7. Bố cục của luận văn
1.3.6. Kinh nghiệm trong đánh giá chính sách xây dựngnông thôn mới
Từ thực tiễn có thể rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực cho Hoài Đức trong quá trình đánh giá chính sách xây dựng nông thôn mới như sau:
- Cần phát huy vai trò chủ thể của người dân trong nhu cầu xây dựng nông thôn mới; người dân phải được biết, được bàn ngay từ khi lập quy hoạch, lập đề án; ngay từ khi kế hoạch làm gì trước, làm gì sau, được kiểm tra giám sát trong việc thực hiện chương trình. Việc xây dựng nông thôn mới phải xác định vai trò tự lực, chủ đạo từ phát triển nhu cầu, quản lý của người dân; mới đảm bảo tính xác thực, cần thiết và phát huy tiềm năng từ người dân.
- Làm thí điểm trên diện hẹp, rút kinh nghiệm; nhân ra diện rộng và làm đại trà toàn huyện. Làm được điều này sẽ rút kinh nghiệm và kịp thời điều chính trong xây dựng nông thôn mới để phù hợp với từng xã và thôn trên địa bàn huyện.
- Làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng để nâng cao nhận thức cho cán bộ đảng viên và các tầng lớp nhân dân về xây dựng nông thôn mới; tuyên truyền,kêu gọi đầu tư, sự giúp đỡ, ủng hộ của các cơ quan doanh nghiệp, trường học,các đơn vị quân đội và cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở trong xây dựngnông thôn mới.
- Xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân có sai phạm trong việc quản lý, sử dụng đất, tài nguyên, vốn của nhà nước và cộng đồng nhân dân đóng góp để xây dựng nông thôn mới.
- Nhà nước cần có chính sách phù hợp, hỗ trợ nông dân nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và tăng sức cạnh trạnh cho nông sản Việt Nam, cũng như chính sách tạo việc làm, giải quyết lao động dư thừa trong nông thôn.
- Cần nghiên cứu, ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cho người dân, đảm bảo an sinh xã hội.
- Phát huy vai trò cầu nối liên kết 4 nhà: Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông trong phát triển kinh tế nông nghiệp góp phần xây dựng nông thôn mới.
- Tăng cường công tác tuyền truyền sâu rộng về chủ trương, mục đích chương trình, giúp cán bộ, đảng viên, nhân dân hiểu đúng, hiểu sâu sắc về nhiệm vụ xây dựng NTM, coi đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó, người dân là chủ thể trực tiếp, từ đó tạo được sự đồng thuận cao trong cả hệ thống chính trị và mọi tầng lớp nhân dân.
- Quy hoạch phải đi trước một bước, đây chính là cơ sở để xây dựng kế hoạch phát triển dài dạn cũng như trung hạn, là xương sống để định hình chiến lược phát triển kinh tế- xã hội và văn hóa hàng năm, đầu tư đến đâu được đến đó tránh được các trồng chéo khi triển khai thực hiện.
Tiểu kết chương 1
Ở chương này tác giả đã trình bày cơ bản những vấn đề về cơ sở lý luận đánh giá chính sách xây dựng nông thôn mới, trong đó luận văn đã nêu khái quát một số khái niệm cơ bản về nông thôn và nông thôn mới; Nội dung xây dựng nông thôn mới; Ý nghĩa, đặc trưng và nguyên tắc xây dựng nông thôn mới; Chủ thể, nguồn lực và tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới; Những yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng nông thôn mới; Tiếp đến, luận văn đã đưa ra được những nội dung cơ bản về chính sách xây dựng nông thôn mới, trong đó chỉ ra những nội dung về Chính sách công; Nội dung chính sách xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, trong chương này luận văn đã đánh giá chính sách xây dựng nông thôn mới, trong đó chỉ ra khái niệm và chủ thể đánh giá chính sách xây dựng nông thôn mới; vai trò đánh giá chính sách xây dựng nông thôn mới; yêu cầu khi đánh giá chính sách xây dựng nông thôn mới; tiêu chí đánh giá chính sách xây dựng nông thôn mới; quy trình đánh giá chính sách xây dựng nông thôn mới; kinh nghiệm trong đánh giá chính sách xây dựng nông thôn mới. Trên cơ sở khoa học này, thì chương 2 tác giả sẽ làm sáng tỏ vấn đề này ở phần thực trạng nội dung đánh giá chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
Chương 2: THỰC TRANG ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI