7. Bố cục của luận văn
3.2.6. Giải pháp về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức
XDNTM là một trong những mục tiêu quốc gia, đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến công cuộc xây dựng đổi mới của đất nước. Mục tiêu XDNTM phải được bắt đầu ngay từ cấp xã. Vì vậy, đây được coi là giải pháp mấu chốt nhằm nâng cao năng lực CB,CC và chính quyền cấp xã. Đây là cầu nối trực tiếp của hệ thống chính quyền nhà nước với nhân dân, thực hiện hoạt động QLNN trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, ANTT, an toàn xã hội ở địa phương theo thẩm quyền được phân cấp, đảm bảo cho các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được triển khai thực hiện trong cuộc sống.
Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có vai trò hết sức quan trọng trong xây dựng và hoàn thiện bộ máy chính quyền cơ sở, trong hoạt động thi hành công vụ. Hiệu lực, hiệu quả
của bộ máy chính quyền cấp xã nói riêng và hệ thống chính trị nói chung, xét đến cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã vững vàng về chính trị, văn hóa, có đạo đức, lối sống trong sạch, có trí tuệ, kiến thức và trình độ năng lực để thực thi công vụ, bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và phục vụ nhân dân... sẽ góp phần phục vụ cho mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay.
Về cơ bản, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có trình độ chuyên môn, lý luận chính trị và năng lực để thực hiện các nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao các mặt công tác, khơi dậy được nguồn lực của nhân dân, nâng cao trình độ dân sinh, dân trí, dân chủ ở cơ sở, đời sống nhân dân được nâng lên đáng kể, góp phần vào mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã. Tuy nhiên, trình độ, năng lực của đội ngũ CB, CC cấp xã vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định, một số cán bộ, công chức cấp xã do chuyển từ cơ chế cũ, được hình thành từ nhiều nguồn nên cơ cấu chưa đồng bộ, trình độ, phẩm chất, năng lực chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Hiện nay, đội ngũ cán bộ, công chức tại các địa phương trong quá trình thực hiện chính sách XDNTM vừa thiếu, vừa yêu. Hơn nữa, đội ngũ này còn kiêm nhiệm, đặc biệt nhận thức của một số cán bộ, công chức ở một số địa phương có điều kiện kinh tế khó khăn còn hạn chế. Vì vậy, giải pháp cần trọng tâm:
Một là, xác định đúng mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã đáp ứng yêu cầu thực hiện XDNTM. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo, bồi dưỡng với công tác quy hoạch, bố trí, sử dụng cán bộ;
Hai là, rà soát lại toàn bộ chương trình giảng dạy của các trường bồi dưỡng cán bộ ở
địa phương. Có thể hình thành những trung tâm đào tạo cán bộ chuyên cho nông thôn. Trong đó, không chỉ chú trọng đào tạo về nông nghiệp mà phải cân đối cả ba mặt: nông nghiệp, nông thôn, nông dân, đáp ứng được những yêu cầu rất cụ thể của công cuộc xây dựng nông thôn mới;
Ba là, tăng cường công tác xây dựng và đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ
cán bộ nòng cốt ở các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở trên các phương diện liên quan đến xây dựng nông thôn mới: nội dụng, phương pháp, quy trình quản lý đầu tư, trình tự các bước tiến hành thực hiện nông thôn mới.
Bốn là, ưu tiên bố trí ngân sách, bảo đảm nguồn kinh phí cho công tác đào tạo, bồi
dưỡng công chức theo phân cấp; đẩy mạnh việc chọn lọc, đưa sinh viên tốt nghiệp đại học về làm việc ở cơ sở, xem đây là kênh “đầu tư” cơ bản nhất để gia tăng số lượng và chất lượng CB, CC;
3.2.7. Giải pháp về tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế trong thực hiện đánh giá chính sách xây dựng nông thôn mới