7. Bố cục của luận văn
1.3.4. Tiêu chí đánh giá chính sách xây dựngnông thôn mới
1.3.4.1. Đánh giá hiệu lực của chính sách công
Hiệu lực của chính sách công phản ánh mức độ đạt được mục tiêu chính sách hay nói cách khác nó phản ánh mối quan hệ giữa kết quả đạt được so với mục tiêu chính sách đặt ra. Đánh giá hiệu lực của chính sách công hướng tới trả lời câu hỏi việc thực thi một chính sách công có đạt được các kết quả mong muốn hay không? Hiệu lực của chính sách thường được đo lường dưới hình thức các đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ hoặc giá trị tiền tệ.
Đánh giá hiệu lực chính sách rất có ích cho các nhà hoạch định chính sách công, nhưng cũng khó thực hiện nhất. Thông tin cần thiết để đánh giá những lực rất lớn và mức độ phức tạp của quá trình thực hiện là rất cao. Để thực hiện tốt đánh giá hiệu lực người đánh giá cần thực hiện tốt việc đánh giá đầu ra kết quả đầu ra và hiểu một cách đầy đủ và rõ ràng các mục tiêu của chính sách công.
Đánh giá hiệu lực của chính sách không đơn giản chỉ để xác định các đầu vào đầu ra và kết quả đầu ra của một chính sách công mà nó còn có mục đích xác định liệu phương án chính sách công đang thực hiện này có tạo ra các kết quả phù hợp với mục tiêu của chính sách công hay không? Trong đánh giá này, kết quả thực thi của chính sách cụ thể được so sánh với những mục tiêu mong muốn để xác định liệu chính sách đó có đang đạt được các mục tiêu hay không, hoặc liệu các mục tiêu có cần được điều chỉnh theo các thành quả đạt được qua thực thi chính sách hay không. Trên cơ sở những phát hiện đó người đánh giá có thể đưa ra những khuyến nghị sửa đổi chính sách [23];
1.3.4.2. Đánh giá hiệu quả của chính sách công
Hiệu quả của một chính sách phản ánh mối quan hệ giữa kết quả đạt được của một chính sách với đầu vào đã bỏ ra để thực thi chính sách đó. Đánh giá hiệu quả nhằm đánh giá các chi phí của một chính sách cụ thể và đánh giá liệu cùng số lượng và chất lượng đầu
ra thì có thể đạt được hiệu quả hơn không Nghĩa là với một chi phí thấp hơn hay không. Đánh giá hiệu quả đặc biệt có ý nghĩa trong điều kiện ngân sách hạn chế hiện nay.
Khi thực hiện đánh giá hiệu quả người đánh giá cần thực hiện tốt các đánh giá đầu vào và đánh giá đầu ra dưới hình thức tiền tệ sau đó tiến hành so sánh kết quả giữa chúng theo một trong hai cách sau:
- Thứ nhất, lấy kết quả đầu ra chia cho chi phí đầu vào nếu thương số của phép chia này lớn hơn 1 có nghĩa là việc triển khai chính sách hiệu quả nếu = 1 có nghĩa là hòa vốn Còn nếu nhỏ hơn 1 có nghĩa là không hiệu quả về phương diện kinh tế .
- Thứ hai, Lấy kết quả đầu ra trừ đi chi phí đầu ra nếu hiệu số của phép trừ này lớn hơn 0 có nghĩa là việc triển khai chính sách hiệu quả; nếu bằng 0 có nghĩa là hòa vốn; và nếu nhỏ hơn 0, có nghĩa là không hiệu quả về phương diện kinh tế.
Những khó khăn liên quan đến đánh giá hiệu quả là làm thế nào để lượng hóa các kết quả dưới hình thức tiền tệ trong những trường hợp không thể lượng hóa các kết quả của chính sách thì chúng ta có thể tính toán chi phí cần thiết để tạo ra một đơn vị kết quả hoặc tính toán số lượng kết quả trên một đơn vị chi phí [23];
1.3.4.3. Đánh giá tính kinh tế của chính sách
Trong HĐCS, xây dựng pháp luật, cùng với tính hiệu quả, tính kinh tế của chính sách cũng là kỳ vọng của Nhà nước. Tính kinh tế không đồng nhất với tính hiệu quả của chính sách. Về nội hàm, tính kinh tế của một chính sách phản ánh thông qua việc đo lường về mức độ tiết kiệm được các nguồn lực cho triển khai một chính sách cụ thể. Tuy nhiên, tính hiệu quả lại được thể hiện ở năng suất lao động (hoạt động triển khai chính sách của cán bộ, công chức thực thi chính sách). Trong xây dựng pháp luật, đánh giá tính kinh tế của chính sách nghĩa là xác định được liệu có phương án nào để mục tiêu chính sách đạt được với chi phí thấp nhất. Điều kiện đánh giá tính kinh tế trong một PACS là mục tiêu có thể đạt được khi: (i) chi phí thấp nhất với lợi ích cố định hoặc (ii) lợi ích lớn nhất với chi phí cố định.
Yêu cầu khi xác định tính kinh tế của PACS là phải tiên liệu được các yếu tố tương lai để tính toán xem liệu có thể thực hiện các hoạt động với chi phí thấp hơn không. Điều này đòi hỏi phải giả định tình huống để so sánh các hoạt động cùng loại, tìm ra phương án chi phí thấp nhất. Nói cách khác, một PACS chứng minh được khả năng đạt được mục tiêu khi có được các yếu tố đầu vào với giá rẻ nhất là một chính sách tốt, đạt được tính kinh tế.
Để đánh giá tính kinh tế của chính sách, chỉ yếu tố đạt được mục tiêu là chưa đủ. Điều đó cũng có nghĩa, tính hiệu quả không đồng nghĩa với mục tiêu đạt được bằng mọi giá, mà phải với điều kiện chi phí thấp nhất.
chính sách suy nghĩ về những chi phí và lợi ích, đưa ra những đề xuất mang tính cạnh tranh trong giải pháp về khả năng tiết kiệm nhất các nguồn lực đầu vào của chính sách. Biểu hiện của tính kinh tế trong chính sách công còn là việc tối đa hóa lợi ích của Nhà nước, xã hội trong điều kiện không điều chỉnh tăng nguồn lực đầu vào. Vì vậy, cần ủng hộ sự can thiệp chính sách khi lợi ích của chính sách vượt qua các chi phí. Trường hợp ngược lại, khi chi phí lớn hơn so với lợi ích thì việc sử dụng phương án thay thế khác về lao động, vốn và các nguyên vật liệu đã được dự tính trước cho thấy là sẽ tước đi những giá trị của xã hội [23];
1.3.4.4. Đánh giá tính công bằng của chính sách
Tính công bằng của một chính sách liên quan đến sự phân bổ những tác động và đóng góp giữa các nhóm khác nhau trong xã hội. Một chính sách công bằng là chính sách mà có tác động hoặc các đóng góp được phân bố đều nhau hoặc bằng nhau. Như vậy, đánh giá tính công bằng của một chính sách công nhằm trả lời câu hỏi các chi phí và lợi ích của chính sách có được phân bổ công bằng giữa các cá nhân và nhóm người khác nhau hay không?
Tiêu chí công bằng liên quan chặt chẽ với các khái niệm về Công lý và sự công bằng và liên quan với những mâu thuẫn đạo đức xung quanh, là cơ sở thích hợp cho việc phân bổ các nguồn lực trong xã hội trong việc xác định rõ ràng các mục tiêu cho toàn xã hội. Người đánh giá có thể tìm kiếm một cách thức để đo lường phúc lợi xã hội, nghĩa là sự thỏa mãn gộp được cảm nhận của một cộng đồng. Như chúng ta đã biết, các cá nhân và các nhóm có những giá trị khác nhau. Cái gì thỏa mãn một người hoặc nhóm người thường không thường không phải mãi một người hoặc nhóm người khác. Trong những trường hợp này người đánh giá phải xem xét một câu hỏi cơ bản là việc thực thi một chính sách có tối đa khoa phúc lợi xã hội và phúc lợi của các cá nhân hoặc một nhóm cụ thể hay không? [23];
1.3.4.5. Đánh giá tính đáp ứng của chính sách
Tính đáp ứng của một chính sách phản ánh mức độ một chính sách của mãn các nhu cầu, sở thích, hoặc các giá trị của nhóm cụ thể. Đánh giá tính đáp ứng của một chính sách là quan trọng vì một chính sách công được thực hiện có thể thỏa mãn tất cả các tiêu chí như hiệu lực, hiệu quả, công bằng nhưng vẫn không đáp ứng được những nhu cầu thực sự của một nhóm cụ thể. Việc đánh giá tính pháp lý của một chính sách trả lời câu hỏi việc thực thi chính sách công có đáp ứng được nhu cầu sở thích và các giá trị của các nhóm đối tượng của chính sách hay không? [23];
1.3.4.6. Đánh giá tính đầy đủ của chính sách
Tính đầy đủ của một chính sách công phản ánh mức độ giải quyết vấn đề của một chính sách công. Đánh giá tính đầy đủ của chính sách hướng tới trả lời câu hỏi việc đạt được các kết quả của chính sách đã giải quyết được vấn đề ở mức độ nào?
Để đánh giá được tính đầy đủ của một chính sách người đánh giá cần phải theo dõi kết quả của chính sách và biểu hiện của vấn đề chính sách trong một giai đoạn dài và phải tiến hành định kỳ [23];