Đặc điểm tình hình kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện hoài đức thành phố hà nội (Trang 38 - 40)

7. Bố cục của luận văn

2.1.2. Đặc điểm tình hình kinh tế-xã hội

Hoài Đức là huyện ven đô nằm ở phía Tây thành phố Hà Nội, cách trung tâm Hà Hội khoảng 16 km, theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số: 1259/QĐ- TTg ngày 26 tháng 7 năm 2011 huyện sẽ là đô thị trung tâm của thành phố Hà Nội. Với tổng diện tích tự nhiên 8.246,77 ha, toàn huyện có 20 đơn vị hành chính gồm 1 thị trấn và 19 xã với 53 làng (130 thôn), dân số trêm 230.000 người.

Tình hình kinh tế-xã hội của huyện Hoài Đức trong những năm qua ổn định và phát triển. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng ngành Thương mại - Dịch vụ, Công nghiệp, giảm tỷ trọng ngành Nông nghiệp, cụ thể năm 2019 Công nghiệp - Xây dựng chiếm 53,7%, Thương mại - Dịch vụ chiếm 40,6%, Nông nghiệp chiếm 5,7%; Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm khá ổn định, bình quân đạt trên 10%/năm.

Hoài Đức có 50 cơ sở Đảng trực thuộc, trong đó 27 Đảng bộ cơ sở (20 Đảng bộ xã, thị trấn, 07 Đảng bộ cơ quan). Số chi bộ trực thuộc Huyện uỷ: 23 chi bộ; Chi bộ trực thuộc Đảng uỷ cơ sở: 309 chi bộ (trong đó có 135 chi bộ thôn, khu dân cư). Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động của 19 xã là 115.110 người, số lao động có việc làm thường xuyên 105.326 người, chiếm tỷ lệ 91,5%. Trong đó lao động nông nghiệp 29.310 người, chiếm tỷ lệ 27,8%; lao động công nghiệp-XD: 35.375 người, chiếm tỷ lệ 33,6%; lao động dịch vụ, thương mại 28.928 người, chiếm tỷ lệ 27,5%; Lao động làm nghề khác

11.713 người, chiếm tỷ lệ 11,1%.

Trong chặng đường năm 2019, bức tranh nền kinh tế huyện Hoài Đức tiếp tục có nhiều khởi sắc với tốc độ tăng trưởng tốt, đạt 100,46% KH, tăng 11,02% so với năm 2018. Trong đó: Giá trị sản xuất Nông nghiệp 1.193 tỷ đồng, đạt 95,75% KH, bằng 97,23% so với năm 2018; giá trị sản xuất Công nghiệp – Xây dựng 9.697 tỷ đồng, đạt 100,76% KH, tăng 9,35% so với năm 2018; giá trị sản xuất Thương mại – Dịch vụ 10.349 tỷ đồng, đạt 100,77% KH, tăng 14,53% so với năm 2018. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng Thương mại – Dịch vụ, Công nghiệp – Xây dựng, giảm dần tỷ trọng ngành Nông nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người/năm đạt 55 triệu đồng. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn năm 2019 ước thực hiện 1.240,9 tỷ đồng, đạt 93,3% dự toán Thành phố và bằng 39,6% dự toán Nghị quyết HĐND huyện giao. Cũng trong năm, tiến độ triển khai thực hiện Đề án đầu tư, xây dựng huyện Hoài Đức thành Quận vào năm 2020 được tăng cường thực hiện theo kế hoạch, các tiêu chí còn thiếu đang được tập trung chỉ đạo, nỗ lực triển khai và từng bước hoàn thiện. Công tác rà soát, chuẩn bị đầu tư và quản lý đầu tư xây dựng theo Luật đầu tư công được tăng cường. UBND huyện đôn đốc Chủ đầu tư triển khai thực hiện nhiệm vụ lập, điều chỉnh quy hoạch, tổng hợp hồ sơ pháp lý, báo cáo tiến độ và đẩy nhanh việc triển khai đầu tư xây dựng các dự án đô thị, nhà ở, dịch vụ, thương mại,… Chỉ đạo các ngành chuyên môn chủ động làm việc với chủ đầu tư các dự án đô thị để kịp thời tháo gỡ khó khăn về vốn, các thủ tục về giải phóng mặt bằng,… để triển khai đầu tư và đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện. Các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đáp ứng các tiêu chí Quận, Phường được quan tâm đầu tư nhất là các tuyến đường giao thông, thoát nước, hệ thống điện chiếu sáng, trường học, vườn hoa, cây xanh, sân chơi, cấp nước sạch tập trung, đánh biển số nhà, lắp đặt biển chỉ dẫn công cộng,… Bên cạnh đó, công tác chỉnh trang đô thị kết hợp giữ gìn vệ sinh môi trường, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, trật tự an toàn giao thông được đảm bảo. Công tác đất dịch vụ đang tập trung trong việc xây dựng hạ tầng, tổ chức bắt thăm, giao đất ngoài thực địa và thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ được hưởng chính sách về đất dịch vụ; công tác cấp GCNQSD đất ở lần đầu có nhiều chuyển biến. Công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng có nhiều chuyển biến tích cực; công tác giao đất, cho thuê đất được thực hiện dân chủ, công khai, đúng trình tự thủ tục theo quy định.

Có thể nói, những kết quả đạt được trong năm 2019 sẽ là những điều kiện thuận lợi để huyện Hoài Đức tiếp tục thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương trong những năm tiếp theo, cũng như hoàn thành đề án phát triển thành Quận vào năm 2020. Trên chặng đường tiếp theo, huyện Hoài Đức có nhiều cơ hội mới, nhưng cũng đối mặt với không ít những thách thức; song với hành trang mang theo là truyền thống đoàn

kết, tinh thần tự lực tự cường, không ngừng đổi mới, sáng tạo, cộng với lòng nhiệt huyết, quyết tâm cao độ của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện; tin tưởng rằng Hoài Đức sẽ tiếp tục thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ mới, vươn lên tầm cao mới.

2.1.3. Những yếu tố tác động đến thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện hoài đức thành phố hà nội (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)