7. Bố cục của luận văn
3.2.3. Giải pháp về công tác phân công, phối hợp đánh giá chính sách xây
nông thôn mới
Giải pháp mang tính trực tiếp, yêu cầu các cơ quan, tổ chức phải được thực hiện mạnh mẽ và quyết liệt. Hiện nay hệ thống chỉ đạo, quản lý thực hiện chính sách XDNTM còn nhiều thiếu sót, chưa được củng cố, kiện toàn; chất lượng nguồn nhân lực chưa cao. Vì vậy, công tác thực hiện chưa thực sự đạt kết quả như đã đề ra. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực được phân công các Sở, Ban, ngành phụ trách hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương nghiêm chỉnh thực hiện các giải pháp sau:
Một là, kiện toàn hệ thống chỉ đạo, điều hành, quản lý thực hiện chính sách XDNTM
từ TW đến cơ sở. Chính sách XDNTM là chương trình tổng hợp, tích hợp rất nhiều nội dung, các các nội dung trong chính sách muốn được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả, yêu cầu phải tập trung đầu mối điều phối chung. Công tác phân công, phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức
phải được thực hiện mạnh mẽ và quyết liệt. Hiện nay hệ thống chỉ đạo, quản lý thực hiện chính sách XDNTM còn nhiều thiếu sót, chưa được củng cố, kiện toàn; chất lượng nguồn nhân lực chưa cao. Vì vậy, công tác thực hiện chưa thực sự đạt kết quả như đã đề ra. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực được phân công các Sở, Ban, ngành phụ trách hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương nghiêm chỉnh thực hiện các tiêu chí XDNTM trên địa bàn.
Hai là, cần tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức
chính trị - xã hội và người dân trong quá trình phân công, phối hợp thực hiện chính sách, giám sát hoạt động, đánh giá một số tiêu chí đạt được trong triển khai NTM ở địa phương. Cơ chế phối hợp tốt sẽ khắc phục được tình trạng thiếu tính chủ động, sáng tạo, thiếu sự phối kết hợp giữa các chủ thể trong tiến trình XDNTM.
Ba là, cơ cấu lại BCĐ thực hiện chương trình XDNTM của các Tỉnh theo đúng hướng dẫn của liên bộ: NN và Phát triển NT; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính (Thông tư 26). BCĐ thực hiện chương trình XDNTM cấp tỉnh do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh - Trưởng BCĐ các chương trình MTQG cấp tỉnh làm Trưởng ban. BCĐ tỉnh thành lập VPĐP chương trình xây dựng NTM đặt tại Sở NN và Phát triển NT, giúp BCĐ tỉnh thực hiện chương trình trên địa bàn. Số lượng cán bộ của VPĐP (khoảng 15 - 20 người) do Trưởng BCĐ tỉnh quyết định, trong đó có cán bộ hoạt động chuyên trách, chủ yếu là cán bộ Chi cục Phát triển NT và cán bộ hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm là cán bộ cấp phòng của các sở, ngành liên quan cử đến. Chánh VPĐP là Lãnh đạo Sở NN và Phát triển NT, Phó Chánh VPĐP do Chi cục trưởng Chi cục Phát triển NT đảm nhiệm. Giao trách nhiệm cho mỗi Sở, ngành phụ trách một số tiêu chí có liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ để hướng dẫn cơ sở thực hiện.
Đối với UBND cấp tỉnh cần xây dựng kế hoạch hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện tiêu chí được phân công, đảm bảo đạt theo kế hoạch hằng năm; Điều chỉnh, bổ sung, lồng ghép các chương trình, dự án thuộc phạm vi quản lý của ngành, đơn vị gắn với thực hiện XDNTM theo Bộ tiêu chí; Phối hợp với các Sở, Ban, ngành được phân công theo dõi, hỗ trợ địa phương thực hiện các nội dung các tiêu chí có liên quan đến ngành phụ trách, thường xuyên báo cáo tình hình thực hiện về đơn vị phụ trách để phối hợp thực hiện.
Ở huyện, thị xã, thành phố thành lập BCĐ chương trình XDNTM của huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là BCĐ huyện). BCĐ huyện do Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban; Phó Chủ tịch UBND huyện là Phó Trưởng ban. Thành viên gồm lãnh đạo các phòng, ban có liên quan của huyện. Phòng NN và Phát triển NT (hoặc Phòng Kinh tế) là cơ quan thường trực điều phối, giúp BCĐ huyện thực hiện chương trình XDNTM trên địa bàn.
Ở cấp xã, căn cứ tình hình cụ thể của từng địa phương, UBND cấp tỉnh quyết định việc thành lập hoặc không thành lập BCĐ XDNTM ở cấp xã. Trường hợp thành lập, thành
phần BCĐ XDNTM ở cấp xã do UBND cấp tỉnh quyết định. Thành lập Ban quản lý XDNTM xã do UBND xã quyết định.
Ở cấp thôn, thành lập Ban phát triển thôn, thành viên là những người có uy tín, trách nhiệm, năng lực tổ chức triển khai, do cộng đồng thôn trực tiếp bầu và Chủ tịch UBND xã có quyết định công nhận, gồm người đại diện lãnh đạo thôn, đại diện các đoàn thể chính trị - xã hội ở thôn và một số người có năng lực chuyên môn khác liên quan đến thực hiện chính sách XDNTM.
Bốn là, cần quy định cơ cấu thành viên trong các Ban chỉ đạo, Ban điều hành, Tổ giúp việc nông thôn mới các cấp (tùy tình hình thực tế địa phương). Phải có sự tham gia của các ngành hữu quan, các tổ chức chính trị - xã hội và đặc biệt là của người dân. Trong đó, với tư cách là chủ thể, thì người dân phải tham gia vào quá trình XDNTM như: đóng góp ý tưởng, công tác quy hoạch, lập đề án XDNTM, tổ chức triển khai thực hiện các nội dung, tiêu chí, đánh giá xã đạt tiêu chuẩn NTM.
Năm là, nâng cao vai trò của các tổ chức Đoàn thể, để các tổ chức này tham gia hiệu
quả các hoạt động trong quá trình thực hiện chính sách XDNTM, đi đầu trong công tác tuyên truyền, vận động và là nòng cốt trong các phong trào thi đua ở địa phương. Thông qua quy chế dân chủ ở cơ sở, các tổ chức Đoàn thể, chính trị xã hội cần được quan tâm và có sự phối hợp với các cơ quan, đơn vị khác nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu XDNTM.
3.2.4. Giải pháp thúc đẩy sự tham gia của các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và người dân vào đánh giá chính sách xây dựng nông thôn mới