Quy trình đánh giá chính sách xây dựngnông thôn mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện hoài đức thành phố hà nội (Trang 33 - 35)

7. Bố cục của luận văn

1.3.5. Quy trình đánh giá chính sách xây dựngnông thôn mới

Hoạt động đánh giá chính sách công được thực hiện theo một quy trình cụ thể gồm nhiều bước khác nhau trong đó những bước chủ yếu bao gồm:

1.3.5.1. Xác định đối tượng đo lường

Đây là bước đầu tiên và là bước quan trọng nhất của đánh giá chính sách Bởi vì nếu Xác định đối tượng đo lường sai thì sẽ dẫn đến việc thực hiện các bước tiếp theo sẽ sai và kết quả đo lường được không phù hợp với mục đích của đánh giá. Trong bước này chúng ta phải trả lời chính xác cái gì cần được đo lường. Để trả lời đúng cho câu hỏi này người đánh giá phải hiểu rõ mục đích của đánh giá và chuỗi kết quả trong mô hình logic tức là phải xác định rõ các thành tố của mô hình logic về kết quả chính sách bao gồm xác định rõ các đầu ra kết quả đầu ra của chính sách [23].

1.3.5.2. Xây dựng chỉ số đo lường

Các chỉ số đo lường kết quả không giống như các kết quả. Các chỉ số đo lường kết quả là các biến số định tính hoặc định lượng cung cấp một phương tiện đơn giản và tin cậy để đo lường thành tựu phản ánh những thay đổi liên quan đến một can thiệp chính sách chương trình hoặc dự án giúp đánh giá kết quả thực thi chính sách so với kết quả mong muốn đã tuyên bố.

Các chỉ số đo lường kết quả Giúp trả lời 2 câu hỏi cơ bản Chúng ta sẽ biết sự thành công hoặc thành thị như thế nào? Chúng ta có đang hướng tới việc đạt kết quả mong muốn hay không? Đây là những câu hỏi đặt ra cho các chính phủ và các tổ chức trên thế giới. Vì vậy thiết lập các chỉ số đo lường kết quả thích hợp để trả lời những câu hỏi này trở thành một phần quan trọng của đánh giá chính sách. Xây dựng các chỉ số đo lường kết quả cho phép các nhà quản lý đánh giá được mức độ đạt được các kết quả mong muốn. Xây dựng các chỉ số đo lường kết quả là hoạt động chính trong đánh giá chính sách. Nó định hướng tất cả việc thu thập dữ liệu phân tích và báo cáo kết quả đánh giá. [23];

1.3.5.3. Xác định chỉ tiêu kết quả

Sau khi thu thập dữ liệu cơ sở về các chỉ số đo lường kết quả bước tiếp theo là thiết lập các chỉ tiêu kết quả - Những gì có thể đạt được trong một thời gian cụ thể hướng tới đạt được kết quả. Việc xác định cấp độ kết quả mong muốn của dự án chương trình hoặc chính sách đòi hỏi chúng ta phải lựa chọn các chỉ tiêu kết quả thực hiện cụ thể. Việc thiết lập các chỉ tiêu kết quả được dựa trên cơ sở các kết quả các chỉ số kết quả và dữ liệu cơ sở.

và địa điểm và mục tiêu đó được hoàn thành. Về cơ bản chỉ tiêu kết quả là mức độ của chỉ số kết quả định lượng mà một quốc gia xã hội hoặc tổ chức muốn đạt được tại một thời điểm xác định.

Khi xây dựng các tiêu chí kết quả cần tham khảo mức độ kết quả hoặc xu hướng trong quá khứ hoặc chỉ tiêu kết quả của các địa phương cơ quan tổ chức khác nhau. Khi xác định các chỉ tiêu kết quả chúng ta cần Căn cứ vào các yếu tố sau: Dữ liệu cơ sở vào nguồn lực để thực thi chính sách; Bản chất chính trị của quá trình thiết lập chỉ tiêu kết quả; Chỉ số đo lường kết quả. [23];

1.3.5.4. Đo lường kết quả thực tế

Sau khi chúng ta đã xác định được các chỉ tiêu kết quả thì bước tiếp theo là tiến hành đo lường kết quả thực tế tương ứng với các chỉ số đo lường kết quả đã xác định. Tất nhiên để đo lường được các kết quả thực tế chúng ta cần tiến hành thu thập dữ liệu phản ánh hiện trạng các kết quả.

Khi thu thập thông tin về kết quả chúng ta cần trả lời đầy đủ 8 câu hỏi chính như sau: Nguồn dữ liệu là gì? Phương pháp thu thập dữ liệu là gì? Ai sẽ thu thập dữ liệu? Tần suất thu thập dữ liệu? Chi phí và khó khăn để thu thập dữ liệu là gì? Ai sẽ phân tích dữ liệu? Ai sẽ báo cáo dữ liệu? Ai sẽ sử dụng dữ liệu?

Khi xác định các nguồn dữ liệu cần xem xét các vấn đề như: Nguồn dữ liệu có thể tiếp cận được không? Nguồn dữ liệu có cung cấp dữ liệu chất lượng không? Nguồn dữ liệu có thể được tiếp cận đều đặn và kịp thời không? Thu thập dữ liệu có khả thi và hiệu quả chi phí không?

1.3.5.5. Phân tích kết quả đo lường

Những phát hiện về kết quả thực thi chính sách sẽ được sử dụng để giúp cải thiện các dự án chương trình và chính sách. Phân tích và báo cáo dữ liệu cung cấp thông tin liên tục, Quan trọng về tình trạng của dự án chương trình và chính sách đồng thời nó còn cung cấp các bằng chứng về những vấn đề phát sinh trong suốt quá trình thực hiện và tạo ra cơ hội cải thiện quá trình thực hiện. Dòng dữ liệu liên tục cung cấp thông tin có ý nghĩa về những xu hướng và phương diện thời gian [23];

1.3.5.6. Lưu trữ và sử dụng kết quả đánh giá

Sử dụng các kết quả đánh giá chính sách để cải thiện kết quả thực hiện là mục đích chính của việc đánh giá chính sách. Điểm chính của đánh giá chính sách không chỉ tạo ra thông tin về kết quả của chính sách mà nó cung cấp thông tin cho những người sử dụng thích hợp theo cách thức kịp thời để thông tin phản hồi kết quả thực hiện có thể được sử dụng nhằm quản lý tốt hơn.

- Đáp ứng các nhu cầu của nhà chính trị và người dân về trách nhiệm giải trình của các cơ quan hoạch định và thực thi chính sách;

- Giúp trình bày rõ ràng chính xác và biện minh cho các yêu cầu ngân sách; - Giúp đưa ra các quyết định phân bổ nguồn lực;

- Khởi đầu cho các kiểm tra sâu về các vấn đề kết quả thực hiện tồn tại và những điều chỉnh cần thiết;

- Giúp động viên nhân sự tiếp tục tạo ra những cải thiện chính sách;

- Trình bày rõ ràng chính xác và giám sát kết quả thực hiện của các nhà thầu và người thụ hưởng;

- Cung cấp dữ liệu cho các đánh giá chính sách sau đặc biệt giúp cung cấp các dịch vụ hiệu quả hơn; Hỗ trợ cho hoạch định chiến lược và dài hạn khác nhau; thông tin tốt hơn cho nhân dân để xây dựng niềm tin của họ đối với nhà nước [23];

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện hoài đức thành phố hà nội (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)