7. Bố cục của luận văn
2.2.4. Tính công bằng của chính sách
- Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được Huyện ủy, UBND huyện tập trung chỉ đạo. Khuyến khích và tạo điều kiện cho phát triển kinh tế nông thôn, phát triển ngành nghề đặc biệt là các ngành nghề truyền thống, quy mô nhỏ, nhóm hộ gia đình: nghề đục tượng, làm miến, dệt len, sản xuất bánh kẹo,...
- Cùng với thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng nâng cao thu nhập/ha canh tác, huyện đã tập trung chỉ đạo các làng nghề truyền thống của huyện tăng cường phát triển sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, từng bước củng cố thương hiệu sản phẩm thông qua việc xây dựng nhãn hiệu tập thể làng nghề, tham dự các hội chợ... Đặc biệt các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm làng nghề của Hoài Đức nhiều sản phẩm có thương hiệu thị trường trong nước và xuất khẩu đã hình thành các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu dùng. Thu nhập bình quân đầu người của huyện năm 2019 đạt 55 triệu đồng/người/năm. Năm 2020 phấn đấu đạt 62 triệu đồng/người/năm.
- Các mặt văn hoá, giáo dục và y tế được coi trọng nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của người dân, các chính sách an sinh xã hội được triển khai kịp thời, bảo đảm đúng chế độ, đúng đối tượng; Công tác xóa đói giảm nghèo được huyện tiếp tục quan tâm thực hiện, do vậy đến hết quý III năm 2020 huyện hoàn thành xóa hộ nghèo. Nhiều phong trào thi đua được phát động ở các cấp, các ngành trong toàn huyện như: Phong trào “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”; “Xã, thị trấn lành mạnh, không có tệ nạn ma túy, mại dâm”, “Nông dân sản xuất giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo” gắn với “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.