN năm sau theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 61 của Nghịđịnh số 60/2003/NĐ-CP.

b. Kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, chứng từ theo quy định đối với từng khoản chi:

- Tất cả các chứng từ của đơn vị giao dịch lập và gửi đến KBNN đều phải

đúng mẫu quy định, có chữ ký của Kế toán trưởng/Phụ trách kế toán hoặc người

được ủy quyền, thủ trưởng đơn vị (hoặc người được ủy quyền) và người có liên quan quy định trên chứng từ và dấu của đơn vịđó. Tất cả các chữ ký trên chứng từ kế toán

đều phải được ký vào từng liên chứng từ bằng loại mực không phai, tuyệt đối không

được ̣ký lồng bằng giấy than, ký bằng mực màu đen, màu đỏ, bằng bút chì. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất; dấu, chữ ký của đơn vị trên chứng từ phải đúng với mẫu dấu, chữ ký còn giá trị đã đăng ký tại KBNN. Trường hợp đặc biệt đối với các đơn vị chưa có chức danh Kế toán trưởng thì phải cử người Phụ trách kế toán của đơn vị đó. Người Phụ trách kế toán phải thực hiện đúng nhiệm vụ và quyền hạn, trách nhiệm quy định cho Kế toán trưởng.

- Đối với chứng từ kế toán đơn vị giao dịch phải chuyển đến KBNN không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày lập được ghi trên chứng từ kế toán. Trường hợp quá thời hạn 5 ngày làm việc, đơn vị KBNN đề nghị đơn vị lập lại chứng từ phù hợp với thời gian giao dịch với KBNN.

- Kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, chứng từ theo quy

định đối với từng khoản chi. Căn cứ vào nhu cầu chi và theo yêu cầu nhiệm vụ chi, thủ trưởng đơn vị sử dụng Ngân sách lập và gửi hồ sơ thanh toán theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư 161/2012/TT- BTC gửi KBNN nơi giao dịch để làm căn cứ kiểm soát, thanh toán, cụ thể như sau:

+ Đối với các khoản chi theo hình thức rút dự toán tại KBNN: đơn vị sử dụng NSNN gửi đến KBNN các tài liệu, chứng từ dưới đây:

Hồ sơ gửi lần đầu bao gồm: Dự toán năm được cấp có thẩm quyền giao.Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ

chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập gửi Quy chế

chi tiêu nội bộ của đơn vị; Quyết định giao quyền tự chủ của cấp có thẩm quyền. Cơ

quan Nhà nước thực hiện theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước gửi Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

Trường hợp tạm ứng: hồ sơ tạm ứng gửi từng lầntạm ứng bao gồm: Đối với các đề nghị tạm ứng bằng tiền mặt: Giấy rút dự toán (tạm ứng), trong đó ghi rõ nội dung tạm ứng để KBNN có căn cứ kiểm soát và theo dõi khi thanh toán. Các khoản chi tạm ứng tiền mặt phải đúng nội dung được phép chi bằng tiền mặt quy định tại

Điều 5 Thông tư số 164/2011/TT-BTC.

Đối với các đề nghị tạm ứng bằng chuyển khoản:

Chi mua hàng hóa, dịch vụ (trừ trường hợp tạm ứng tiền mặt nêu trên): đơn vị

gửi KBNN các chứng từ sau: Giấy rút dự toán (tạm ứng), trong đó ghi rõ nội dung tạm ứng để KBNN có căn cứ kiểm soát và bảng kê chứng từ thanh toán (đối với các khoản chi nhỏ lẻ không có hợp đồng) hoặc hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ (đối với trường hợp khoản chi phải có hợp đồng).

Chi mua sắm, sửa chữa tài sản, xây dựng nhỏ: đơn vị gửi KBNN các chứng từ

sau: Giấy rút dự toán (tạm ứng), tùy theo hình thức lựa chọn nhà thầu, đơn vị gửi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua KBNN huyện bến lức, tỉnh long an (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)