Công tác quản lý và sử dụng con dấu

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) nâng cao hiệu quả công tác văn thư tại công ty cổ phần sản xuất và thương mại than uông bí (Trang 25)

Con dấu thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức vậy nên việc quản lý và sử dụng con dấu giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Về vấn đề này, chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu. Theo Nghị định này, con dấu bao gồm các loại: con dấu có hình quốc huy, con dấu có hình biểu tượng và con dấu không có hình biểu tượng. Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm quản lý, kiểm tra việc bảo quản và sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức mình. Chánh văn phòng, Trưởng phòng hành chính chịu trách nhiệm trước thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức về việc quản lý, sử dụng con dấu. Con dấu được đặt tại phòng làm việc, giao cho cán bộ, nhân viên văn thư trực tiếp quản lý và sử dụng. Con dấu phải được để tại trụ sở cơ quan và phải được quản lý chặt chẽ. Trường hợp thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải giải quyết công việc ở xa, mang con dấu ra ngoài trụ sở thì sẽ tự chịu trách nhiệm. Các trường hợp khác đưa dấu ra khỏi cơ quan phải được sự đồng ý của thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức. không giao dấu cho người khác khi chưa được phép bằng văn bản của người có thẩm quyền. Cán bộ, nhân viên văn thư phải tự tay đóng dấu của cơ quan lên văn bản. Chỉ đóng dấu khi đã thấy đúng về hình thức, thể thức và có chữ ký của người có thẩm quyền. Không đóng dấu vào giấy trắng, đóng dấu trước khi ký hoặc đóng dấu lên văn bản có chữ ký của người không có thẩm quyền.

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) nâng cao hiệu quả công tác văn thư tại công ty cổ phần sản xuất và thương mại than uông bí (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)