Kinh nghiệm Kiểm soát chith ường xuyên Ngân sách nhà nước tại Kho bạc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua KBNN huyện bến lức, tỉnh long an (Trang 44)

L ỜI CẢ M ƠN

9 Kết cấu của luận văn

1.4.1 Kinh nghiệm Kiểm soát chith ường xuyên Ngân sách nhà nước tại Kho bạc

Kho bạc nhà nước Quảng Trị

Kho bạc nhà nước Quảng Trị là một trong những đơn vị đi đầu về tầm hiểu biết về pháp luật liên quan đến quản lý NSNN và các quy định trong công tác KSC thường xuyên NSNN ngay từ khi Luật NSNN có hiệu lực và các chế độ về quản lý chi được ban hành, KBNN Quảng Trị đã tổ chức triển khai đến toàn thể cán bộ công chức thuộc tại đơn vị. Đồng thời, Kho bạc phối hợp với cơ quan tài chính tham mưu cho UBND, HĐND thị xã ban hành các chếđộ về chi ngân sách địa phương, tổ chức triển khai Luật NSNN và các văn bản liên quan cho các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN trên địa bàn.

Song song với việc nghiên cứu các văn bản nghiệp vụ liên quan thì công tác nghiên cứu ứng dụng tin học vào công tác chi và KSC thường xuyên. Công tác tin học được KBNN Quảng Trị phát triển rất sớm và đã hỗ trợ đắc lực cho công tác chi ngân sách và KSC thường xuyên NSNN. Tại đơn vị có hệ thống mạng nội bộ và nối mạng về KBNN tỉnh. Các chương trình ứng dụng phục vụ cho công tác chi và KSC

được triển khai trong toàn hệ thống như: chương trình Tabmis phục vụ cho công tác kế toán và KSC thường xuyên, chương trình dữ liệu đầu tư phục vụ KSC vốn sự

nghiệp kinh tế và vốn chương trình mục tiêu quốc gia. Đặc biệt, chương trình thanh toán điện tử đã giúp cải thiện công tác thanh toán trong hệ thống KBNN. Những khoản thanh toán trước đây khi thực hiện bằng phương pháp thủ công phải mất vài ngày thì hiện nay chỉ mất vài phút với sự hỗ trợ của chương trình thanh toán điện tử.

Chú trọng công tác tổ chức cán bộ, KBNN Quảng Trị xem cán bộ là nhân tố

lọc, sắp xếp quy hoạch đội ngũ cán bộ công chức vào những vị trí phù hợp.

1.4.2 Kinh nghiêm Kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà

nước thành phố Huế với quy trình Kiểm soát chi “một cửa”

Ngày 29/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 75 quy định tổ chức bộ máy Bộ Tài chính. Theo đó, Nha Ngân khố là một bộ phận tổ chức cấu thành trong bộ máy Bộ Tài chính và trực thuộc Bộ trưởng, với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là in tiền, phát hành tiền của Chính phủ.v.v…Đến ngày 01/4/1990, Chính phủ ban hành Quyết định số 07/HĐBT thành lập KBNN trực thuộc Bộ Tài chính, mốc son này đánh dấu sự ra đời của Hệ thống KBNN nói chung và KBNN thành phố Huế nói riêng. Qua quá trình hoạt động và phát triển, hệ thống KBNN thành phố Huế không ngừng lớn mạnh và ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò trong nền kinh tế.

Nhằm thực hiện cải cách hành chính, đơn giản hóa các khâu nghiệp vụ trong hoạt động quản lý NSNN, nhưng vẫn bảo đảm an toàn và tiết kiệm, Kho bạc thành phố Huế đã triển khai quy trình “KSC NSNN theo cơ chế một cửa”. Sau một thời gian thực hiện, quy trình này đã phát huy tác dụng, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế

cần khắc phục.

Năm 2007, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản mới quy định lại một số cơ

chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ, chế độ, định mức chi NSNN như: mua sắm phương tiện đi lại, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, dự án và chương trình mục tiêu quốc gia, công tác phí, hội nghị, tiếp khách.v.v…Theo đó, HĐND và UBND thành phố Huế cũng đã có các văn bản triển khai thực hiện những quy định về chếđộ, định mức chi tiêu của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho Kho bạc thành phố hoàn thành nhiệm vụ KSC ngân sách, góp phần thực hiện tốt Luật Phòng chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Trong công tác KSC, Kho bạc thành phố Huế luôn cải tiến quy trình nghiệp vụ để giảm bớt thủ tục hành chính, chống lãng phí và thực hành tiết kiệm. Quy trình “giao dịch một cửa” đã được triển khai tại KBNN thành phố Huế từ ngày 1-10-2013

để tiếp nhận, luân chuyển, xử lý hồ sơ, trình ký và trả kết quả thanh toán chi cho các

hồ sơ đề nghị thanh toán và nhận lại kết quả duyệt chi.

Sau một thời gian thực hiện quy trình giao dịch “một cửa” trong KSC, Kho bạc thành phố Huếđã tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm thời gian cho các khách hàng là

ĐVSDNS đến giao dịch thanh toán. Tuy nhiên, trong điều kiện biên chế nhân sự

không tăng, lại phải bố trí một số cán bộ nghiệp vụ để thực hiện quy trình “một cửa” nên áp lực công việc tăng cao, nhất là tại bộ phận nghiệp vụ trực tiếp giao dịch một cửa với khách hàng.

Do đặc thù khách hàng đến giao dịch với nhiều nội dung chi, nhiều loại hồ sơ

chi nên việc tách bạch hồ sơ để giao cho cán bộ kho bạc, đối với khách cũng còn nhiều lúng túng. Khối lượng công việc không đồng đều, cán bộ giao dịch thuộc Tổ

Kế toán thì khối lượng hồ sơ giao nhận quá lớn trong khi cán bộ thuộc tổ Tổng hợp hành chính thì khối lượng hồ sơ giao nhận rất ít. Cán bộ giao dịch “một cửa” không phải là người trực tiếp xử lý hồ sơ, chứng từ nên đôi khi có những giải đáp thắc mắc không thoả mãn khách hàng nên một số khách hàng muốn làm việc trực tiếp với cán bộ KSC.

1.4.3 Bài học kinh nghiệm về Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà

nước đối với Kho bạc nhà nước huyện Bến lức, tỉnh Long An

Một là, thứ nhất là quy định rõ hơn nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan đơn vị trong việc quản lý chi thường xuyên NSNN nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN. Đồng thời tăng cường chếđộ quản lý tiền mặt.

Hai là,tăng cường tính chủđộng tự chịu trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan nhận sử dụng NSNN. Loại bỏ tình trạng căng thẳng giả tạo của NSNN. Nhận thức tầm quan trọng của yếu tố con người trong công tác quản lý NSNN và KSC thường xuyên. Đào tạo đội ngũ cán bộ công chức KBNN nói chung và cán bộ KSC thường xuyên nói riêng phải hoàn thiện mình, nắm vững quy trình nghiệp vụ, xử lý công việc một cách rõ ràng, minh bạch, công khai. Kho bạc phải tăng cường công tác đào tạo, tuyển dụng cán bộ trong tất cả các khâu từ tuyển dụng, bố trí, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng.v.v…Việc bố trí cán bộ làm công tác KSC, không chỉ chú trọng khả

Ba là, thông qua công tác KSC thường xuyên NSNN quaKBNN tạo điều kiện cho các đơn vị dự toán chấp hành việc sử dụng vốn NSNN theo đúng dự toán được duyệt, chấp hành đúng định mức, tiêu chuẩn, chếđộ Nhà nước. Đồng thời, phát hiện và từ chối cấp phát thanh toán của đơn vị chấp hành không đúng thủ tục, chếđộ quy

định, chi sai mục đích, từ chối rút kinh phí về quỹ để chi tiền mặt không đúng mục

đích. Tăng cường ứng dụng tin học vào các hoạt động nghiệp vụ KBNN, đặc biệt là công tác quản lý và KSC NSNN.

Bốn là, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực KSC thường xuyên. Nghiên cứu và áp dụng quy trình giao dịch một đầu mối thống nhất trong KSC với mô hình tiên tiến sao cho vừa tạo thuận lợi cho khách hàng vừa nâng cao hiệu quả công tác KSC, rút ngắn thời gian nhưng lại nâng cao hiệu quả chất lượng công việc.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã làm rõ những vấn đề lý luận chung về NSNN, sự cần thiết phải kiểm soát chi NSNN qua KBNN. Việc kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN xuất phát từ mục tiêu quản lý quỹ ngân sách là quá trình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện, thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi theo chính sách, chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi tiêu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, dựa trên cơ sở những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý tài chính trong từng niên độ ngân sách, góp phần quan trọng vào quá trình đổi mới quản lý hành chính Nhà nước trong lĩnh vực tài chính công, đưa luật NSNN vào thực tế một cách linh hoạt, nâng cao hiệu quả của chi tiêu NSNN, tránh thất thoát, lãng phí, tham ô, tham nhũng, góp phần ổn định lưu thông tiền tệ và phát triển kinh tế xã hội.

Nghiên cứu lý luận về hoạt động KSC thường xuyên NSNN qua KBNN từđó có thể đánh giá KSC thường xuyên NSNN và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện KSC thường xuyên NSNN qua KBNN.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN BẾN LỨC,

TỈNH LONG AN

2.1 Khái quát chung về Kho bạc nhà nước huyện Bến Lức, tỉnh Long An

Kho bạc nhà nước Bến Lức được thành lập theo Quyết định số 07/HĐBT ngày 04/01/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và chính thức đi vào hoạt động kể từ

ngày 01/4/1990. KBNN Bến Lức là ngành dọc trực thuộc KBNN Long An, có chức năng thực hiện nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN trên địa bàn huyện Bến Lức theo quy

định của pháp luật. KBNN Bến Lức có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, mở tài khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Bến Lức để thực hiện các giao dịch thanh toán và uỷ quyền thu NSNN theo quy định của pháp luật.

2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Kho bạc nhà nước huyện Bến

Lức, tỉnh Long An

2.1.1.1 Chức năng

Quyết định số 695/QĐ-KBNN ngày 16 tháng 7 năm 2015 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh của Tổng giám đốc KBNN.

KBNN Bến Lức là tổ chức trực thuộc KBNN tỉnh Long An, có chức năng thực hiện nhiệm vụ KBNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Bến Lức, tỉnh Long An để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật.

2.1.1.2 Nhiệm vụ

Theo Quyết định số 695/QĐ-KBNN ngày 16/7/2015 của Tổng giám đốc KBNN thì KBNN cấp huyện, thị xã có 13 nhiệm vụ:

1. Tổ chức thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của KBNN cấp huyện sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

2. Quản lý quỹ NSNN và các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu theo quy định của pháp luật:

a) Tập trung và phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu NSNN; tổ chức thực hiện việc thu nộp vào quỹ NSNN các khoản tiền do các tổ chức và cá nhân nộp tại KBNN cấp huyện; thực hiện điều tiết các khoản thu cho các cấp ngân sách theo quy

định;

b)Thực hiện kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi NSNN và các nguồn vốn khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

c) Quản lý tiền, tài sản, ấn chỉ đặc biệt, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại KBNN cấp huyện.

3. Thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt và các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại KBNN cấp huyện.

4. Thực hiện công tác kế toán NSNN:

a) Hạch toán kế toán về thu, chi NSNN, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ, chính quyền địa phương và các hoạt động nghiệp vụ kho bạc tại KBNN cấp huyện theo quy định của pháp luật;

b)Báo cáo tình hình thực hiện thu, chi NSNN cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định của pháp luật.

5. Thực hiện công tác điện báo, thống kê về thu, chi NSNN, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định; xác nhận số liệu thu, chi NSNN qua KBNN cấp huyện.

Tổng hợp, đối chiếu tình hình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ phát sinh tại KBNN cấp huyện.

6. Quản lý ngân quỹ nhà nước tại KBNN cấp huyện theo chếđộ quy định: a) Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản đối với các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với KBNN cấp huyện;

b)Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản của KBNN cấp huyện tại ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn để thực hiện các nghiệp vụ thu, chi, thanh toán của KBNN theo chếđộ quy định;

c) Tổ chức thanh toán, đối chiếu, quyết toán thanh toán liên kho bạc theo quy

định.

7. Thực hiện công tác phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ theo quy định. 8. Thực hiện công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo tại KBNN cấp huyện theo quy định.

9. Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin tại KBNN cấp huyện.

10. Quản lý đội ngũ công chức, lao động hợp đồng; thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, hành chính, quản trị, tài vụ tại KBNN cấp huyện theo quy định.

11. Tổ chức thực hiện chương trình hiện đại hoá hoạt động KBNN; thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hóa thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ khách hàng.

12. Quản lý các điểm giao dịch thuộc KBNN cấp huyện theo quy định. 13. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc KBNN cấp tỉnh giao.

2.1.1.3Quyền hạn

Kho bạc nhà nước cấp huyện, thị xã có quyền:

-Trích tài khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân để nộp NSNN hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho NSNN theo quy định của pháp luật.

- Được từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

2.1.2 Cơ cấu, mô hình tổ chức bộ máy Kho bạc nhà nước huyện Bến Lức,

tỉnh Long An

Cơ cấu tổ chức KBNN huyện Bến Lức được thực hiện theo mô hình KBNN huyện theo QĐ số 695/QĐ-KBNN ngày 16/7/2015 về việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN ở huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. KBNN cấp huyện tổ chức thành 2 tổ: Tổ Tổng hợp - Hành chính và Tổ Kế toán nhà

nước.Trong đó Tổ kế toán là 6 người, Tổ Tổng hợp - Hành chính 4 người. Ban giám

đốc gồm có giám đốc và phó giám đốc.

Sơđồ 2.1 : Sơđồ tổ chức bộ máy KBNN cấp huyện, thị xã

2.1.2.1 Giám đốc

Giám đốc KBNN cấp huyện, thị xã chịu trách nhiệm toàn diện trước Giám đốc KBNN cấp tỉnh và trước pháp luật về: thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; quản lý tiền, tài sản, hồ sơ, tài liệu, công chức, lao động của đơn vị.

2.1.2.2 Phó Giám đốc

Phó Giám đốc KBNN cấp huyện, thị xã chịu trách nhiệm trước Giám đốc KBNN cấp huyện và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.

2.1.2.3 Tổ Kế toán Nhà nước

Tổ Kế toán nhà nước là đơn vị tham mưu, giúp Giám đốc KBNN cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ sau:

Tập trung các khoản thu NSNN trên địa bàn, điều tiết các khoản thu cho các cấp ngân sách. Kiểm soát các khoản chi thường xuyên của NSNN theo quy định; kiểm soát thanh toán vốn sự nghiệp không có tính chất đầu tư.

Thực hiện công tác hạch toán kế toán về thu, chi NSNN, các khoản vay nợ, trả

nợ của Chính phủ, chính quyền địa phương và các hoạt động nghiệp vụ kho bạc; lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua KBNN huyện bến lức, tỉnh long an (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)